Xuất khẩu sang khu vực Á - Phi: Khai thác tốt cơ hội từ thị trường ngách

Hoạt động xuất nhập khẩu với khu vực Á-Phi ngày càng thể hiện được sự đa dạng hóa. Bên cạnh thị trường truyền thống, các thị trường ngách được khai thác tối đa.
Xuất khẩu cà phê sang Đức tăng mạnh Xuất khẩu cao su sang Hoa Kỳ đang chịu cạnh tranh từ nhiều thị trường Xuất nhập khẩu chạm mốc 650 tỷ USD, xuất siêu hơn 25 tỷ USD

Khai thác tốt các thị trường mới, thị trường ngách

Vụ Thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công Thương) cho biết, trong năm 2023, kinh tế thế giới đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức và hoạt động thương mại của Việt Nam với thế giới cũng chịu tác động không nhỏ.

Không nằm ngoài xu hướng, năm 2023 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với khu vực châu Á - châu Phi ước đạt 458 tỷ USD, giảm 6,7% so với năm 2022. Kim ngạch trao đổi thương mại giữa Việt Nam với các đối tác chính trong khu vực như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước ASEAN đều có sự suy giảm.

Xuất nhập khẩu sang khu vực Á - Phi: Khai thác tốt cơ hội từ thị các trường ngách
Các hoạt động xúc tiến xuất khẩu, kết nối giao thương đang giúp sản phẩm hàng hóa, doanh nghiệp Việt Nam khai thác tốt hơn các thị trường trong khu vực Á - Phi (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, trong bức tranh thương mại tương đối ảm đạm, thương mại giữa Việt Nam với khu vực Á - Phi vẫn có những điểm sáng đáng ghi nhận.

Thứ nhất, khu vực Á - Phi luôn là thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam, chiếm hơn 67% tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước. Trong đó, xuất khẩu ước đạt 183 tỷ USD, tương đương năm 2022, chiếm hơn 51% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ra thế giới.

Một số thị trường có kim ngạch xuất khẩu tăng như Trung Quốc (6,2%), Ấn Độ (7,8%), Indonesia (13,8%), Trung Đông (13,5), Châu Phi (4,)%)...

Trong khi xuất khẩu của Việt Nam ra các khu vực khác bị sụt giảm, thì xuất khẩu sang khu vực Á - Phi được giữ vững là cơ sở để hạn chế bớt sự sụt giảm xuất khẩu của Việt Nam ra thế giới” - Vụ Thị trường châu Á - châu Phi nhận định.

Thứ hai, trong xu thế giảm chung của xuất khẩu, xuất khẩu các mặt hàng truyền thống và quan trọng của Việt Nam sang khu vực Á - Phi vẫn duy trì được tăng trưởng tốt. Đơn cử như phương tiện vận tải và phụ tùng (đạt 6,5 tỷ USD, tăng 23%), máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (đạt 28,3 tỷ USD, tăng 6,4%); giày dép các loại (đạt 5,1 tỷ USD, tăng 2,5%); gạo (đạt 3,8 tỷ USD, tăng 38,3%), hàng rau quả (đạt 4,4 tỷ USD, tăng 86%); hạt điều (đạt 1,7 tỷ USD, tăng 26%); cà phê (đạt 1,2 tỷ USD, tăng 19%)...

Thứ ba, nhập siêu của Việt Nam từ khu vực Á - Phi giảm mạnh, việc nhập khẩu chủ yếu tập trung vào nguyên nhiên liệu đầu vào như máy móc, xăng dầu, nguyên phụ liệu dệt may, da giày... từ các thị trường truyền thống như Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), ASEAN nhằm phục vụ nhu cầu sản xuất, tiêu dùng trong nước và đặc biệt là xuất khẩu ra thế giới, góp phần duy trì cán cân thương mại thặng dư chung của cả nước.

Thứ tư, hoạt động xuất nhập khẩu với khu vực Á - Phi ngày càng thể hiện được sự đa dạng hóa. Bên cạnh các thị trường truyền thống như ASEAN, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc... các thị trường mới, thị trường ngách cũng được đẩy mạnh khai thác và khai thác tốt, có mức tăng trưởng xuất nhập khẩu tốt trong bối cảnh hầu hết các khu vực thị trường đều suy giảm như khu vực châu Phi (tăng 5,7%), khu vực Trung Đông (tăng 1,7%).

Thứ năm, tốc độ suy giảm trong xuất nhập khẩu chậm dần theo các tháng cuối năm đã thể hiện sự phục hồi của hoạt động xuất nhập khẩu.

Những kết quả này có sự nỗ lực đồng hành của các Bộ, ngành với doanh nghiệp, mà nổi bật là Bộ Công Thương và đầu mối là Vụ Thị trường châu Á - châu Phi. Trong năm 2023, Vụ đã nỗ lực, triển khai thành công nhiều hoạt động, nhiệm vụ theo chỉ đạo nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước trong khu vực Á - Phi.

Đẩy mạnh đàm phán các FTA, thúc đẩy hợp tác kinh tế

Trong năm 2023, nhằm thúc đẩy và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và các nước đối tác trong khu vực, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi đã chú trọng công tác đàm phán, hoàn thiện các văn bản pháp lý về thương mại với các đối tác để tạo thuận lợi cho các hoạt động hợp tác kinh tế, thương mại của Việt Nam.

Xuất nhập khẩu sang khu vực Á - Phi: Khai thác tốt cơ hội từ thị các trường ngách
Lễ trao danh mục các nhiệm vụ trọng tâm năm 2023 giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Chính quyền Khu ủy Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây diễn ra vào tháng 3/2023
Xuất nhập khẩu sang khu vực Á - Phi: Khai thác tốt cơ hội từ thị các trường ngách
Hội nghị kết nối hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam – Trung Quốc (Quảng Tây) trong thời kỳ mới cũng được diễn ra hồi tháng 3/2023

Theo đó, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi đã tham gia, đàm phán, ký kết 15 cơ chế/thỏa thuận hợp tác với các nước đối tác trong khu vực như: Bản ghi nhớ về hợp tác thương mại gạo với Bangladesh; Bản Thỏa thuận thúc đẩy thương mại song phương với Campuchia; Các thỏa thuận về thúc đẩy hợp tác thương mại với Trung Quốc, Hàn Quốc, Úc; Phối hợp thúc đẩy việc ký kết FTA với Israel và đàm phán CEPA với UAE...

Cùng đó, trong bối cảnh suy giảm cầu nhập khẩu từ các thị trường lớn, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi đã phối hợp với cơ quan Thương vụ để hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội giao thương, mở rộng hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu sang các thị trường mới để hạn chế sự phụ thuộc vào các thị trường truyền thống.

Đặc biệt, trong năm 2023, nhờ liên tục nắm bắt tình hình thông quan tại các khu vực cửa khẩu biên giới, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi đã chủ động làm việc với các cơ quan đối tác Trung Quốc, các địa phương liên quan của Trung Quốc và Việt Nam để có các biện pháp phân luồng, tăng thời gian làm việc của cửa khẩu, giảm thời gian thông quan của xe hàng. Do đó, tình trạng ùn tắc đã nhanh chóng được giải quyết.

Cập nhật, truyền tải kịp thời thông tin về thị trường xuất khẩu

Mặc dù thương mại hàng hóa có những tín hiệu tích cực hơn ở các tháng cuối năm 2023, tuy nhiên, tình hình kinh tế thế giới và khu vực châu Á - châu Phi dự báo vẫn còn phải đối mặt với khó khăn, trong bối cảnh đó, năm 2024 Vụ Thị trường châu Á - châu Phi cho rằng cần tiếp tục triển khai hiệu quả các chỉ đạo của lãnh đạo cấp cao, lãnh đạo Bộ Công Thương trong công tác phát triển thị trường. Trong đó đặc biệt tập trung triển khai kết quả của các chuyến thăm cấp cao, các Kỳ họp, các văn kiện mà Bộ Công Thương đã ký với các cơ quan đối tác các nước để khơi thông thị trường, tháo gỡ các khó khăn vướng mắc hiện tại trong hợp tác thương mại, thúc đẩy xuất nhập khẩu với các nước.

Cùng đó, tiếp tục đẩy mạnh công tác khai thông thị trường. Bên cạnh việc cố gắng duy trì các thị trường truyền thống, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi sẽ tập trung hỗ trợ các địa phương thúc đẩy các sản phẩm thế mạnh của địa phương sang các khu vực thị trường còn nhiều dư địa và tiềm năng như châu Phi, Trung Đông, Nam Á...

Trong năm 2024, bên cạnh công tác phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tháo gỡ rào cản đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi sẽ tích cực theo dõi, cập nhật và cung cấp thông tin về thị trường của các đối tác có ảnh hưởng tới hoạt động thương mại của Việt Nam tới các doanh nghiệp, hiệp hội, địa phương; bám sát diễn biến thị trường và tình hình thông quan tại các cửa khẩu biên giới để thông tin kịp thời đến doanh nghiệp cũng như đưa ra các khuyến nghị liên quan” - Vụ Thị trường châu Á - châu Phi thông tin.

Khánh An
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thứ trưởng Phan Thị Thắng: Công tác phát triển thị trường châu Á - châu Phi phải trọng tâm, trọng điểm

Thứ trưởng Phan Thị Thắng: Công tác phát triển thị trường châu Á - châu Phi phải trọng tâm, trọng điểm

Thứ trưởng Phan Thị Thắng chỉ đạo, công tác phát triển thị trường châu Á-châu Phi cần tập trung vào những thị trường trọng tâm, trọng điểm, còn nhiều tiềm năng.
Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Công tác quản lý nhà nước về xuất xứ hàng hóa năm 2024

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Công tác quản lý nhà nước về xuất xứ hàng hóa năm 2024

Chiều 27/12, tại Lạng Sơn, Bộ Công Thương phối hợp với UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức Hội nghị Công tác quản lý nhà nước về xuất xứ hàng hóa năm 2024.
Châu Á - châu Phi tiếp tục là thị trường chiến lược trong hoạt động xuất nhập khẩu

Châu Á - châu Phi tiếp tục là thị trường chiến lược trong hoạt động xuất nhập khẩu

Sáng 27/12, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Năm 2025, cần đưa ra mục tiêu, giải pháp trong cả hoạt động nhập khẩu

Năm 2025, cần đưa ra mục tiêu, giải pháp trong cả hoạt động nhập khẩu

Cục Xuất nhập khẩu cần đưa ra cả mục tiêu và giải pháp trong hoạt động nhập khẩu. Nhập khẩu để phục vụ xuất khẩu khác với nhập khẩu để tiêu dùng trong nước.
Xuất khẩu nông sản: Đừng để “vết ố” làm hỏng bức tranh sáng màu!

Xuất khẩu nông sản: Đừng để “vết ố” làm hỏng bức tranh sáng màu!

Năm 2024, ngành nông nghiệp đạt kỷ lục cả ở xuất khẩu nông sản và xuất siêu. Song những cảnh báo mới đây từ thị trường nhập khẩu là tin kém vui cho ngành này.

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2025 sẽ tăng từ 10-12%

Bộ Công Thương đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2025 sẽ tăng từ 10-12%

Bộ Công Thương đặt ra mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu tăng từ 10-12% so với năm 2024. Cán cân thương mại tiếp tục có xuất siêu ở mức trên 20 tỷ USD.
Xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc giảm lượng, tăng chất

Xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc giảm lượng, tăng chất

11 tháng 2024, xuất khẩu cao su sang Trung Quốc đạt trên 1,25 triệu tấn, trị giá 2,07 tỷ USD, giảm 15,5% về lượng, nhưng tăng 5,5% về trị giá so với cùng kỳ.
Giải pháp nào để xuất khẩu hàng hóa tăng thêm 4 tỷ USD/tháng?

Giải pháp nào để xuất khẩu hàng hóa tăng thêm 4 tỷ USD/tháng?

Nếu xuất khẩu hàng hoá năm 2025 đạt mức tăng trưởng 12%/năm, mỗi tháng, kim ngạch xuất khẩu phải tăng tương ứng 4 tỷ USD. Đây là con số không hề nhỏ.
Vượt Bangladesh, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 về xuất khẩu hàng dệt may

Vượt Bangladesh, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 về xuất khẩu hàng dệt may

Với kim ngạch 44 tỷ USD, tăng trưởng gần 11% so với năm 2023, Việt Nam có khả năng vượt Bangladesh đứng vị trí thứ 2 thế giới về xuất khẩu hàng dệt may.
Năm 2025, phấn đấu xuất khẩu hàng hoá tăng khoảng 12% so với năm 2024

Năm 2025, phấn đấu xuất khẩu hàng hoá tăng khoảng 12% so với năm 2024

Sau năm 2024 với nhiều điểm sáng, năm 2025, hoạt động xuất khẩu hàng hoá phấn đấu tăng khoảng 12% so với năm 2024.
Xuất khẩu gạo năm 2024 đạt kỷ lục cả về lượng và giá trị

Xuất khẩu gạo năm 2024 đạt kỷ lục cả về lượng và giá trị

Năm 2024, xuất khẩu gạo đạt kỷ lục cả về lượng và giá trị. Giá gạo xuất khẩu gạo bình quân cũng đạt mức cao nhất từ trước tới nay với trên 600 USD/tấn.
Thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ dự kiến vượt mức 15 tỷ USD

Thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ dự kiến vượt mức 15 tỷ USD

Năm 2024, kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam - Ấn Độ vượt mốc 15 tỷ USD, tiếp tục khẳng định vai trò trụ cột trong hợp tác kinh tế giữa hai nước.
EU tăng tần suất kiểm tra mặt hàng sầu riêng của Việt Nam

EU tăng tần suất kiểm tra mặt hàng sầu riêng của Việt Nam

EU tạm thời tăng tần suất kiểm tra sầu riêng của Việt Nam tại biên giới từ 10% lên 20%.
Xuất khẩu thủy sản tiếp tục giữ vững vị trí thứ 3 thế giới

Xuất khẩu thủy sản tiếp tục giữ vững vị trí thứ 3 thế giới

Xuất khẩu thủy sản 2024 đạt mức kỷ lục 10 tỷ USD, giữ vững vị trí xuất khẩu thủy sản thứ 3 thế giới sau Trung Quốc và Na Uy, thị trường bao phủ cả 5 châu lục.
Năm 2024: Xuất nhập khẩu cán mốc kỷ lục chưa từng có trong 40 năm

Năm 2024: Xuất nhập khẩu cán mốc kỷ lục chưa từng có trong 40 năm

Xuất nhập khẩu năm 2024 đạt mức kỷ lục chưa từng có trong 40 năm đổi mới. “Trái ngọt” thu được từ sự nỗ lực của doanh nghiệp, sự đồng hành của Bộ Công Thương.
PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng: Dự báo, xuất nhập khẩu năm 2025 sẽ vượt con số 1.000 tỷ USD

PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng: Dự báo, xuất nhập khẩu năm 2025 sẽ vượt con số 1.000 tỷ USD

Đà tăng trưởng xuất nhập khẩu 2024 rất lớn, dự báo sang năm 2025, ‘mưa thuận, gió hòa’, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam có thể vượt con số 1.000 tỷ USD.
Quảng Bình: Tăng cường giám sát các hoạt động xuất khẩu nhập khẩu

Quảng Bình: Tăng cường giám sát các hoạt động xuất khẩu nhập khẩu

UBND tỉnh Quảng Bình chỉ đạo các sở, ngành liên quan rà soát các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, bảo đảm tính minh bạch trong hoạt động xuất nhập khẩu.
EU cấm BPA trong vật liệu tiếp xúc thực phẩm, đồ uống: Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ứng phó ra sao?

EU cấm BPA trong vật liệu tiếp xúc thực phẩm, đồ uống: Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ứng phó ra sao?

Ngày 20/12, Ủy ban châu Âu (EC) đã đăng thông báo ban hành lệnh cấm sử dụng bisphenol A (BPA), trong các vật liệu tiếp xúc với thực phẩm và đồ uống.
Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Bộ Công Thương luôn chú trọng triển khai giải pháp khơi thông thị trường ngoài nước nhằm chống lãng phí nguồn lực, nâng cao kết quả xuất nhập khẩu.
Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Con số gần 800 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu mà nước ta có hiện nay có thể được gia tăng nếu doanh nghiệp tận dụng tốt hơn các nền tảng thương mại điện tử.
Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 với thặng dư thương mại cao là điểm sáng trong bức tranh kinh tế, điều này khẳng định chất lượng công tác thương mại.
Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Hoa Kỳ đã trở thành thị trường xuất khẩu đầu tiên của Việt Nam cán mốc 100 tỷ USD. Dư địa xuất khẩu sang thị trường này còn rất lớn.
Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, tính đến hết 15/12/2024, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD, tăng 13,9%, tương ứng tăng 46,92 tỷ USD...
Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Với kim ngạch đạt được khoảng 10 tỷ USD trong năm 2024, xuất khẩu thủy sản được nhận định sẽ rất khả quan trong năm tới.
Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Lãnh đạo các Cục, Vụ thuộc Bộ Công Thương đã đề xuất, đưa ra nhiều giải pháp giúp hệ thống Thương vụ Việt Nam tại châu Á, châu Phi mở rộng thị trường xuất khẩu.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động