Xuất khẩu qua thương mại điện tử có thể đạt 296,3 nghìn tỷ đồng vào năm 2027

Dự báo doanh thu xuất khẩu qua thương mại điện tử của Việt Nam có thể đạt 296.300 tỷ đồng vào năm 2027, nếu các doanh nghiệp tăng ứng dụng thương mại điện tử.
Sắp diễn ra hội nghị Thương mại điện tử xuyên biên giới Rào cản nào đang “níu chân” doanh nghiệp tiếp cận thương mại điện tử?

Đây là thông tin đưa ra tại Hội nghị Thương mại điện tử xuyên biên giới tại Việt Nam do Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương và Amazon Global Selling (Amazon) phối hợp tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh ngày 9/6.

Phát biểu khai mạc hội nghị, bà Lại Việt Anh - Phó Cục trưởng Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số nhấn mạnh, hơn 1 năm gần đây khó khăn của nền kinh tế thế giới đã ảnh hưởng đáng kể tới hoạt động của doanh nghiệp cũng như xuất nhập khẩu của Việt Nam.

4 tháng năm 2023, mặc dù cả nước vẫn xuất siêu 6 tỷ USD nhưng kim ngạch xuất khẩu của cả nước giảm khoảng 1,8% so với cùng kỳ. Những thách thức này đặt doanh nghiệp vào tình thế buộc phải chuyển đổi mô hình kinh doanh để duy trì sản xuất, xuất khẩu, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Cũng theo lãnh đạo Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số, thương mại điện tử xuyên biên giới đang là xu hướng bùng nổ tại nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử bán lẻ trên 20%/năm. Đây là một ngành mới được đánh giá có nhiều tiềm năng và phù hợp với chủ trương phát triển nền kinh tế số của Chính phủ.

Xuất khẩu qua thương mại điện tử có thể đạt 296,3 nghìn tỷ đồng vào năm 2027
Khai mạc ngày kết nối nhà cung cấp dịch vụ thương mại điện tử xuyên biên giới

Mặc dù đã tiếp cận với thương mại điện tử xuyên biên giới tuy nhiên, doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam vẫn gặp nhiều rào cản. Đầu tiên là quy định khắt khe của thị trường nhập khẩu; năng lực của nhân lực trong phát triển sản phẩm và năng lực cạnh tranh của sản phẩm trong bối cảnh thị trường toàn cầu. Cùng đó là rào cản về chi phí và rào cản về thông tin. “Những rào cản này là chung cho hoạt động xuất nhập khẩu chứ không chỉ riêng cho xuất khẩu qua các nền tảng thương mại điện tử”, bà Lại Việt Anh nói.

Nhận thức được khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp, Bộ Công Thương, cụ thể là Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số đã phối hợp với các nền tảng thương mại điện tử, trong đó có Amazon thực hiện Chương trình thương mại điện tử bứt phá toàn cầu. Hoạt động này nhằm hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực ứng dụng thương mại điện tử xuyên biên giới, đồng thời trang bị kỹ năng bán hàng hiệu quả trên nền tảng thương mại điện tử toàn cầu. Từ đó, có thể đưa được sản phẩm của mình tiếp cận thị trường tiềm năng, kể cả những thị trường chưa được khai thác.

Chia sẻ thêm về điều này, ông Gijae Seong, Giám đốc điều hành Amazon Global Selling Việt Nam cho hay, năm 2022, giá trị xuất khẩu qua thương mại điện tử xuyên biên giới của Việt Nam đạt trên 80,7 nghìn tỷ đồng, đứng thứ 7 trong số các loại hình xuất khẩu của Việt Nam. Nếu các doanh nghiệp đẩy nhanh tốc độ ứng dụng thương mại điện tử vào xuất khẩu thì xuất khẩu qua thương mại điện tử có thể đạt 296,3 nghìn tỷ đồng vào năm 2027. Riêng với Amazon, năm 2022 số doanh nghiệp Việt Nam tham gia bán hàng tăng 80% so với cùng kỳ, kim ngạch tăng 45%.

Thương mại điện tử xuyên biên giới mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Đầu tiên là giúp doanh nghiệp nhanh chóng nắm bắt được thông tin của khách hàng, cải tiến về sảm phẩm đáp ứng nhu cầu nhanh hơn. Thứ hai, chuyển đổi số và toàn cầu hoá cùng cộng hưởng không chỉ giúp toàn cầu hoá sản phẩm mà còn toàn cầu hoá thương hiệu sản phẩm.

Tuy nhiên, đại diện Amazon cũng cho hay, Việt Nam đang ở giai đoạn mới trong quá trình chuyển từ xuất khẩu truyền thống sang xuất khẩu online, do vậy vẫn còn nhiều khoảng hở về chính sách cần khắc phục. Amazon đang tích cực hợp tác với các cơ quan chỉnh phủ, nỗ lực tiếp cận nhiều doanh nghiệp Việt Nam để lắng nghe ý kiến của các nhà bán hàng, từ đó nghiên cứu và xây dựng chính sách cho thương mại điện tử phù hợp và hoàn thiện, tạo thuận lợi và thúc đẩy thương mại điện tử xuyên biên giới.

Hà Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: thương mại điện tử

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Các nước CLMV: Nâng cao năng lực thực thi chuyển đổi số

Các nước CLMV: Nâng cao năng lực thực thi chuyển đổi số

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số vừa phối hợp với Ban Thư ký ASEAN tổ chức Chương trình Nâng cao năng lực các nước CLMV nhằm thực thi chuyển đổi số.
Hỗ trợ địa phương phát triển thương mại điện tử - Điểm sáng ngành Công Thương

Hỗ trợ địa phương phát triển thương mại điện tử - Điểm sáng ngành Công Thương

Đưa thương mại điện tử về các địa phương, hỗ trợ lĩnh vực này phát triển là điểm sáng của ngành Công Thương trong nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII
Bộ Công Thương ban hành Quy chế quản lý hoạt động kết nối dữ liệu số

Bộ Công Thương ban hành Quy chế quản lý hoạt động kết nối dữ liệu số

Theo Quy chế của Bộ Công Thương, các hoạt động quản lý, kết nối dữ liệu số của tổ chức VAN bao gồm: quản lý, quản trị dữ liệu số, kết nối hạ tầng kỹ thuật…
Bộ Công Thương: Nâng cao năng lực quản lý và phát triển thương mại điện tử toàn quốc

Bộ Công Thương: Nâng cao năng lực quản lý và phát triển thương mại điện tử toàn quốc

Từ các vấn đề còn tồn tại trong thương mại điện tử, đòi hỏi các cơ quan quản lý phải nâng cao năng lực nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững, lành mạnh của TMĐT.
Bộ Công Thương: Tập huấn chuyển đổi số và thương mại điện tử cho cán bộ, công chức

Bộ Công Thương: Tập huấn chuyển đổi số và thương mại điện tử cho cán bộ, công chức

Nâng cao kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ công chức, viên chức trong chuyển đổi số và thương mại điện tử là yêu cầu cấp thiết của nhiều địa phương hiện nay.

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương đào tạo nguồn nhân lực thương mại điện tử cho Bình Định

Bộ Công Thương đào tạo nguồn nhân lực thương mại điện tử cho Bình Định

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số vừa tổ chức Hội nghị đào tạo, tập huấn kiến thức thương mại điện tử cho cán bộ quản lý, doanh nghiệp tỉnh Bình Định.
10h sáng 19/9 diễn ra tọa đàm Thương mại điện tử: Kênh tiêu thụ sản phẩm hiệu quả cho thị trường miền núi

10h sáng 19/9 diễn ra tọa đàm Thương mại điện tử: Kênh tiêu thụ sản phẩm hiệu quả cho thị trường miền núi

Vào lúc 10h sáng nay (19/9), Báo Công Thương sẽ tổ chức toạ đàm “Thương mại điện tử: Kênh tiêu thụ sản phẩm hiệu quả cho thị trường miền núi”.
Hướng dẫn doanh nghiệp tìm “bẫy” trong hoạt động thương mại điện tử

Hướng dẫn doanh nghiệp tìm “bẫy” trong hoạt động thương mại điện tử

Qua công tác đào tạo, Bộ Công Thương đã giúp cán bộ quản quản lý công thương địa phương và doanh nghiệp ứng dụng và phát hiện “bẫy” trong thương mại điện tử.
Kiểm tra toàn diện TikTok: Những vi phạm sẽ được xử lý theo pháp luật Việt Nam

Kiểm tra toàn diện TikTok: Những vi phạm sẽ được xử lý theo pháp luật Việt Nam

Kết quả cuộc kiểm tra toàn diện TikTok dự kiến sẽ được công bố tại họp báo thường kỳ tháng 10 của Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc sớm hơn.
Bắc Ninh: Khánh thành Trung tâm phân loại hàng hóa tự động xử lý đến 2,5 triệu bưu kiện/ngày

Bắc Ninh: Khánh thành Trung tâm phân loại hàng hóa tự động xử lý đến 2,5 triệu bưu kiện/ngày

Tại Bắc Ninh, SPX vừa tổ chức lễ khánh thành Trung tâm phân loại hàng hóa tự động (Sorting Center) quy mô lớn, tự động hóa cao.
Thêm công cụ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam giao dịch trực tuyến an toàn

Thêm công cụ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam giao dịch trực tuyến an toàn

Dịch vụ đảm bảo thương mại (Trade Assurance) nhằm thúc đẩy các nhà cung cấp Việt Nam phát triển kinh doanh trên toàn cầu một cách an toàn.
Bộ Công Thương thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trong thương mại điện tử

Bộ Công Thương thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trong thương mại điện tử

Nhằm tạo đà bứt phá cho thương mại điện tử, Bộ Công Thương đặt mục tiêu đến năm 2025, thanh toán không dùng tiền mặt trong thương mại điện tử đạt 50%.
Nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số cho cán bộ ngành Công Thương

Nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số cho cán bộ ngành Công Thương

Nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số cho cán bộ quản lý và DN trong lĩnh vực thương mại điện tử đang được Bộ Công Thương đẩy mạnh.
Bộ Công Thương: Bồi dưỡng kiến thức thực thi pháp luật trong lĩnh vực thương mại điện tử

Bộ Công Thương: Bồi dưỡng kiến thức thực thi pháp luật trong lĩnh vực thương mại điện tử

Nâng cao năng lực quản lý, thực thi pháp luật trong hoạt động thương mại điện tử cho cán bộ công thương địa phương là nhiệm vụ trọng tâm của Bộ Công Thương.
Bộ Công Thương thực hiện Chỉ thị số 18 về kết nối, chia sẻ dữ liệu phát triển thương mại điện tử

Bộ Công Thương thực hiện Chỉ thị số 18 về kết nối, chia sẻ dữ liệu phát triển thương mại điện tử

Bộ Công Thương ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 18/CT-TTg về đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển thương mại điện tử, chống thất thu thuế…
Hội thảo tại VIFA ASEAN 2023: Tiết lộ các xu hướng mới nhất cho doanh nghiệp SME

Hội thảo tại VIFA ASEAN 2023: Tiết lộ các xu hướng mới nhất cho doanh nghiệp SME

Ngày 29/8/2023, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam đã diễn ra hội thảo cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) Việt Nam ngành gỗ, nội thất, mỹ nghệ...
Truy xuất nguồn gốc bằng QRCode: Minh bạch chất lượng sản phẩm, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Truy xuất nguồn gốc bằng QRCode: Minh bạch chất lượng sản phẩm, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Việc quét mã QRCode không chỉ giúp người tiêu dùng tự bảo vệ quyền lợi khi mua sắm, mà còn giúp cơ quan quản lý nhà nước dễ dàng trong công tác chống hàng giả.
Việt Nam đang có tiềm năng rất lớn để phát triển kinh tế số

Việt Nam đang có tiềm năng rất lớn để phát triển kinh tế số

Theo các chuyên gia, 72 triệu người Việt Nam đang sử dụng Internet. Bình quân mỗi năm, mỗi người đang chi 288 USD (quy đổi) mua sắm trực tuyến.
Nâng cao năng lực quản lý, thực thi pháp luật thương mại điện tử tại Kon Tum, Đắk Lắk, Lâm Đồng

Nâng cao năng lực quản lý, thực thi pháp luật thương mại điện tử tại Kon Tum, Đắk Lắk, Lâm Đồng

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số vừa tổ chức hội nghị nhằm nâng cao năng lực quản lý, thực thi pháp luật thương mại điện tử tại Kon Tum, Đắk Lắk, Lâm Đồng.
Nâng cao năng lực thực thi Chương trình Nghị sự số cho các nước CLMV

Nâng cao năng lực thực thi Chương trình Nghị sự số cho các nước CLMV

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số sẽ phối hợp với Ban thư ký ASEAN tổ chức Hội thảo Nâng cao năng lực thực thi Chương trình Nghị sự số cho các nước CLMV.
Tăng cường hợp tác xây dựng dữ liệu thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam

Tăng cường hợp tác xây dựng dữ liệu thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam

Trung tâm Phát triển thương mại điện tử và Công ty Cổ phần Khoa học Dữ liệu tăng cường hợp tác xây dựng dữ liệu thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam.
Cơ hội tăng trưởng bứt phá cho hàng thủ công mỹ nghệ, quà tặng và sản phẩm dừa Bến Tre

Cơ hội tăng trưởng bứt phá cho hàng thủ công mỹ nghệ, quà tặng và sản phẩm dừa Bến Tre

Bến Tre có lợi thế và tiềm năng rất lớn để sản xuất, xuất khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, sản phẩm dừa thông qua thương mại điện tử xuyên biên giới.
Hướng tới “xanh hóa” thương mại điện tử

Hướng tới “xanh hóa” thương mại điện tử

Nhanh, tiện, giá hợp lý và yêu cầu đảm bảo chất lượng của người mua đã buộc nhà bán hàng qua thương mại điện tử tăng sử dụng nguyên vật liệu trong đóng gói.
Mặt trái của thương mại điện tử và những giải pháp ngăn chặn để phát triển một cách lành mạnh

Mặt trái của thương mại điện tử và những giải pháp ngăn chặn để phát triển một cách lành mạnh

Bên cạnh những lợi ích to lớn, Thương mại điện tử tại Việt Nam cũng bộc lộ nhiều tồn tại cần khắc phục để phát triển lành mạnh, bền vững.
Bộ Công Thương mở sàn thương mại điện tử cho đặc sản địa phương

Bộ Công Thương mở sàn thương mại điện tử cho đặc sản địa phương

Mô hình sàn Đặc sản địa phương đang được Bộ Công Thương triển khai nhằm đưa các sản phẩm đặc sản địa phương trên khắp cả nước đến tay nhiều người tiêu dùng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động