Xuất khẩu nông sản, thực phẩm sang thị trường EU: Doanh nghiệp cần lưu ý gì?

Bên cạnh việc giám sát chặt chẽ mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật thì điều khoản về tính bền vững đang dần được đưa vào các hệ thống quản lý tại thị trường EU.
Hàng Việt thích ứng ‘tiêu chuẩn xanh’ của thị trường EU Ngành điều cần làm gì để duy trì vị trí số 1 tại thị trường EU

Tăng tần suất kiểm tra với thanh long, mì ăn liền

Theo Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật (Văn phòng SPS Việt Nam), cùng với thanh long, mì ăn liền là sản phẩm bị EU nâng tần suất kiểm tra, theo thông báo ngày 15/12/2021. Cả hai sản phẩm hiện chịu mức 20%, bắt đầu từ ngày 6/1/2022.

Xuất khẩu thanh long
Tỷ lệ kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật đối với trái thanh long tăng từ 10% lên 20%

Theo định kỳ, 6 tháng một lần, Ủy ban châu Âu (EC) sẽ xem xét các danh sách thực phẩm và thức ăn chăn nuôi không có nguồn gốc động vật từ một số nước thứ ba chịu sự tăng cường tạm thời của biện pháp kiểm soát chính thức tại các chốt kiểm soát biên giới để đảm bảo an toàn thực phẩm. Thông báo sắp tới sẽ được công bố vào tháng 6/2022.

Ông Matthieu Penot – Tùy viên Hợp tác thương mại, Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam - nhận định, nông nghiệp Việt Nam đã chuyển mình mạnh mẽ để trở thành một trong những nhà cung cấp rau quả và gia vị hàng đầu trên toàn cầu. Việt Nam cũng đã chứng minh rằng là quê hương của một số sản phẩm chất lượng cao nhất. Hiệp định EVFTA đã công nhận và đưa ra biện pháp bảo hộ đối với một số loại cây trồng nổi tiếng của Việt Nam. 39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam được liệt kê trong EVFTA của chúng tôi, có thể kể đến như cà phê Buôn Ma Thuột, nước mắm Phú Quốc, thanh long Bình Thuận,…

Vẫn còn những lĩnh vực cần cải thiện. Nhìn vào danh sách năm 2021 các sản phẩm tươi nhập khẩu từ Việt Nam và phải kiểm tra thuốc bảo vệ thực vật thường xuyên hơn tại biên giới EU, ông Matthieu Penot cho hay, tỷ lệ kiểm tra tăng trong năm 2021: Rau mùi 72%; húng quế 20%; bạc hà 30%; rau mùi 40%; đậu bắp 20 - 30%; hạt tiêu 20%; thanh long 10%.

“Trong một thế giới mà việc kiểm tra chỉ được thực hiện theo cách tiếp cận dựa trên rủi ro, điều này phản ánh một kịch bản rủi ro rất cao. Do đó cần phải làm tốt hơn. EU đã mở rộng hỗ trợ Việt Nam để tăng cường hệ thống giám sát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và sẽ tiếp tục thực hiện theo các chương trình song phương và khu vực”, ông Matthieu Penot cho biết thêm.

Hướng tới yếu tố bền vững

Theo ông Ngô Xuân Nam - Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam, vào tháng 4/2022,Văn phòng SPS Việt Nam đã họp với Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT), Bộ Công Thương để xem xét các vấn đề liên quan đến việc giảm tần suất kiểm tra hàng hóa xuất khẩu vào EU.

Phía EU cũng kỳ vọng, doanh nghiệp Việt Nam có phương án quản trị chặt chẽ, khoa học, đáp ứng đầy đủ những yêu cầu về dư lượng, chẳng hạn ethylene oxide cho mì ăn liền; cũng như các quy định về đăng ký doanh nghiệp xuất khẩu.

Xuất khẩu nông sản của Việt Nam đang hưởng lợi từ Hiệp định EVFTA. Việt Nam đang đi trên đường cao tốc, với gia tốc chính là nông sản chủ lực và mục tiêu chung là nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm.

Để đạt mục tiêu giảm tần suất kiểm tra mì ăn liền, thanh long nói riêng cũng như các sản phẩm xuất khẩu khác, ông Ngô Xuân Nam cho rằng, cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng cần phối hợp chặt chẽ trên cả 3 khía cạnh.

Theo đó, các doanh nghiệp Việt Nam tuyệt đối tuân thủ việc đăng ký, cấp chứng nhận từ cơ quan có thẩm quyền. 3 đầu mối đăng ký là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương và Bộ Y tế; còn đầu mối thông tin duy nhất là Văn phòng SPS Việt Nam.

Bên cạnh đó, cần giám sát chặt chẽ mức dư lượng trong sản phẩm. Những vấn đề như lao động, môi trường, tổ chức sản xuất... phải tuân thủ, bám sát theo các điều khoản trong Hiệp định EVFTA. Đồng thời, cần thường xuyên kiểm tra, rà soát chuỗi liên kết sản xuất, từ vùng trồng, cơ sở sơ chế, chế biến, đến khâu đóng gói, vận chuyển, phân phối.

Còn theo ông Matthieu Penot, nông nghiệp bền vững và hệ thống lương thực là trọng tâm trong chương trình nghị sự chính sách của EU trong lĩnh vực này, đặc biệt là Chiến lược Farm to Fork - tầm nhìn nông nghiệp bao quát của EU về hệ thống thực phẩm công bằng, lành mạnh và thân thiện với môi trường.

Trong tương lai, luật của EU quản lý sản xuất lương thực cũng như nhập khẩu lương thực dự kiến ​​sẽ củng cố các điều khoản về tính bền vững. Một ví dụ là quy định sắp tới về các sản phẩm không mất rừng, sẽ áp dụng cho các mặt hàng nông sản chủ lực xuất khẩu sang EU.

Đồng quan điểm về vấn đề này bà Nguyễn Thị Hoàng Thuý - Tham tán thương mại tại Thụy Điển kiêm nhiệm Đan Mạch, Na Uy, Iceland và Latvia - cho hay, tính bền vững của thủy sản cũng là một xu hướng đang phát triển ở thị trường EU và đang dần được đưa vào các hệ thống quản lý trong tương lai.

Điều này có nghĩa là theo thời gian, EU sẽ thắt chặt hơn việc sử dụng các tiêu chuẩn thực hành sản xuất có trách nhiệm với xã hội và môi trường đối với thủy sản nhập khẩu vào EU. Nếu như trước đây, tính bền vững của thủy sản trước đây chỉ được quan tâm trong lĩnh vực bán lẻ nhưng hiện tại điều này đang dần thay đổi.

Người tiêu dùng chú trọng hơn đến sức khỏe và ngày càng quan tâm đến nguồn gốc thực phẩm. Do đó, các cơ chế đảm bảo về quy trình sản xuất và xuất xứ của thủy sản ngày càng trở nên quan trọng. Việc truy xuất nguồn gốc các sản phẩm thủy sản đang trở thành một cơ chế đảm bảo phổ biến trong ngành thủy sản và người mua ngày càng yêu cầu nhiều hơn.

Do đó, bà Nguyễn Thị Hoàng Thuý khuyến nghị, doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định bắt buộc của thị trường cũng như đáp ứng các nhu cầu bổ sung. Cùng đó, doanh nghiệp phải dán nhãn với các thông tin chính xác và xây dựng thương hiệu, kể chuyện về sản phẩm đi kèm với nghiên cứu phát triển sản phẩm theo xu hướng tiêu dùng.

Các chuyên gia cũng cho rằng, doanh nghiệp trong nước cần nâng cao nhận thức sản xuất, kinh doanh một cách có trách nhiệm; tạo điều kiện cho Việt Nam và EU thúc đẩy giao thương hơn nữa.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Vụ Thị trường châu Âu châu Mỹ

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chủ động thích ứng với EUDR, nhiều diện tích trồng cà phê của Gia Lai đã ở

Chủ động thích ứng với EUDR, nhiều diện tích trồng cà phê của Gia Lai đã ở 'vùng an toàn'

Với sự chủ động tìm hiểu về Quy định chống phá rừng của EU, có thể nói, đến thời điểm hiện tại, phần lớn diện tích cà phê của Gia Lai nằm ở 'vùng an toàn".
Doanh nghiệp thay đổi tích cực để thích ứng với Quy định chống phá rừng của EU

Doanh nghiệp thay đổi tích cực để thích ứng với Quy định chống phá rừng của EU

Doanh nghiệp Việt Nam đã thay đổi tích cực để thích ứng với Quy định chống phá rừng của EU (EUDR), đặc biệt là việc nâng cao tính minh bạch trong chuỗi cung ứng
Tọa đàm

Tọa đàm 'Quy định chống phá rừng của EU - Doanh nghiệp chuẩn bị gì khi đến ngày thực thi?'

Sáng ngày 14/11, Báo Công Thương sẽ tổ chức toạ đàm 'Quy định chống phá rừng của EU (EUDR) – Doanh nghiệp Việt Nam đã chuẩn bị gì khi đến ngày thực thi”
Hiệp định EVFTA -

Hiệp định EVFTA - 'chất xúc tác' quan trọng nâng thương mại Việt Nam - Hà Lan lên 15 tỷ USD

Việt Nam - Hà Lan cần tận dụng tốt hơn cơ hội từ Hiệp định EVFTA, tăng cường mở cửa thị trường, sớm nâng kim ngạch thương mại song phương lên 15 tỷ USD.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long: Việt Nam và EU có nhiều điều kiện để hợp tác kinh tế, thương mại vững chắc

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long: Việt Nam và EU có nhiều điều kiện để hợp tác kinh tế, thương mại vững chắc

Theo Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long, Việt Nam - EU đứng trước nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư trên nền tảng vững chắc.

Tin cùng chuyên mục

Hệ sinh thái tận dụng các FTA: Chiến lược phát triển bền vững cho ngành thủy sản

Hệ sinh thái tận dụng các FTA: Chiến lược phát triển bền vững cho ngành thủy sản

Thành công của hệ sinh thái tận dụng FTA trong ngành thủy sản sẽ góp phần quan trọng vào việc hiện thực hóa chiến lược phát triển bền vững và minh bạch.
Hệ sinh thái tận dụng FTA - giải pháp để xuất khẩu điều thoát

Hệ sinh thái tận dụng FTA - giải pháp để xuất khẩu điều thoát 'kiếp gia công', tăng giá trị

Mô hình hệ sinh thái tận dụng FTA cho ngành điều sẽ góp phần xóa bỏ những lực cản lớn nhất cho sự phát triển bền vững của ngành chế biến, xuất khẩu điều nhân.
Xây dựng hệ sinh thái ngành thủy sản - ‘chìa khóa’ giải ‘bài toán’ tăng cơ hội tận dụng FTA

Xây dựng hệ sinh thái ngành thủy sản - ‘chìa khóa’ giải ‘bài toán’ tăng cơ hội tận dụng FTA

Xây dựng mô hình hệ sinh thái ngành thủy sản được coi là ‘chìa khóa’ để giải ‘bài toán' gia tăng cơ hội tận dụng ưu đãi từ các FTA.
Hệ sinh thái FTA - động lực và nền tảng vững chắc hơn cho xuất khẩu da giày

Hệ sinh thái FTA - động lực và nền tảng vững chắc hơn cho xuất khẩu da giày

Nếu thành công, hệ sinh thái FTA cho ngành da giày sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam tận dụng tối đa các lợi ích từ FTA và tạo nền tảng vững chắc cho ngành da giày.
Tuân thủ các quy định SPS trong Hiệp định EVFTA

Tuân thủ các quy định SPS trong Hiệp định EVFTA

Minh bạch về thông tin, chất lượng là một trong những đòi hỏi hàng đầu khi xuất khẩu các mặt hàng nông sản, thực phẩm vào thị trường EVFTA.
Xây dựng Hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp da giày tận dụng tốt hơn EVFTA

Xây dựng Hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp da giày tận dụng tốt hơn EVFTA

Hiệp định EVFTA đã và đang tạo ra nhiều cơ hội thuận lợi cho ngành da giày Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu, tránh phụ thuộc quá mức vào một thị trường.
Tận dụng EVFTA, xuất khẩu da giày tăng tốc vào EU

Tận dụng EVFTA, xuất khẩu da giày tăng tốc vào EU

Xuất khẩu da giày đã tận dụng tốt lợi thế từ thị trường EVFTA. Với tốc độ tăng trưởng hiện tại, kim ngạch xuất khẩu cả năm 2024 dự báo sẽ đạt khoảng 27 tỷ USD.
Hiệp định EVFTA giúp hàng Việt Nam tăng lợi thế cạnh tranh, tăng thị phần tại Thụy Điển

Hiệp định EVFTA giúp hàng Việt Nam tăng lợi thế cạnh tranh, tăng thị phần tại Thụy Điển

Hiệp định EVFTA đã và đang giúp các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam được hưởng lợi thế cạnh tranh khi xuất khẩu sang thị trường Thụy Điển.
Hiệp định EVFTA thúc đẩy thu hút đầu tư từ EU vào Việt Nam

Hiệp định EVFTA thúc đẩy thu hút đầu tư từ EU vào Việt Nam

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đã thúc đẩy, tạo động lực để các nhà đầu tư EU tiếp cận và mở rộng đầu tư ở Việt Nam.
Hiệp định EVFTA - khơi thông dòng chảy cho hàng Việt Nam vào thị trường Pháp

Hiệp định EVFTA - khơi thông dòng chảy cho hàng Việt Nam vào thị trường Pháp

Hiệp định EVFTA đã và đang giúp hàng hóa Việt Nam củng cố vị thế tại thị trường châu Âu, đồng thời mở rộng cánh cửa cho hàng Việt Nam vào thị trường Pháp.
Các cam kết từ EVFTA: Động lực đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam

Các cam kết từ EVFTA: Động lực đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam

Hiệp định EVFTA đã và đang góp phần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý của Việt Nam về chuyển đổi số, thúc đẩy sự phát triển thương mại điện tử giữa EU và Việt Nam.

'Xanh hóa' để làm chủ cuộc chơi trong hiệp định EVFTA

Trong lộ trình thực thi EVFTA, những lợi thế về xuất khẩu đã phần nào bị ảnh hưởng bởi EU đang áp dụng nhiều hơn các tiêu chuẩn cao về môi trường.
Ngành dệt may giải bài toán xuất xứ hàng hoá trong hiệp định EVFTA

Ngành dệt may giải bài toán xuất xứ hàng hoá trong hiệp định EVFTA

Ưu đãi chỉ đến khi các nhà xuất khẩu của Việt Nam đáp ứng được các quy định trong EVFTA, trong đó quan trọng hàng đầu là quy định về xuất xứ hàng hóa.
Hiệp định EVFTA: Thu hút đầu tư, tạo sức bật cho doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu

Hiệp định EVFTA: Thu hút đầu tư, tạo sức bật cho doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu

Không chỉ thúc đẩy xuất khẩu mà Việt Nam còn phải thúc đẩy nhập khẩu, thu hút đầu tư từ EU để tạo sức bật cho doanh nghiệp tiến sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
"Đường cao tốc" để nông sản Việt chinh phục thị trường EU

"Đường cao tốc" để nông sản Việt chinh phục thị trường EU

Thực thi Hiệp định EVFTA đã tạo ra cơ hội mới cho xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào EU, trong đó có nhiều mặt hàng nông, lâm, thủy sản…
4 năm thực thi Hiệp định EVFTA: Hợp tác thương mại Việt Nam - EU vươn lên tầm cao mới

4 năm thực thi Hiệp định EVFTA: Hợp tác thương mại Việt Nam - EU vươn lên tầm cao mới

Sau 4 năm thực thi, Hiệp định EVFTA đem lại những kết quả tích cực: Mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo cơ hội để doanh nghiệp tiếp cận với công nghệ hiện đại.
Thực thi hiệu quả EVFTA, tạo xung lực mới trong hợp tác kinh tế Việt Nam - Italia

Thực thi hiệu quả EVFTA, tạo xung lực mới trong hợp tác kinh tế Việt Nam - Italia

Việt Nam-Italia sẽ chú trọng thực thi Hiệp định EVFTA bằng những chương trình hành động cụ thể, tạo bước ngoặt quan trọng và xung lực mới trong hợp tác kinh tế.
Xuất khẩu sang các thị trường có FTA phục hồi, tăng trưởng tích cực

Xuất khẩu sang các thị trường có FTA phục hồi, tăng trưởng tích cực

5 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang các thị trường có Hiệp định thương mại tự do (FTA) đều có sự phục hồi và tăng trưởng tích cực.
Việt Nam là một trong 3 điểm đến hàng đầu của doanh nghiệp EU

Việt Nam là một trong 3 điểm đến hàng đầu của doanh nghiệp EU

Sau hơn 3 năm thực thi EVFTA, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng gần 50%, đưa Việt Nam trở thành đối tác thương mại đứng đầu trong các nước ASEAN.
EuroCham: Hiệp định EVFTA thúc đẩy thương mại song phương Việt Nam - EU

EuroCham: Hiệp định EVFTA thúc đẩy thương mại song phương Việt Nam - EU

EuroCham đánh giá, hoạt động thương mại của Việt Nam với Liên minh châu Âu đã tăng trưởng mạnh mẽ sau khi Hiệp định EVFTA được thực thi.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động