Xuất khẩu Nghệ An những tháng đầu năm gặp khó, vì đâu?

Sụt giảm mạnh ở cả 2 chiều xuất và nhập khẩu cho thấy rõ những khó khăn trong hoạt động sản xuất và kinh doanh xuất khẩu những tháng đầu năm 2023.
Doanh nghiệp xuất khẩu Nghệ An hưởng lợi từ các hiệp định thương mại tự do Doanh nghiệp xuất khẩu Nghệ An gặp khó: Loay hoay tìm giải pháp

Sở Công Thương Nghệ An cho biết, do lạm phát còn ở mức cao, khủng hoảng kinh tế ở các thị trường xuất khẩu chủ lực đối với các sản phẩm công nghiệp của tỉnh Nghệ An nên chi tiêu mua sắm giảm, chiến tranh Nga - Ukraine kéo dài… khiến giá nhiên liệu đầu vào, năng lượng, chi phí vận chuyển tăng ở mức cao làm cho chi phí sản xuất tăng lên đã tiếp tục ảnh hưởng đến kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Nghệ An những tháng đầu năm 2023.

Xuất nhập khẩu gặp nhiều khó khăn

Theo đó, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tháng 5 năm 2023 ước đạt 190 triệu USD, tăng 16,3% so với cùng kỳ năm trước. Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu hàng hoá tháng 5 ước đạt 145 triệu USD, giảm 4,9% so với cùng kỳ.

Đáng chú ý, có thể thấy việc sụt giảm đều đến từ các nhóm hàng chủ lực cụ thể: Tôn thép các loại giảm 67,3%, Dệt may giảm 15,8%, Thiết bị linh kiện điện tử giảm 39,8%...

Xuất khẩu Nghệ An những tháng đầu năm gặp khó, vì đâu?

Chuyến tàu Container quốc tế Biển Đông Mariner cập cảng Cửa Lò (Nghệ An).

Tính chung 5 tháng đầu năm 2023, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa lên 896,8 triệu USD, giảm 2,58% so với cùng kỳ năm 2022. Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa 5 tháng đầu năm khoảng 564,3 triệu USD, giảm 5,44% so với kim ngạch cùng kỳ 2022 (chủ yếu giảm nguyên phụ liệu đầu vào phục vụ sản xuất các ngành dệt may, linh kiện điện tử...).

Theo nhận định của ông Hoàng Minh Tuấn - Trưởng phòng Quản lý Xuất nhập khẩu Sở Công Thương Nghệ An, những khó khăn trong sản xuất và sự sụt giảm đơn hàng xuất khẩu trong quý I/2023 tiếp tục ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng hóa trong tháng 4,5/2023.

Sở Công Thương Nghệ An nhìn nhận, nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của cả tỉnh như ngành dệt may, da giày, sản xuất linh kiện điện tử… tiếp tục giảm mạnh do thị trường xuất khẩu vẫn gặp khó khăn, đơn hàng khan hiếm (sản phẩm sợi 70% sản lượng xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc nhưng do ngành may mặc giảm sút nên khách hàng giảm nhập khẩu; sản phẩm May mặc của hầu hết các doanh nghiệp giảm từ 20% so với cùng kỳ; sản phẩm Linh kiện điện thoại các nhà máy đều giảm do công nghệ thay đổi phải trả lại đơn hàng và có 01 nhà máy của Em-Tech ngừng hoạt động).

Sản xuất vật liệu phục vụ ngành xây dựng như xi măng, đá xây dựng, gạch xây, ống nhựa Tiền Phong giảm so với tháng 4/2022 do hoạt động đầu tư xây dựng tư nhân giảm sút, giải ngân đầu tư công chậm, thị trường bất động sản chưa có dấu hiệu phục hồi...Các cản phẩm ván gỗ MDF, ván ghép thanh giảm mạnh do Mỹ và các quốc gia Châu Âu tiếp tục điều tra lẩn tránh thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp đối với gỗ dán sử dụng nguyên liệu gỗ cứng nhập khẩu từ Việt Nam. Sản xuất viên nén sinh khối một số nhà máy giảm, lượng tồn kho lớn do cạnh tranh về giá xuất khẩu gay gắt…

Bên cạnh đó, một số thị trường truyền thống của các doanh nghiệp xuất khẩu ở Nghệ An có kim ngạch giảm như: Trung Quốc giảm 17,5%; Hoa Kỳ giảm 8%, Đài Loan giảm 42,5%, Thụy Sỹ giảm 60%....

Chỉ rõ nguyên nhân của tình trạng sụt giảm về kim ngạch xuất nhập khẩu của một số mặt hàng, ông Hoàng Minh Tuấn cho hay, một số mặt hàng sụt giảm mạnh, như tôn thép các loại giảm đến 44,2%. "Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng tôn thép năm 2022 tăng đột biến do tình hình dịch diễn ra phức tạp ở các tỉnh phía Nam, nên mặt hàng này dịch chuyển ra Nghệ An sản xuất kéo theo sản lượng tăng. Năm nay, lượng hàng sản xuất xuất khẩu trở về ổn định như các năm trước nên kim ngạch mặt hàng này so với năm 2022 giảm"- ông Tuấn nêu rõ.

Xuất khẩu Nghệ An những tháng đầu năm gặp khó, vì đâu?
Nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Nghệ An như dệt may, da giày, sản xuất linh kiện điện tử… tiếp tục giảm mạnh do thị trường xuất khẩu gặp khó khăn, đơn hàng khan hiếm...

Còn đối với dệt may giảm 12,8%, xơ sợi dệt giảm đến 80%, lý do dẫn đến sụt giảm được đưa ra đó là giảm cầu tiêu thụ, có thể xuất phát từ lạm phát tăng quá cao. Khi giá cả tăng quá cao thì khách hàng lại tập trung vào những mặt hàng thiết yếu nhiều hơn những mặt hàng tiêu dùng khác, do đó đơn hàng xuất khẩu cũng giảm. Điển hình của đơn hàng giảm đặc biệt đối với thị trường Mỹ là thị trường có biến động mạnh, nhu cầu tiêu dùng giảm.

Một số thị trường truyền thống của doanh nghiệp Nghệ An cũng gặp khó khăn được ngành Công Thuơng Nghệ An chỉ ra như: Trung Quốc mới mở cửa, chuỗi cung ứng chưa hồi phục, chính sách thắt chặt kiểm soát về hàng nông sản, thực phẩm; thị trường Hoa Kỳ do nhu cầu tiêu dùng giảm, suy thoái kinh tế, thị trường EU do chính sách thắt chặt tiền tệ, lạm phát tăng, các tiêu chuẩn và quy định ngày càng khắt khe…

Cách nào để đẩy mạnh xuất nhập khẩu trong thời gian tới?

Nhận định sức mua vẫn hồi phục chậm, sản xuất vẫn sẽ khó khăn do thiếu hụt đơn hàng, ông Phạm Văn Hoá – Giám đốc Sở Công Thương Nghệ An cho biết, ngành Công Thương đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất nhập khẩu trong thời gian tới.

Cụ thể, Sở tiếp tục hướng dẫn doanh nghiệp vận dụng hiệu quả ưu đãi từ các Hiệp định thương mại tự do EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN... Cùng với đó tập trung đổi mới và tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại hướng đến các thị trường mới, thị trường còn tiềm năng như: Hoa Kỳ, Nga, Đông Âu, Bắc Âu, Ấn Độ, châu Phi, Trung Đông và châu Mỹ La tinh…

Bên cạnh đó, tăng cường công tác thông tin thị trường, tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài, Ngoài ra tăng cường nắm bắt thông tin ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam như sự thay đổi chính sách của nước nhập khẩu, các rào cản kỹ thuật, rủi ro trong thanh toán, các hoạt động tuyên truyền thiếu thiện chí đối với hàng hóa xuất khẩu Việt Nam… để các doanh nghiệp Nghệ An có giải pháp ứng phó kịp thời.

Hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu, ứng dụng thương mại điện tử đặc biệt là đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp tham gia Sàn thương mại điện tử xuyên biên giới như Amazon, Alibaba,… kết nối, giới thiệu doanh nghiệp tham gia các chương trình xúc tiến thương mại tại nước ngoài theo Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia, Chương trình kết nối hàng Việt với cộng đồng Việt Nam ở nước ngoài.

Cùng với đó hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận mạng lưới phân phối nước ngoài; Phối hợp với Ủy ban người Việt ở nước ngoài - Bộ Ngoại giao, Cục Xúc tiến thương mại - Bộ Công Thương để chức đưa sản phẩm của tỉnh tham gia mạng lưới phân phối tại nước ngoài; Cải thiện nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ logistics; Nghiên cứu giải pháp hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp xuất khẩu tiểu ngạch chuyển sang xuất khẩu chính ngạch; Tiếp tục phổ biến về quy tắc xuất xứ và cách đáp ứng quy tắc xuất xứ để giúp các doanh nghiệp nắm bắt được các cơ hội mở ra từ các FTA, nâng cao hơn nữa tỷ lệ tận dụng ưu đãi trong các FTA…

Hoàng Trinh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Nghệ An

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hơn 10.000 sản phẩm được trưng bày tại TavicoHome Viefurn 365

Hơn 10.000 sản phẩm được trưng bày tại TavicoHome Viefurn 365

Diễn ra từ ngày 25/9 đến 1/10, Hội Chợ Đồ gỗ xuất khẩu phục vụ thị trường nội địa - TavicoHome Viefurn 365 quy tụ 250 doanh nghiệp với hơn 10.000 sản phẩm.
Xuất nhập khẩu sôi động, Lạng Sơn nâng cao năng lực thông quan hàng hoá

Xuất nhập khẩu sôi động, Lạng Sơn nâng cao năng lực thông quan hàng hoá

Tỉnh Lạng Sơn triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao năng lực thông quan hàng hóa cũng như tạo thuận lợi tối đa cho cho hoạt động xuất nhập khẩu.
Mexico ban hành kết luận điều tra chống bán phá giá thép cuộn cán nguội từ Việt Nam

Mexico ban hành kết luận điều tra chống bán phá giá thép cuộn cán nguội từ Việt Nam

Mexico vừa ban hành kết luận sơ bộ vụ việc điều tra chống bán phá giá thép cuộn cán nguội nhập khẩu từ Việt Nam. Kết luận cuối cùng ban hành vào năm 2024.
Xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Ma Lù Thàng (Lai Châu) dần khởi sắc

Xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Ma Lù Thàng (Lai Châu) dần khởi sắc

Thời gian qua, hoạt động xuất nhập khẩu qua cặp cửa khẩu Ma Lù Thàng (Phong Thổ, Lai Châu) và Kim Thủy Hà (Vân Nam, Trung Quốc) có nhiều khởi sắc.
Đàm phán FTA Việt Nam - Mercosur: Động lực khai thác thị trường xuất khẩu khu vực Mỹ Latinh

Đàm phán FTA Việt Nam - Mercosur: Động lực khai thác thị trường xuất khẩu khu vực Mỹ Latinh

Đàm phán FTA Việt Nam - Mercosur đặt kỳ vọng đưa FTA này thành động lực khai thác thị trường xuất khẩu khu vực Mỹ Latinh đối với hàng hóa của Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Giá cà phê xuất khẩu đạt 3.151 USD/tấn, tiếp tục lập kỷ lục

Giá cà phê xuất khẩu đạt 3.151 USD/tấn, tiếp tục lập kỷ lục

Giá cà phê xuất khẩu trung bình trong nửa đầu tháng 9/2023 tiếp tục tăng, đạt 3.151 USD/tấn, tăng 6,3% so với nửa đầu tháng 8/2023 và 32,1% so với cùng kỳ.
Thanh Hóa: Doanh nghiệp chế biến thủy, hải sản kỳ vọng bứt phá những tháng cuối năm

Thanh Hóa: Doanh nghiệp chế biến thủy, hải sản kỳ vọng bứt phá những tháng cuối năm

Xuất khẩu thủy, hải sản đang bật tăng trở lại những tháng cuối năm, các doanh nghiệp chế biến thủy, hải sản của tỉnh Thanh Hóa có cơ hội bứt phá.
Lý do gì khiến xuất khẩu chè sụt giảm mạnh 8 tháng năm 2023?

Lý do gì khiến xuất khẩu chè sụt giảm mạnh 8 tháng năm 2023?

8 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu chè đạt 70,9 nghìn tấn, trị giá 121,9 triệu USD, giảm 13,9% về lượng và giảm 16,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
Tỷ trọng xuất khẩu cà phê Robusta của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản tăng trưởng 2 con số

Tỷ trọng xuất khẩu cà phê Robusta của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản tăng trưởng 2 con số

8 tháng đầu năm 2023, Việt Nam xuất khẩu cà phê Robusta sang thị trường Nhật Bản có tốc độ tăng trưởng lên đến 2 con số so với cùng kỳ năm ngoái.
Thúc đẩy xúc tiến thương mại, giao thương với bang Uttar Pradesh - Ấn Độ

Thúc đẩy xúc tiến thương mại, giao thương với bang Uttar Pradesh - Ấn Độ

Xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ trong 8 tháng đầu năm 2023 ở mức 5,43 tỷ USD, tương đương với giá trị xuất khẩu cùng kỳ năm 2022.
Để hàng hóa Việt rộng cửa vào thị trường Nhật Bản

Để hàng hóa Việt rộng cửa vào thị trường Nhật Bản

Nhật Bản là đối tác kinh tế - thương mại hàng đầu của Việt Nam trong nhiều năm trở lại đây. Việt Nam-Nhật Bản có nhiều cơ hội hợp tác trong lĩnh vực thương mại.
Hội chợ Thương mại quốc tế Việt-Trung (Lào Cai) lần thứ 23: Thúc đẩy xuất nhập khẩu qua cửa khẩu

Hội chợ Thương mại quốc tế Việt-Trung (Lào Cai) lần thứ 23: Thúc đẩy xuất nhập khẩu qua cửa khẩu

Hội chợ Thương mại quốc tế Việt - Trung lần thứ 23 được kỳ vọng đẩy mạnh kim ngạch xuất nhập khẩu thông qua cửa khẩu Lào Cai.
Doanh nghiệp Khánh Hòa tìm cơ hội xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc

Doanh nghiệp Khánh Hòa tìm cơ hội xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc

Tại hội chợ Trung Quốc-ASEAN (CAEXPO) năm nay, Khánh Hòa có 4 doanh nghiệp tham gia, kỳ vọng đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc và ASEAN.
Mặt hàng nào Việt Nam xuất khẩu đứng thứ 2 thế giới trong tháng 8?

Mặt hàng nào Việt Nam xuất khẩu đứng thứ 2 thế giới trong tháng 8?

Việt Nam hiện là nước xuất khẩu sắn xếp thứ 2 trên thế giới, với 221,27 nghìn tấn sắn và các sản phẩm từ sắn được xuất khẩu trong tháng 8/2023.
Giảm rủi ro cho hàng hóa xuất khẩu Việt Nam

Giảm rủi ro cho hàng hóa xuất khẩu Việt Nam

Cùng với sự gia tăng kim ngạch xuất, nhập khẩu, sự cạnh tranh và va chạm về lợi ích giữa các ngành sản xuất trong nước với hàng nhập khẩu ngày càng phức tạp.
Gỡ khó cho xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Ga đường sắt quốc tế Đồng Đăng

Gỡ khó cho xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Ga đường sắt quốc tế Đồng Đăng

Nếu như được đầu tư đúng mức, cửa khẩu Ga đường sắt quốc tế Đồng Đăng sẽ đóng vai trò quan trọng trong phát triển kết cấu hạ tầng Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng-Lạng Sơn.
Điểm tên 10 thị trường xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất của Việt Nam

Điểm tên 10 thị trường xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất của Việt Nam

8 tháng đầu năm 2023, Việt Nam xuất khẩu hồ tiêu đạt trên 188 nghìn tấn. Dự báo, năm 2023, xuất khẩu hồ tiêu sẽ tăng từ 3% đến 5% về lượng so với năm 2022.
Xây dựng chuỗi sản xuất, xuất khẩu gạo bền vững

Xây dựng chuỗi sản xuất, xuất khẩu gạo bền vững

Xuất khẩu gạo vẫn đang rất thuận lợi về giá. Để duy trì được kết quả này, cần thiết phải xây dựng được chuỗi sản xuất, xuất khẩu gạo bền vững.
Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 8 cho Nhật Bản

Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 8 cho Nhật Bản

Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 8 cho thị trường Nhật Bản; thị phần cao su Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Nhật Bản tăng.
Nguồn cung chưa cải thiện, xuất khẩu cà phê sẽ tiếp tục được lợi về giá

Nguồn cung chưa cải thiện, xuất khẩu cà phê sẽ tiếp tục được lợi về giá

Sản lượng cà phê của Việt Nam năm nay ước giảm 10-15% do thời tiết không thuận. Tuy nhiên, xuất khẩu cà phê từ nay đến cuối năm vẫn khả quan do cầu tăng.
Xuất khẩu thủy sản bật tăng trở lại

Xuất khẩu thủy sản bật tăng trở lại

Các nhà nhập khẩu lớn tăng mua, cùng với đó là nhiều tín hiệu tích cực từ thị trường cho thấy xuất khẩu thủy sản đang trở lại quỹ đạo và tăng tốc.
Cục Xúc tiến thương mại tổ chức Hội nghị Giao thương trực tuyến doanh nghiệp Việt Nam - Phần Lan

Cục Xúc tiến thương mại tổ chức Hội nghị Giao thương trực tuyến doanh nghiệp Việt Nam - Phần Lan

Ngày 22/9, Cục Xúc tiến thương mại đã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị Giao thương trực tuyến doanh nghiệp Việt Nam - Phần Lan.
Triển lãm Thương mại Quốc tế Chiết Giang 2023 diễn ra từ ngày 28-30/9

Triển lãm Thương mại Quốc tế Chiết Giang 2023 diễn ra từ ngày 28-30/9

Triển lãm Thương mại quốc tế Chiết Giang 2023- Hội chợ hàng hóa xuất khẩu Chiết Giang sẽ diễn ra từ ngày 28 - 30/9 tại TP. Hà Nội.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động