Thứ ba 22/04/2025 08:53

Xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 55,29 tỷ USD

Tính đến hết ngày 15/10, xuất khẩu nhóm hàng máy tính điện tử và linh kiện của Việt Nam đạt 55,29 tỷ USD, tương ứng tăng 26,72% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, tính đến hết ngày 15/10, xuất khẩu nhóm hàng máy tính điện tử và linh kiện đạt 55,29 tỷ USD (tăng 11,67 tỷ USD), tương ứng tăng 26,72% so với cùng kỳ năm ngoái.

Hàng máy tính điện tử và linh kiện là nhóm hàng đạt kim ngạch lớn nhất khi chiếm 17,6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa các loại của cả nước tính đến hết tháng 9/2024.

Cập nhật của Tổng cục Hải quan đến hết tháng 9, có 8 thị trường chính xuất khẩu máy tính điện tử và linh kiện của Việt Nam nhiều nhất là Trung Quốc, Hoa Kỳ, Hồng Kông (Trung Quốc), Hàn Quốc, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Ấn Độ, Áo, Nhật Bản.

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu dẫn đầu với gần 17,32 tỷ USD, tăng mạnh 46,5% so với cùng kỳ năm 2023 và chiếm 32,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước; Trung Quốc đạt gần 9,1 tỷ USD, chiếm 17,2%, giảm 8,9% so với cùng kỳ năm 2023.

Tính đến hết ngày 15/10, xuất khẩu nhóm hàng máy tính điện tử và linh kiện của Việt Nam đạt 55,29 tỷ USD, tăng 26,72%. Ảnh: PT

Hồng Kông (Trung Quốc) đạt 6,13 tỷ USD, chiếm 11,6%, giảm 68,7%; thị trường Hàn Quốc đạt trên 4,03 tỷ USD, chiếm 7,6%, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2023. Thị trường Hà Lan đạt 2,36 tỷ USD, chiếm 4,48%, tăng 36,09%. Thị trường Ấn Độ đạt 1,18 tỷ USD, chiếm 2,25%, giảm 18,27%. Thị trường Nhật Bản đạt 1,05 tỷ USD, chiếm 1,99%, tăng 36,46%.

Nhìn chung, xuất khẩu máy tính điện tử và linh kiện sang đa số thị trường trong 9 tháng đầu năm 2024 tăng kim ngạch so với cùng kỳ năm 2023.

Ở chiều ngược lại, cũng theo thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, nửa đầu tháng 10 (ngày 1-15/10), cả nước chi hơn 4,3 tỷ USD nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện.

Tính chung từ đầu năm đến ngày 15/10, cả nước chi 83,46 tỷ USD nhập khẩunhóm hàng trên. Như vậy, bình quân mỗi ngày Việt Nam chi khoảng 293 triệu USD nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện.

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện là nhóm hàng nhập khẩu lớn nhất khi chiếm đến 28,32% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước.

So với cùng kỳ 2023, kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng trên tăng 16,82 tỷ USD, tương đương tăng trưởng 25,24%. Về thị trường nhập khẩu, 3 cái tên dẫn đầu là Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản.

Cập nhật của Tổng cục Hải quan, hết tháng 9, Việt Nam chi 25,79 tỷ USD nhập khẩu nhóm hàng này từ Trung Quốc, tăng 55,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Tiếp theo là Hàn Quốc với 23,48 tỷ USD, tăng 16%; Nhật Bản với 5,3 tỷ USD, tăng 2,9%.

Những năm qua, ngành công nghiệp điện tử Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc, đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Các doanh nghiệp điện tử hoạt động tại Việt Nam (bao gồm cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI) hiện đã sản xuất được hầu hết các sản phẩm điện tử thiết yếu như điều hòa nhiệt độ, tivi, máy giặt, điện thoại, máy in…

Ngoài ra, các sản phẩm điện tử sản xuất trong nước đa dạng về chủng loại, màu sắc, mẫu mã, có chất lượng tốt, đáp ứng được phần lớn nhu cầu trong nước và đã xuất khẩu đi một số quốc gia trên thế giới. Ngành công nghiệp điện tử Việt Nam hiện chiếm tỷ trọng khoảng 18% toàn ngành công nghiệp, chủ yếu sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học.

Các sản phẩm máy vi tính và linh kiện điện tử ngày càng đa dạng hóa sản phẩm theo nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. Đồng thời, cơ cấu xuất khẩu sản phẩm điện tử có sự chuyển biến tích cực, trong đó tỷ trọng nhóm hàng nguyên chiếc và bán thành phẩm có xu hướng ngày càng tăng.

Ngọc Ngân
Bài viết cùng chủ đề: Cục Hải quan

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu cám gạo: Thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc

Đà Nẵng: Gỡ khó cho doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu, logistics

Hội nghị của Bộ Công Thương tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Bộ Công Thương họp sửa đổi Nghị định về xuất xứ hàng hoá

Dự báo, giá gạo xuất khẩu tiếp tục giữ đà tăng

HCMC FOODEX 2025: Mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu

Việt Nam - Áo: ‘Bắt mạch’ dòng chảy thương mại mới thời EVFTA

Xuất khẩu rau, quả: Vì sao sầu riêng mất 'ngôi vương'?

Bộ Công Thương xây dựng hệ thống cảnh báo sớm vụ kiện phòng vệ thương mại

Thêm 4 Nghị định thư xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Đơn hàng tốt, doanh nghiệp dệt may thu lãi lớn

Bộ Công Thương sẽ ký 4 thỏa thuận hợp tác với Trung Quốc

Thương mại Việt -Trung: Bộ Công Thương thúc đẩy hợp tác sâu tới nhiều địa phương

Bộ Công Thương thúc đẩy thương mại Việt Nam - Trung Quốc

Lý giải xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn đạt 17,8 tỷ USD

Chặn gian lận xuất xứ, Bộ Công Thương đề nghị quản lý chặt nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu

Viet Nam International Sourcing 2025: Gỡ điểm nghẽn chuỗi cung ứng, tạo sức bật cho hàng Việt

Xuất khẩu cà phê: Gia tăng tỷ trọng chế biến sâu

Viet Nam International Sourcing 2025: Bắt tay quốc tế, tăng tốc xuất khẩu, hút khách du lịch

TS. Tô Hoài Nam: Xanh hóa là ‘chìa khóa’ giúp hàng Việt vượt rào thuế quan