Thứ tư 23/04/2025 03:41

Xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 48,3 tỷ USD

Từ đầu năm đến 15/11, xuất khẩu nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 48,3 tỷ USD, tăng gần 12,6%.

Theo Tổng cục Hải quan, từ đầu năm đến 15/11/2022, xuất khẩu nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 48,3 tỷ USD, tăng gần 12,6%, tương đương kim ngạch tăng thêm 5,4 tỷ USD.

Lĩnh vực điện tử tại Việt Nam ngày càng thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước

Về thị trường xuất khẩu (cập nhật của Tổng cục Hải quan hết tháng 10/2022), Hoa Kỳ dẫn đầu với 13,23 tỷ USD, tăng 26,4% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp đến là thị trường Trung Quốc đạt 9,81 tỷ USD, tăng 12,9%; thị trường EU đạt 5,99 tỷ USD, tăng 13,6%; thị trường Hồng Kông - Trung Quốc) đạt 5,03 tỷ USD, tăng 2,6%; thị trường Hàn Quốc đạt 2,78 tỷ USD, giảm 1%…

Ở chiều ngược lại (nhập khẩu), quy mô nhóm hàng này còn lên đến 73,3 tỷ USD, tăng 14,2%, tương đương kim ngạch tăng thêm hơn 9 tỷ USD. Thị trường nhập khẩu lớn nhất (cập nhật hết tháng 10) là Trung Quốc với 20,6 tỷ USD, tăng 17,7%. Tiếp theo là Hàn Quốc với 20 tỷ USD, tăng 23,2%; thị trường Đài Loan (Trung Quốc) với 9,62 tỷ USD, tăng 22,6%; Nhật Bản với 6,03 tỷ USD, tăng 30%…

Như vậy, từ đầu năm đến 15/11/2022, quy mô kim ngạch xuất nhập khẩu của nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 121,6 tỷ USD, tiếp tục duy trì là nhóm hàng xuất nhập khẩu lớn nhất cả nước.

Lĩnh vực điện tử tại Việt Nam ngày càng thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực này. Nhiều hãng điện tử lớn trên thế giới đã đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất sản phẩm điện tử công nghệ cao ở Việt Nam như: Samsung, LG, Foxconn, Fukang Technology, LG Display Hải Phòng...

Việt Nam đang có nhiều lợi thế để thu hút các doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực điện tử. Các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã tham gia ký kết đang tạo cơ hội cho nhiều hãng điện tử lớn mở rộng quy mô để tận dụng cơ hội về ưu đãi thuế quan trong hoạt động xuất khẩu. Bên cạnh đó, Chính phủ đã không ngừng cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, chuẩn bị tốt về hạ tầng cơ sở và nguồn nhân lực... được giới doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đánh giá cao.

Bộ Công Thương đánh giá, xuất khẩu máy tính, điện tử và linh kiện đã trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tăng trưởng kinh tế, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tạo công ăn việc làm cho người lao động.

Nguyễn Nga
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu

Tin cùng chuyên mục

Khai trương Trung tâm Logistics khép kín lớn nhất miền Bắc

Bộ Công Thương thu hồi quyền cấp C/O, CNM và mã số REX từ VCCI

Sắp diễn ra tọa đàm ‘Đa dạng hoá thị trường: Mở rộng không gian xuất khẩu cho hàng Việt'

Tiếp tục đề xuất bãi bỏ thủ tục công bố hợp quy

Chanh leo nhận 'vé thông hành' tại thị trường tỷ dân

Ớt, chanh leo, tổ yến và ‘giấc mơ lớn’ ở thị trường tỷ dân

Hội chợ Xúc tiến thương mại cho các hợp tác xã tại khu vực miền Bắc năm 2025: Bệ phóng cho sản phẩm

Chuyên gia hiến kế giúp doanh nghiệp tư nhân xây dựng thương hiệu

Phát triển hàng Việt, góc nhìn từ những thương hiệu đi qua 3 thế kỷ

Đà Nẵng: Tăng cường xúc tiến thương mại xuất khẩu chuyên sâu

Top 10 thương hiệu giá trị và 100 thương hiệu mạnh Việt Nam

Xúc tiến thương mại: Giải pháp căn cơ đa dạng thị trường

Thương hiệu quốc gia Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới

Xuất khẩu cám gạo: Thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc

Triển lãm quốc tế chuyên ngành trà, cà phê, thực phẩm và đồ uống hút khách

Kích hoạt vai trò Thương vụ bảo vệ thị trường xuất khẩu

Nối nhịp giao thương phiên chợ biên giới Gia Lai – Ratanakiri

Đà Nẵng: Gỡ khó cho doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu, logistics

Hội nghị của Bộ Công Thương tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Đà Nẵng: Cần chú trọng kích cầu tiêu dùng nội địa