Thứ hai 21/04/2025 12:57

Xuất khẩu lúa gạo có kiểm soát, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia trong mọi tình huống

Nhấn mạnh trong tình hình hiện nay, “dù xuất khẩu lúa gạo là cần thiết, là thế mạnh của nước ta, nhưng phải có kiểm soát để bảo đảm an ninh lương thực quốc gia” - Thủ tướng chỉ đạo phải đảm bảo nguồn dự trữ lúa gạo, đảm bảo giá thu mua có lợi cho người nông dân và xử lý nghiêm tình trạng đầu cơ, tích trữ, nâng giá trái pháp luật.

Trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 khiến tình hình cung ứng lương thực có thể có những biến động, tại cuộc họp Thường trực Chính phủ chiều tối ngày 31/3, Thủ tướng nhấn mạnh, phải bảo đảm lương thực dư dả cho 100 triệu dân, đảm bảo nguồn dự trữ và thực hiện các nhiệm vụ khác, như: hỗ trợ gạo để trồng rừng, hỗ trợ học sinh miền núi… và chỉ đạo, các cơ quan chức năng cần xử lý nghiêm tình trạng đầu cơ, tích trữ nâng giá trái pháp luật.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Xuất khẩu lúa gạo phải có kiểm soát để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia

“Yêu cầu Bộ Công Thương điều hành chặt chẽ, có kiểm soát để đảm bảo nguồn lương thực ở nước ta” – Thủ tướng chỉ đạo và nêu thêm nhiệm vụ cụ thể đối với Bộ trưởng Bộ Công Thương, phải có văn bản chính thức (có ý kiến của mộ số bộ liên quan, như: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Tài chính…), báo cáo Thủ tướng Chính phủ về vấn đề xuất khẩu gạo trước ngày 5/4/2020, đảm bảo nguyên tắc đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước trong mọi tình huống, tuyệt đối không để xảy ra thiếu lương thực, nhất là trong bối cảnh thời tiết, khí hậu bất lợi và dịch COVID-19.

Trong khi đó, với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu, phải phối hợp với các cơ quan chức năng khác và các địa phương trong cả nước chỉ đạo đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, trong đó đặc biệt là sản xuất lương thực để các vùng, miền có đất lúa, đặc biệt là lúa nước, đảm bảo cân đối được lương thực. Với những khu vực sản xuất lúa có năng suất cao, chất lượng tốt thì có thể tính toán xuất khẩu lương thực.

Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương mua đủ số lượng 190 nghìn tấn gạo, 90 tấn tấn thóc và có thể mua cao hơn để dự trữ theo chỉ tiêu dự trữ quốc gia năm 2020 đã được phê duyệt nhằm đảm bảo nguồn để đáp ứng kịp thời các yêu cầu đột xuất, cấp bách.
Hoàng Châu

Tin cùng chuyên mục

Dự báo, giá gạo xuất khẩu tiếp tục giữ đà tăng

HCMC FOODEX 2025: Mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu

Việt Nam - Áo: ‘Bắt mạch’ dòng chảy thương mại mới thời EVFTA

Xuất khẩu rau, quả: Vì sao sầu riêng mất 'ngôi vương'?

Bộ Công Thương xây dựng hệ thống cảnh báo sớm vụ kiện phòng vệ thương mại

Thêm 4 Nghị định thư xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Đơn hàng tốt, doanh nghiệp dệt may thu lãi lớn

Bộ Công Thương sẽ ký 4 thỏa thuận hợp tác với Trung Quốc

Thương mại Việt -Trung: Bộ Công Thương thúc đẩy hợp tác sâu tới nhiều địa phương

Bộ Công Thương thúc đẩy thương mại Việt Nam - Trung Quốc

Lý giải xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn đạt 17,8 tỷ USD

Chặn gian lận xuất xứ, Bộ Công Thương đề nghị quản lý chặt nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu

Viet Nam International Sourcing 2025: Gỡ điểm nghẽn chuỗi cung ứng, tạo sức bật cho hàng Việt

Xuất khẩu cà phê: Gia tăng tỷ trọng chế biến sâu

Viet Nam International Sourcing 2025: Bắt tay quốc tế, tăng tốc xuất khẩu, hút khách du lịch

TS. Tô Hoài Nam: Xanh hóa là ‘chìa khóa’ giúp hàng Việt vượt rào thuế quan

Việt Nam sẵn sàng cùng ASEAN đối thoại với Hoa Kỳ về thuế quan

Chi tiết chỉ tiêu xuất khẩu từng mặt hàng nông thủy sản

EU ‘siết’ nhập khẩu thép và điện tử, thương vụ cảnh báo nóng

Chủ động thích ứng, xuất khẩu gỗ hướng đến 18 tỷ USD