Xuất khẩu hạt điều của Campuchia sang Việt Nam tăng gần 37 lần

Nửa đầu năm 2024, xuất khẩu hạt điều của Campuchia sang Việt Nam tăng gần 37 lần về lượng. Việt Nam chiếm 99,55% tổng lượng xuất khẩu hạt điều của Campuchia.
Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu hạt điều lớn nhất của Việt Nam Campuchia đang là nguồn cung hạt điều lớn nhất của Việt Nam

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu từ Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC) cho biết, 6 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu hạt điều của Campuchia đạt 432,57 nghìn tấn, trị giá 480,3 triệu USD, tăng 84,9% về lượng và tăng 52,9% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

Xuất khẩu hạt điều của Campuchia sang Việt Nam tăng gần 37 lần
Xuất khẩu hạt điều của Campuchia sang Việt Nam tăng gần 37 lần. Ảnh minh họa

Giá bình quân xuất khẩu hạt điều của Campuchia trong 6 tháng đầu năm 2024 đạt mức 1.110 USD/tấn, giảm 17,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, giá bình quân xuất khẩu hạt điều sang Việt Nam, Ấn Độ, Thái Lan giảm; ngược lại, giá bình quân xuất khẩu hạt điều sang thị trường Trung Quốc tăng 10,6%, lên mức 1.695 USD/tấn; sang thị trường Đài Loan tăng 12,4%, lên mức 8.404 USD/tấn.

Về thị trường xuất khẩu, trong 6 tháng đầu năm 2024, Campuchia tăng xuất khẩu hạt điều sang các thị trường Việt Nam, Đài Loan, Thái Lan, nhưng giảm xuất khẩu sang các thị trường Trung Quốc, Ấn Độ.

Theo ITC, 6 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu hạt điều của Campuchia sang Việt Nam đạt 430,65 nghìn tấn, trị giá 476,26 triệu USD, tăng rất mạnh 3.626,2% (gần 37 lần) về lượng và tăng 3.056,3% (gần 31 lần) về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

Tỷ trọng xuất khẩu hạt điều sang Việt Nam chiếm 99,55% tổng lượng xuất khẩu của Campuchia trong 6 tháng đầu năm 2024, cao hơn nhiều so với tỷ trọng 4,94% trong 6 tháng đầu năm 2023.

Việt Nam, quốc gia xuất khẩu hạt điều số một thế giới, vẫn phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguyên liệu chế biến trong nước, buộc các doanh nghiệp phải nhập khẩu lượng lớn hạt điều. Campuchia đã trở thành nguồn cung cấp chính, bên cạnh các nhà cung cấp từ châu Phi, dù tình trạng nhập khẩu hạt điều kém chất lượng từ các nước châu Phi ngày càng phổ biến, gây ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín thương hiệu hạt điều Việt Nam.

Theo Hiệp hội Hạt điều Campuchia, sự gia tăng sản lượng xuất khẩu của nước này là nhờ mở rộng diện tích canh tác và giảm sản lượng ở châu Phi do biến đổi khí hậu.

Ông Uon Silot - Chủ tịch Hiệp hội Hạt điều Campuchia - cho biết, hiện tại, gần 100% hạt điều của Campuchia được xuất khẩu sang Việt Nam. Giá hạt điều Campuchia dự kiến ​​sẽ tăng vì các nước sản xuất hạt điều lớn ở châu Phi, đặc biệt là Bờ Biển Ngà và Ghana, hiện đang phải gánh chịu hậu quả của cuộc khủng hoảng khí hậu và một số nước đang mở rộng diện tích canh tác và bán hạt điều với giá thấp hơn.

Theo Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Campuchia, mặt hàng này là cây công nghiệp quan trọng cho tăng trưởng kinh tế quốc gia, hiện được xếp hạng là mặt hàng nông sản xuất khẩu lớn thứ ba của Campuchia sau lúa và sắn.

Trước đó, trao đổi với báo giới, ông Suy Kok Thean - Phó Chủ tịch Hiệp hội Điều Campuchia - cho biết, thị trường hạt điều chưa chế biến lớn nhất của Campuchia là Việt Nam, đã vượt hơn 90%. Tuy nhiên, không chỉ có các thương lái Việt Nam mà còn rất nhiều thương lái quốc tế khác cũng đã tới tìm hiểu và mua các sản phẩm từ hạt điều của Campuchia.

Ông Suy Kok Thean kỳ vọng, thông qua nỗ lực thúc đẩy ngành điều tại Campuchia cũng như sự tham gia của Chính phủ Hoàng gia, đặc biệt là Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp và khu vực tư nhân, Campuchia có thể trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu hạt điều lớn trên thế giới. Campuchia có hạt điều ngon, chất lượng tốt nhưng vẫn thiếu công nghệ chế biến hạt điều thành sản phẩm đạt tiêu chuẩn và được thị trường quốc tế chấp nhận.

Theo ông Uon Silot, Campuchia sẽ chuyển hướng chiến lược, giảm 70% lượng hạt điều thô xuất khẩu trong thập kỷ tới, nhằm thúc đẩy chế biến trong nước và tăng giá trị gia tăng.

Điều được nhiều người tiêu dùng biết đến là loại hạt siêu bổ dưỡng. Việt Nam đang là quốc gia xuất khẩu điều nhân số 1 thế giới. Tuy nhiên, nguồn cung nguyên liệu nội địa phục vụ chế biến của nước ta còn hạn chế, các doanh nghiệp phải nhập khẩu điều với số lượng lớn.

Campuchia là nhà cung cấp hạt điều lớn nhất ở Đông Nam Á cho Việt Nam. Bên cạnh Campuchia, Việt Nam cũng nhập khẩu hạt điều từ các quốc gia khác như: Bờ Biển Ngà, Ghana, Nigeria,…

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, 7 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu hạt điều đạt 421,5 nghìn tấn, trị giá 2,36 tỷ USD, tăng 25,8% về lượng và tăng 21,6% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái; giá bình quân xuất khẩu hạt điều của Việt Nam đạt mức 5.611 USD/tấn, giảm 3,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong 7 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu hạt điều sang các thị trường truyền thống và tiềm năng đều trưởng khả quan so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, xuất khẩu hạt điều sang 9/10 thị trường truyền thống ghi nhận mức tăng trưởng 2 chữ số.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu hạt điều

Tin cùng chuyên mục

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 4 tháng/2025 tăng 15,7% so với cùng kỳ

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 4 tháng/2025 tăng 15,7% so với cùng kỳ

Chủ động thích ứng, doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu hàng hóa

Chủ động thích ứng, doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu hàng hóa

Hà Nội: Xuất khẩu hàng hóa đạt 6,4 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2025

Hà Nội: Xuất khẩu hàng hóa đạt 6,4 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2025

Xuất nhập khẩu vượt 276 tỷ USD sau 4 tháng

Xuất nhập khẩu vượt 276 tỷ USD sau 4 tháng

Hợp tác Việt Nam - Kazakhstan: Mở lối sang ngành công nghiệp nền tảng, giá trị cao

Hợp tác Việt Nam - Kazakhstan: Mở lối sang ngành công nghiệp nền tảng, giá trị cao

Xuất khẩu tăng, ngành nông nghiệp xuất siêu hơn 5,1 tỷ USD

Xuất khẩu tăng, ngành nông nghiệp xuất siêu hơn 5,1 tỷ USD

Bộ Công Thương sửa đổi quy định về xuất xứ hàng hóa và giấy chứng nhận C/O

Bộ Công Thương sửa đổi quy định về xuất xứ hàng hóa và giấy chứng nhận C/O

Infographic | Xuất khẩu sang Liên bang Nga đạt 545,5 triệu USD trong quý 1/2025

Infographic | Xuất khẩu sang Liên bang Nga đạt 545,5 triệu USD trong quý 1/2025

Từ 5/5/2025, cấp C/O không ưu đãi, CNM và đăng ký mã số REX chuyển về Bộ Công Thương

Từ 5/5/2025, cấp C/O không ưu đãi, CNM và đăng ký mã số REX chuyển về Bộ Công Thương

Giải mã nguyên nhân khiến giá dừa xuất khẩu lập đỉnh

Giải mã nguyên nhân khiến giá dừa xuất khẩu lập đỉnh

EC lùi thời gian thanh tra

EC lùi thời gian thanh tra 'thẻ vàng' IUU đến cuối năm

Đề xuất mở rộng ưu đãi thuế VAT cho dịch vụ xuất khẩu

Đề xuất mở rộng ưu đãi thuế VAT cho dịch vụ xuất khẩu

Sầu riêng Việt thêm đối thủ cạnh tranh tại thị trường tỷ dân

Sầu riêng Việt thêm đối thủ cạnh tranh tại thị trường tỷ dân

Doanh nghiệp Việt nửa thế kỷ vươn mình: Bài 2: Cần

Doanh nghiệp Việt nửa thế kỷ vươn mình: Bài 2: Cần 'cuộc cách mạng' để kinh tế tư nhân bứt phá

Xuất khẩu nông sản sang EU: Không phải lượng mà là chất

Xuất khẩu nông sản sang EU: Không phải lượng mà là chất

Chinh phục thị trường Nhật Bản: Cơ hội nâng cao giá trị gạo Việt

Chinh phục thị trường Nhật Bản: Cơ hội nâng cao giá trị gạo Việt

Từ nhập siêu tới xuất siêu: Dấu ấn nửa thế kỷ hàng Việt hội nhập

Từ nhập siêu tới xuất siêu: Dấu ấn nửa thế kỷ hàng Việt hội nhập

Bộ Công Thương thu hồi 10 giấy chứng nhận kinh doanh xuất khẩu gạo

Bộ Công Thương thu hồi 10 giấy chứng nhận kinh doanh xuất khẩu gạo

Quy định hạn ngạch nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu năm 2025

Quy định hạn ngạch nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu năm 2025

Rủi ro thương mại quốc tế: Doanh nghiệp cẩn trọng tránh ‘bẫy’

Rủi ro thương mại quốc tế: Doanh nghiệp cẩn trọng tránh ‘bẫy’