Xuất khẩu hàng công nghiệp: Cách nào tận dụng hiệu quả nhất lợi thế từ các FTA?

Các doanh nghiệp cần lưu ý những liên quan đến mã HS, thị trường xuất khẩu, cũng như các FTA mà thị trường các nước đó là thành viên.
Xuất khẩu nửa đầu năm 2024, nhóm hàng công nghiệp chế biến chiếm 87,7% Thứ trưởng Phan Thị Thắng: Công nghiệp chế biến, chế tạo khẳng định vai trò dẫn dắt Hướng dẫn quy định xuất nhập khẩu hàng công nghiệp sang thị trường FTA

Đây là chia sẻ của bà Trịnh Thị Thu Hiền – Trưởng phòng Xuất nhập khẩu hàng công nghiệp – Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) tại buổi Tập huấn “Hỗ trợ, hướng dẫn quy định xuất nhập khẩu hàng công nghiệp đi các thị trường Việt Nam ký kết FTA” do Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), Văn phòng TBT Việt Nam (Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia) tổ chức ngày 10/9, tại Hà Nội.

Những lưu ý cho doanh nghiệp xuất khẩu

Chia sẻ về tình huống áp dụng quy định xuất nhập khẩu hàng công nghiệp trong bối cảnh triển khai FTA, bà Trịnh Thị Thu Hiền dẫn chứng, liên quan đến mặt hàng vải (HS 5603), theo quy định về quy tắc xuất xứ của Hiệp định EVFTA có yêu cầu quy định về công đoạn xuyên kim. Tuy nhiên, gần đây, chúng ta có mặt hàng vải không dệt, không có giai đoạn xuyên kim nhưng vẫn hình thành được sản phẩm vải. Nếu đối chiếu với thực tế sản xuất và quy định của Hiệp định thì rõ ràng chúng ta không đáp ứng.

bà Trịnh Thị Thu Hiền – Trưởng phòng Xuất nhập khẩu hàng công nghiệp – Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương)
Bà Trịnh Thị Thu Hiền – Trưởng phòng Xuất nhập khẩu hàng công nghiệp – Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương)

Hay với sản phẩm thảm trải sàn được làm từ vải vụn. Vải vụn ở đây được thu gom ở rất nhiều nơi, sau đó được mang về và sản xuất. Việc truy xuất nguồn gốc sẽ khó xác định. Doanh nghiệp sản xuất thảm trải sàn, xuất khẩu sang EU, làm thế nào để chứng minh được hàng này là có xuất xứ từ Việt Nam và được hưởng ưu đãi thuế quan trong khuôn khổ Hiệp định EVFTA?

Đây là câu chuyện kỹ thuật và có phần hơi phức tạp, nhưng theo bà Hiền, các doanh nghiệp làm thảm trải sàn hay vải không dệt vẫn được hưởng ưu đãi thuế quan từ Hiệp định EVFTA khi xuất khẩu đi thị trường EU.

Áp dụng tỷ lệ linh hoạt cũng là vấn đề được các doanh nghiệp quan tâm nhiều trong thời gian đầu khi triển khai Hiệp định EVFTA. Đến nay, mặc dù câu chuyện này đã khá đi vào nề nếp nhưng đâu đó vẫn còn một số trường hợp áp dụng chưa đúng, chưa chuẩn và có thể có những vấn đề liên quan đến cách hiểu, cách áp dụng ảnh hưởng đến vấn đề được hưởng ưu đãi thuế quan của các mặt hàng xuất khẩu đi EU.

Cụ thể, có những mặt hàng liên quan đến chú giải: “Được áp dụng tỷ lệ phần trăm các nguyên liệu không đáp ứng xuất xứ”. Khi có những chú giải đi kèm cùng nhau, thì những chú giải này sẽ áp dụng chung với cả tiêu chí trên và tiêu chí dưới chứ không phải tỷ lệ linh hoạt chỉ áp dụng với mỗi chú giải dưới.

Một số doanh nghiệp đã gặp vướng mắc khi áp dụng đối với tiêu chí dưới mà bỏ qua việc áp dụng đối với tiêu chí trên, do đó, đã bỏ lỡ một số phương thức tính toán hỗ trợ cho hàng hóa đáp ứng quy định về xuất xứ để được hưởng lợi về ưu đãi thuế quan.

Về phòng vệ ngưỡng đối với hàng hóa xuất khẩu đi thị trường các nước liên quan đến Liên minh kinh tế Á - Âu. Gần đây thị trường này có văn bản liên quan đến quy định về việc một số mã sản phẩm khi xuất khẩu sang thị trường này (chủ yếu là thị trường Nga), khi vượt một ngưỡng nhất định về sản lượng và có thể ảnh hưởng hoặc cạnh tranh với sản phẩm trong nước, cũng như gây những nguy cơ và ảnh hưởng đến việc bảo hộ trong nước thì họ sẽ đưa ra ngưỡng phòng vệ. Những mặt hàng hiện nay đã rơi vào ngưỡng phòng vệ không loại trừ khả năng bên Ủy ban kinh tế Á Âu (EEC) cũng như Nga sẽ đưa những quy định, yêu cầu áp đặt thuế MFN trong WTO thay vì thuế quan ưu đãi, đây là biện pháp phòng vệ ngưỡng mà trong quy định của Hiệp định đã có.

Do đó, các doanh nghiệp cũng cần lưu ý đến vấn đề này khi xuất khẩu hàng hóa, bởi nếu hưởng thuế quan ưu đãi từ Hiệp định sẽ là 0% hay 5%, nhưng nếu phải chịu thuế phòng vệ ngưỡng thì sẽ phải chịu thế quan lên tới 20 – 30%.

Với Nghị định thư sửa đổi trong khuôn khổ của EU – EVFTA, bà Hiền cho hay, sẽ có sự chuyển đổi phiên bản mã HS, theo đó, sử dụng phiên bản 2022; bổ sung một dòng về tiêu chí liên quan đến Chương 41, ở đây những doanh nghiệp nào làm da giày liên quan đến mặt hàng da thuộc và da sống thì cần quan tâm; mặt hàng liên quan mã HS 6212; ngôn ngữ diễn đạt của Chương 19. Đây là những nội dung mà Việt Nam và EU đã thống nhất và có hướng dẫn tại các cấp độ văn bản khác nhau, nhưng tại phần sửa đổi Nghị định thư sẽ được cụ thể hóa và có tính ràng buộc pháp lý giữa hai bên cũng như phần hướng dẫn, triển khai sau này được thuận lợi hơn.

Không phải cứ FTA mới là thuế suất thấp

Trong bối cảnh Việt Nam đang tham gia khá nhiều các FTA thì chúng ta có nhiều thuận lợi so với các nước không có các FTA, hàng hóa của Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế quan.

Toàn cảnh buổi tập huấn
Toàn cảnh buổi tập huấn

Tuy nhiên, đây cũng là công cụ để vô hiệu hóa các ưu đãi thuế quan và có thể bị áp dụng một số biện pháp tạm dừng ưu đãi, thậm chí không chỉ với một công ty xuất khẩu, với một mặt hãng xuất khẩu mà đối với toàn bộ ngành hàng của toàn bộ các công ty có sản xuất đến mã HS liên quan đến ngành hàng đó khi xuất khẩu đến nước đối tác. Đây là những quy định khá khắt khe trong một số các FTA thế hệ mới. Doanh nghiệp cũng cần lưu ý đến vấn đề này.

“Khi họ phát hiện liên quan đến gian lận và doanh nghiệp không chứng minh được, cơ quan tổ chức của Việt Nam không chứng minh được thì họ sẽ có những biện pháp tạm dừng ưu đãi đối với hàng loạt các mặt hàng có chung mã HS liên quan hoặc cùng với hàng loạt các doanh nghiệp xuất khẩu chung mặt hàng đó sang thị trường đối tác”, bà Hiền nhấn mạnh.

Mặt khác có những trường hợp, một số doanh nghiệp khi xuất khẩu hàng đi Nhật Bản hay Australia, New Zealand vẫn đang quen sử dụng mẫu CO AANZ trong khuôn khổ Hiệp định thương mại tự do ASEAN, Australia và New Zealand; hoặc sử dụng mẫu CO AJ hay mẫu CO VJ trong khuôn khổ Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) và Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản (AJCEP). Nhưng khi được thông báo có các Hiệp định mới ra đời như CPTPP, RCEP, các doanh nghiệp ngay lập tức chuyển hướng và áp dụng các Hiệp định mới.

Tuy nhiên, thuế quan trong Hiệp định mới chưa chắc đã ưu đãi bằng thuế quan trong Hiệp định cũ, bởi thuế quan trong Hiệp định mới đang nằm trên đỉnh dốc trong lộ trình giảm thuế. Còn tại các Hiệp định cũ thì đã ở phía đáy dốc. Mặt hàng nào, thị trường nào, thuế quan tại thời điểm xuất khẩu để có sự áp dụng cho phù hợp.

“Với mặt hàng nông sản xuất khẩu đi Nhật Bản, trong CPTPP có thể là 0% nhưng trong AJCEP, VJEPA có thể là 8% hoặc 5%. Trong khi CPTPP là hiệp định mới ký kết nhưng trong AJCEP, VJEPA đã được ký kết từ lâu rồi”, bà Hiền dẫn chứng. Đây là những điểm mà doanh nghiệp cần lưu ý, liên quan đến mã HS mặt hàng xuất khẩu, thị trường xuất khẩu, cũng như các Hiệp định mà thị trường các nước đó là thành viên.

“Trong Hiệp định CPTPP, có đến 7 nước đã là đối tác thương mại tại các FTA khác, chỉ có Canada, Mexico, Peru là 3 nước chưa có FTA hay ưu đãi thuế quan nào với Việt Nam. Do đó, các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu với các thị trường này, thì có thể tận dụng các ưu đãi thuế quan từ CPTPP, còn với các thị trường khác, doanh nghiệp có thể lựa chọn các các FTA phù hợp với quy trình sản xuất hay tận dụng được các ưu đãi thuế quan nhiều hơn”, bà Hiền khuyến nghị.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: hàng hóa xuất khẩu

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thương mại hai chiều Việt Nam – Trung Quốc tiến sát mốc 150 tỷ USD

Thương mại hai chiều Việt Nam – Trung Quốc tiến sát mốc 150 tỷ USD

Theo Tổng cục Hải quan, 9 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Trung Quốc đã đạt 149,2 tỷ USD.
Thu về hàng tỷ USD từ xuất khẩu, cá tra vẫn đối diện với nguy cơ lớn

Thu về hàng tỷ USD từ xuất khẩu, cá tra vẫn đối diện với nguy cơ lớn

9 tháng năm nay, xuất khẩu cá tra của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD, tuy vậy, ngành hàng cá tra đối mặt với thách thức thiếu bền vững.
Xuất khẩu cá ngừ đông lạnh của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng

Xuất khẩu cá ngừ đông lạnh của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng

Trong số các sản phẩm cá ngừ xuất khẩu của Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm cá ngừ đông lạnh luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng giá trị xuất khẩu.
9 tháng, xuất khẩu cao su thu về 2,18 tỷ USD

9 tháng, xuất khẩu cao su thu về 2,18 tỷ USD

9 tháng năm 2024, xuất khẩu cao su ước đạt 1,37 triệu tấn, trị giá 2,18 tỷ USD, giảm 2,2% về lượng, nhưng tăng 16,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.
Nghêu là sản phẩm xuất khẩu chủ lực nhuyễn thể có vỏ của Việt Nam

Nghêu là sản phẩm xuất khẩu chủ lực nhuyễn thể có vỏ của Việt Nam

Trong số các sản phẩm nhuyễn thể có vỏ của Việt Nam, nghêu đang là nhóm sản phẩm xuất khẩu chủ lực, với tỷ trọng chiếm trên 52% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Tin cùng chuyên mục

Điểm sáng gạo Việt

Điểm sáng gạo Việt

Ấn Độ gỡ lệnh cấm xuất khẩu không tác động lớn đến gạo Việt. Với sự khẳng định về chất, gạo Việt có những bước đi chắc hơn và bền hơn tại thị trường xuất khẩu.
Thông tư tạm ngừng kinh doanh chuyển khẩu, kinh doanh tạm nhập gỗ dán vào Việt Nam, tái xuất sang Hoa Kỳ

Thông tư tạm ngừng kinh doanh chuyển khẩu, kinh doanh tạm nhập gỗ dán vào Việt Nam, tái xuất sang Hoa Kỳ

Bộ Công Thương tăng cường quản lý xuất khẩu gỗ dán sang Hoa Kỳ, giảm thiểu nguy cơ Hoa Kỳ có thể áp dụng biện pháp siết chặt hơn nữa với gỗ dán của Việt Nam.
Thông tư quy định về danh mục phế liệu tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu

Thông tư quy định về danh mục phế liệu tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu

Ngày 8/10/2024, Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 18/2024/TT-BCT quy định về danh mục phế liệu tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu.
Giá tăng kỷ lục, cà phê xuất khẩu chiếm 80% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Gia Lai

Giá tăng kỷ lục, cà phê xuất khẩu chiếm 80% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Gia Lai

Cà phê có giá tăng cao kỷ lục đã thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà phê tăng trưởng mạnh, đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Gia Lai.
Tăng cường đưa sản phẩm dệt may, OCOP, thuỷ sản, gỗ vào Thuỵ Điển và Bắc Âu

Tăng cường đưa sản phẩm dệt may, OCOP, thuỷ sản, gỗ vào Thuỵ Điển và Bắc Âu

Buổi làm việc giữa Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển và đoàn doanh nghiệp VCCI nhằm tăng cường đưa sản phẩm dệt may, OCOP, thuỷ sản, gỗ… vào thị trường Bắc Âu.
Danh sách thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo tính đến ngày 8/10/2024

Danh sách thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo tính đến ngày 8/10/2024

Theo Bộ Công Thương, danh sách thương nhân xuất khẩu gạo cả nước tính đến ngày 8/10/2024 gồm 157 thương nhân.
9 tháng, xuất khẩu hồ tiêu thu về gần tỷ USD

9 tháng, xuất khẩu hồ tiêu thu về gần tỷ USD

Tổng kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu 9 tháng năm đạt 991 triệu USD, trong đó, tiêu đen đạt 781,9 triệu USD, tiêu trắng đạt 142,1 triệu USD.
Việt Nam nhập khẩu dược phẩm nhiều nhất từ thị trường nào?

Việt Nam nhập khẩu dược phẩm nhiều nhất từ thị trường nào?

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, Việt Nam nhập khẩu dược phẩm chủ yếu từ các thị trường Pháp, Mỹ, Đức, Ấn Độ trong 8 tháng đầu năm 2024.
Ngành Hải quan tích cực triển khai các giải pháp quản lý thương mại điện tử xuyên biên giới

Ngành Hải quan tích cực triển khai các giải pháp quản lý thương mại điện tử xuyên biên giới

Tổng cục Hải quan hiện đang xây dựng dự thảo Nghị định về quản lý hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử…
Kim ngạch xuất khẩu cá tra 9 tháng ước đạt gần 1,5 tỷ USD

Kim ngạch xuất khẩu cá tra 9 tháng ước đạt gần 1,5 tỷ USD

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản (VASEP), xuất khẩu cá tra 9 tháng năm 2024 mang về kim ngạch 1,46 tỷ USD, tăng 8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nâng cao hiệu quả của hoạt động thương mại biên giới

Nâng cao hiệu quả của hoạt động thương mại biên giới

Thương mại biên giới có vai trò quan trọng trong hoạt động ngoại thương của nước ta. Các cơ quan chức năng đang đẩy mạnh giải pháp tăng trưởng khu vực này.
Việt Nam-Lào: Tối đa hóa tiềm năng, nâng kim ngạch thương mại song phương lên 2 tỷ USD

Việt Nam-Lào: Tối đa hóa tiềm năng, nâng kim ngạch thương mại song phương lên 2 tỷ USD

Chính phủ hai nước Việt Nam - Lào mong muốn tăng giá trị thương mại song phương lên 2 tỷ USD bằng cách tối đa hóa tiềm năng hợp tác thương mại sẵn có.
Năm 2024, xuất nhập khẩu hàng hóa có thể đạt mốc kỷ lục 800 tỷ USD

Năm 2024, xuất nhập khẩu hàng hóa có thể đạt mốc kỷ lục 800 tỷ USD

Xuất nhập khẩu đã đi được 3/4 thời gian của năm với bức tranh có nhiều màu sắc tươi mới. Dự báo, xuất nhập khẩu sẽ đạt mốc kỷ lục 800 tỷ USD trong năm nay.
Xuất khẩu hàng hóa dự báo lập mốc lịch sử khoảng 400 tỷ USD

Xuất khẩu hàng hóa dự báo lập mốc lịch sử khoảng 400 tỷ USD

Nếu duy trì được mức xuất khẩu tháng sau cao hơn tháng trước trong quý IV/2024 thì tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2024 ước lập mốc lịch sử khoảng 400 tỷ USD.
Giá cà phê xuất khẩu lao dốc ngay trước thềm vụ thu hoạch mới

Giá cà phê xuất khẩu lao dốc ngay trước thềm vụ thu hoạch mới

Thông tin cơ bản xoay chiều, cùng sự dịch chuyển dòng tiền khi căng thẳng địa chính trị leo thang là nguyên nhân hàng đầu gây sức ép lên giá cà phê xuất khẩu.
Dư địa lớn cho xuất khẩu những tháng cuối năm

Dư địa lớn cho xuất khẩu những tháng cuối năm

9 tháng, xuất khẩu là điểm sáng của nền kinh tế Việt Nam. Dư địa xuất khẩu tháng cuối năm 2024 là rất lớn.
9 tháng, kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 16,3%

9 tháng, kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 16,3%

Theo số liệu mới công bố sáng ngày 6/10 của Tổng cục Thống kê, 9 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 578,47 tỷ USD, tăng 16,3% so với cùng kỳ.
Xuất khẩu hàng hóa quý IV: Dồn lực về đích

Xuất khẩu hàng hóa quý IV: Dồn lực về đích

Hết quý III/2024, xuất khẩu hàng hóa thu về gần 300 tỷ USD. Hiện, các doanh nghiệp đang chạy đua để hoàn thiện những kế hoạch đặt ra cho cả năm 2024.
Xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu Lạng Sơn tăng cao

Xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu Lạng Sơn tăng cao

9 tháng năm 2024, tổng kim ngạch hàng hóa xuất, nhập khẩu của tất cả các loại hình qua địa bàn tỉnh đạt 46.362,2 triệu USD, tăng 29,5% so với cùng kỳ năm 2023.
Campuchia là nhà cung cấp lớn nhất hạt điều cho Việt Nam

Campuchia là nhà cung cấp lớn nhất hạt điều cho Việt Nam

8 tháng năm 2024, Việt Nam đã chi hơn 1 tỷ USD để nhập khẩu điều từ thị trường Campuchia, đạt 797.000 tấn, tăng 32% về lượng và 25% về trị giá so với cùng kỳ.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động