Xuất khẩu điều đối diện thách thức mới, ứng phó ra sao?

Xuất khẩu điều dù ghi nhận kết quả khả quan trong nửa tháng đầu năm 2024 song các doanh nghiệp ngành này lại đang phải đối diện một số thách thức mới.
Triển vọng xuất khẩu điều trong năm 2024 Việt Nam nhập khẩu hạt điều nhiều nhất từ các thị trường nào? Năm 2023, xuất khẩu điều chính thức thu về 3,64 tỷ USD

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, tính từ ngày 1/1 đến 15/1/2024, xuất khẩu điều của cả nước đạt 29,9 ngàn tấn với trị giá 161,7 triệu USD; so với cùng kỳ tăng lần lượt 38% về lượng và 32% về giá trị.

Việc xuất khẩu điều tăng trưởng ở mức cao, theo Hiệp hội điều Việt Nam, do nhu cầu sử dụng sản phẩm này của thế giới tăng và thị trường hạt điều toàn cầu được dự báo sẽ tăng trưởng bình quân 4,6% trong giai đoạn 2022-2027.

Xuất khẩu điều đối diện thách thức mới, ứng phó ra sao?
Xuất khẩu điều của Việt Nam trong nửa tháng đầu năm 2024 đạt kết quả khả quan

Cũng theo Hiệp hội điều Việt Nam, năm 2023 vừa qua ngành điều Việt Nam đã tận dụng được cơ hội khi đạt tổng kim ngạch xuất khẩu 3,63 tỷ USD, sản lượng đạt 641.000 tấn, tăng 17% về trị giá và tăng hơn 23% về sản lượng so với năm 2022. Trong số các thị trường nhập khẩu điều của Việt Nam, Mỹ là thị trường lớn nhất chiếm gần 25% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này. Thị trường thứ 2 là Trung Quốc chiếm 19% tổng kim ngạch xuất khẩu hạt điều cả nước.

Về thị trường năm 2024, ông Vũ Thái Sơn, Chủ tịch Hội Điều tỉnh Bình Phước, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Long Sơn cho biết, so với cùng kỳ năm 2023, năm nay đơn hàng xuất khẩu điều tăng hơn khoảng 20%, chủ yếu đến từ các thị trường châu Âu, Mỹ…

“Triển vọng xuất khẩu điều năm 2024 rất khả quan do nhu cầu của thị trường khá tích cực và chúng tôi đã nhận nhiều đơn hàng từ các đối tác Nhật Bản, EU cho những tháng tới” - ông Sơn thông tin và cho biết, hiện nay xu hướng ưa chuộng chế độ ăn thuần chay và thực vật trên toàn cầu đã làm cho nhu cầu về các loại hạt và thực phẩm chế biến từ hạt tăng cao; trong đó có hạt điều. Đây sẽ là cơ hội cho các sản phẩm từ hạt điều của Việt Nam trong thời gian tới.

Tuy vậy, ông Sơn cũng chỉ ra một số thách thức mà ngành điều Việt Nam đang phải đối mặt. Các thách thức này gồm nguồn nguyên liệu và làn sóng dịch chuyển sang sản xuất xanh theo xu thế toàn cầu.

Trong đó về nguyên liệu, theo ông Sơn diện tích điều ngày càng thu hẹp bởi người dân chuyển sang trồng các loại cây khác có giá trị cao hơn. Do đó, trong năm 2024 ngành điều sẽ vẫn phải phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ châu Phi. “Năm 2023 vừa qua doanh nghiệp ngành điều đã phải mua nguyên liệu với giá cao, sau đó lại bán với giá thấp, dẫn đến việc thua lỗ. Do đó, trong năm 2024 chúng ta phải đồng lòng, đoàn kết để điều tiết giá nhập khẩu nguyên liệu điều thô theo hướng có lợi cho doanh nghiệp Việt Nam, như vậy mới tránh được tình trạng như năm 2023”- ông Sơn nói.

Đối với vấn chuyển đổi xanh, theo ông Sơn, các thị trường ngày càng có những yêu cầu khắt khe hơn về những tiêu chuẩn môi trường, trách nhiệm xã hội… “Nếu như trước đây các thông số trên bao bì có thể in thì nay đối tác yêu cầu phải khắc laser và doanh nghiệp cũng phải chứng minh cho đối tác thấy được các trách nhiệm xã hội, môi trường. Nếu chúng ta không làm được theo yêu cầu thì đối tác sẽ không lựa chọn, như vậy sẽ mất cơ hội”- ông Sơn cho biết.

Một thách thức nữa, theo ông Sơn là tình hình mất an ninh tại khu vực Biển Đỏ trong thời gian qua đã và đang tác động mạnh tới giá cước vận tải biển, khiến doanh nghiệp điều phải chịu cước phí tăng gấp đôi, gấp ba so với cuối năm 2023. Đáng lo ngại hơn, không chỉ tuyến đi qua khu vực Biển Đỏ tăng giá mà nhiều cung đường khác (cụ thể là đi bờ Tây nước Mỹ) cũng bị “đội giá” theo gấp đôi.

“Mặc dù doanh nghiệp khi chọn nhà vận chuyển tránh rủi ro bằng cách chọn nhiều hãng tàu. Tuy vậy, thời điểm hiện tại các hãng đồng loạt tăng giá gấp 3 nên doanh nghiệp không có sự lựa chọn khác bởi các đơn hàng đã ký buộc phải giao để giữ chữ tín với khách hàng. Riêng với đơn hàng mới, doanh nghiệp sẽ cố gắng chào theo giá cước mới để giảm thiệt hại”- ông Sơn chia sẻ.

Mai Ca
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu điều

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Năm 2025, cần đưa ra mục tiêu, giải pháp trong cả hoạt động nhập khẩu

Năm 2025, cần đưa ra mục tiêu, giải pháp trong cả hoạt động nhập khẩu

Cục Xuất nhập khẩu cần đưa ra cả mục tiêu và giải pháp trong hoạt động nhập khẩu. Nhập khẩu để phục vụ xuất khẩu khác với nhập khẩu để tiêu dùng trong nước.
Xuất khẩu nông sản: Đừng để “vết ố” làm hỏng bức tranh sáng màu!

Xuất khẩu nông sản: Đừng để “vết ố” làm hỏng bức tranh sáng màu!

Năm 2024, ngành nông nghiệp đạt kỷ lục cả ở xuất khẩu nông sản và xuất siêu. Song những cảnh báo mới đây từ thị trường nhập khẩu là tin kém vui cho ngành này.
Bộ Công Thương đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2025 sẽ tăng từ 10-12%

Bộ Công Thương đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2025 sẽ tăng từ 10-12%

Bộ Công Thương đặt ra mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu tăng từ 10-12% so với năm 2024. Cán cân thương mại tiếp tục có xuất siêu ở mức trên 20 tỷ USD.
Xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc giảm lượng, tăng chất

Xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc giảm lượng, tăng chất

11 tháng 2024, xuất khẩu cao su sang Trung Quốc đạt trên 1,25 triệu tấn, trị giá 2,07 tỷ USD, giảm 15,5% về lượng, nhưng tăng 5,5% về trị giá so với cùng kỳ.
Giải pháp nào để xuất khẩu hàng hóa tăng thêm 4 tỷ USD/tháng?

Giải pháp nào để xuất khẩu hàng hóa tăng thêm 4 tỷ USD/tháng?

Nếu xuất khẩu hàng hoá năm 2025 đạt mức tăng trưởng 12%/năm, mỗi tháng, kim ngạch xuất khẩu phải tăng tương ứng 4 tỷ USD. Đây là con số không hề nhỏ.

Tin cùng chuyên mục

Vượt Bangladesh, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 về xuất khẩu hàng dệt may

Vượt Bangladesh, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 về xuất khẩu hàng dệt may

Với kim ngạch 44 tỷ USD, tăng trưởng gần 11% so với năm 2023, Việt Nam có khả năng vượt Bangladesh đứng vị trí thứ 2 thế giới về xuất khẩu hàng dệt may.
Năm 2025, phấn đấu xuất khẩu hàng hoá tăng khoảng 12% so với năm 2024

Năm 2025, phấn đấu xuất khẩu hàng hoá tăng khoảng 12% so với năm 2024

Sau năm 2024 với nhiều điểm sáng, năm 2025, hoạt động xuất khẩu hàng hoá phấn đấu tăng khoảng 12% so với năm 2024.
Xuất khẩu gạo năm 2024 đạt kỷ lục cả về lượng và giá trị

Xuất khẩu gạo năm 2024 đạt kỷ lục cả về lượng và giá trị

Năm 2024, xuất khẩu gạo đạt kỷ lục cả về lượng và giá trị. Giá gạo xuất khẩu gạo bình quân cũng đạt mức cao nhất từ trước tới nay với trên 600 USD/tấn.
Thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ dự kiến vượt mức 15 tỷ USD

Thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ dự kiến vượt mức 15 tỷ USD

Năm 2024, kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam - Ấn Độ vượt mốc 15 tỷ USD, tiếp tục khẳng định vai trò trụ cột trong hợp tác kinh tế giữa hai nước.
EU tăng tần suất kiểm tra mặt hàng sầu riêng của Việt Nam

EU tăng tần suất kiểm tra mặt hàng sầu riêng của Việt Nam

EU tạm thời tăng tần suất kiểm tra sầu riêng của Việt Nam tại biên giới từ 10% lên 20%.
Xuất khẩu thủy sản tiếp tục giữ vững vị trí thứ 3 thế giới

Xuất khẩu thủy sản tiếp tục giữ vững vị trí thứ 3 thế giới

Xuất khẩu thủy sản 2024 đạt mức kỷ lục 10 tỷ USD, giữ vững vị trí xuất khẩu thủy sản thứ 3 thế giới sau Trung Quốc và Na Uy, thị trường bao phủ cả 5 châu lục.
Năm 2024: Xuất nhập khẩu cán mốc kỷ lục chưa từng có trong 40 năm

Năm 2024: Xuất nhập khẩu cán mốc kỷ lục chưa từng có trong 40 năm

Xuất nhập khẩu năm 2024 đạt mức kỷ lục chưa từng có trong 40 năm đổi mới. “Trái ngọt” thu được từ sự nỗ lực của doanh nghiệp, sự đồng hành của Bộ Công Thương.
PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng: Dự báo, xuất nhập khẩu năm 2025 sẽ vượt con số 1.000 tỷ USD

PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng: Dự báo, xuất nhập khẩu năm 2025 sẽ vượt con số 1.000 tỷ USD

Đà tăng trưởng xuất nhập khẩu 2024 rất lớn, dự báo sang năm 2025, ‘mưa thuận, gió hòa’, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam có thể vượt con số 1.000 tỷ USD.
Quảng Bình: Tăng cường giám sát các hoạt động xuất khẩu nhập khẩu

Quảng Bình: Tăng cường giám sát các hoạt động xuất khẩu nhập khẩu

UBND tỉnh Quảng Bình chỉ đạo các sở, ngành liên quan rà soát các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, bảo đảm tính minh bạch trong hoạt động xuất nhập khẩu.
EU cấm BPA trong vật liệu tiếp xúc thực phẩm, đồ uống: Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ứng phó ra sao?

EU cấm BPA trong vật liệu tiếp xúc thực phẩm, đồ uống: Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ứng phó ra sao?

Ngày 20/12, Ủy ban châu Âu (EC) đã đăng thông báo ban hành lệnh cấm sử dụng bisphenol A (BPA), trong các vật liệu tiếp xúc với thực phẩm và đồ uống.
Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Bộ Công Thương luôn chú trọng triển khai giải pháp khơi thông thị trường ngoài nước nhằm chống lãng phí nguồn lực, nâng cao kết quả xuất nhập khẩu.
Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Con số gần 800 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu mà nước ta có hiện nay có thể được gia tăng nếu doanh nghiệp tận dụng tốt hơn các nền tảng thương mại điện tử.
Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 với thặng dư thương mại cao là điểm sáng trong bức tranh kinh tế, điều này khẳng định chất lượng công tác thương mại.
Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Hoa Kỳ đã trở thành thị trường xuất khẩu đầu tiên của Việt Nam cán mốc 100 tỷ USD. Dư địa xuất khẩu sang thị trường này còn rất lớn.
Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, tính đến hết 15/12/2024, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD, tăng 13,9%, tương ứng tăng 46,92 tỷ USD...
Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Với kim ngạch đạt được khoảng 10 tỷ USD trong năm 2024, xuất khẩu thủy sản được nhận định sẽ rất khả quan trong năm tới.
Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Lãnh đạo các Cục, Vụ thuộc Bộ Công Thương đã đề xuất, đưa ra nhiều giải pháp giúp hệ thống Thương vụ Việt Nam tại châu Á, châu Phi mở rộng thị trường xuất khẩu.
Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Con số kỷ lục của hoạt động xuất nhập khẩu năm 2024 có được một phần nhờ các hoạt động xúc tiến xuất khẩu được triển khai bài bản thời gian qua.
Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Năm 2024 các thị trường đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm. Riêng tháng 11/2024, Nhật Bản có tới 10 thông báo, có loại thuốc giảm hoạt chất đến 10 lần.
Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Với mức tăng trưởng 18%, Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động