Xuất khẩu cá ngừ đóng hộp của Việt Nam tăng trưởng trở lại Xuất khẩu cá ngừ sang Mỹ, EU tiếp tục đà tăng trưởng |
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tháng 12 năm 2023, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam đã tăng 7% so với cùng kỳ năm 2022 với 73 triệu USD. Năm 2023, ngành cá ngừ Việt Nam thu về 845 triệu USD, giảm 17% so với năm 2022.
Trong số các thị trường xuất khẩu,Mỹ vẫn là thị trường tiêu thụ lớn nhất của cá ngừ Việt Nam với 326 triệu USD, giảm 33% so với năm trước tuy nhiên đã có sự bứt phá trong 3 tháng cuối năm. Sau khi tăng trưởng liên tục trong tháng 10 và 11, xuất khẩu cá ngừ sang Mỹ đã giảm nhẹ 1% trong tháng 12, còn 25 triệu USD.
Năm 2023, ngành cá ngừ Việt Nam thu về 845 triệu USD, giảm 17% so với năm 2022 |
Israel là thị trường lớn thứ 2 của cá ngừ Việt Nam với hơn 50 triệu USD, tăng 37% so với năm 2022 với mức tăng trưởng tốt trong các tháng đầu năm.
Bên cạnh đó xuất khẩu sang Canada và Nhật Bản cũng sụt giảm trong tháng 12, với mức giảm lần lượt là 12% và 8%.
Xuất khẩu cá ngừ sang châu Âu tiếp tục tăng trưởng tốt với mức tăng 25% trong tháng 12. Tuy nhiên tính cả năm 2023, xuất khẩu sang khối thị trường này chỉ tăng nhẹ 6% so với năm 2022. Tại khối thị trường này, Italy vẫn là thị trường điểm sáng với tốc độ tăng trưởng “phi mã”, tăng 361% so với năm 2022.
VASEP cho biết, sau một khoảng thời gian nhiều biến động, xuất khẩu cá ngừ sang Nga đã tăng liên tục trở lại sau những tháng cuối năm 2023. Tính riêng tháng 12, xuất khẩu cá ngừ sang Nga tăng 96% so với cùng kỳ. Lũy kế năm 2023, xuất khẩu sang thị trường này đạt gần 29 triệu USD, tăng 18% so với năm trước đó.
Các sản phẩm cá ngừ của Việt Nam hiện đã xuất khẩu được sang 99 thị trường trên thế giới và tiếp tục mở rộng trong năm 2023, trong đó Mỹ, EU, CPTPP, Israel, Thái Lan, Saudi Arabia, Nga, Philippines, Ai Cập là 9 thị trường nhập khẩu cá ngừ lớn nhất của Việt Nam.
Theo nhận định của các doanh nghiệp, 2024 là năm có nhiều khó khăn, nhất là việc Ủy ban châu Âu (EC) duy trì giữ cảnh báo thẻ vàng đối với sản phẩm thủy sản khai thác của Việt Nam. Ngoài ra, giá cá ngừ nguyên liệu trên thị trường thế giới đã giảm nhiệt, tuy nhiên căng thẳng tại Biển Đỏ đã khiến giá cước vận tải tăng cao sẽ khiến cho giá cá ngừ thành phẩm vẫn sẽ cao.
Trong khi đó, lạm phát ở các nước lớn đã được kiềm chế, kinh tế thế giới đã thoát đáy nhưng phục hồi chậm nên nhu cầu nhập khẩu cá ngừ tại nhiều nướcchưa có dấu hiệu hồi phục. Cạnh tranh tại các thị trường ngày càng gay gắt và lượng tồn kho của các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cao. Tất cả các yêu tố này sẽ kìm hãm sự phục hồi xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam