Thứ bảy 10/05/2025 16:54

Xử lý tài sản bảo đảm: Vướng cơ chế

Xử lý tài sản bảo đảm (TSBĐ) được cho là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình giải quyết nợ xấu nhưng trên thực tế, hoạt động này đang diễn ra chậm do vướng nhiều quy định pháp lý.
Nhiều khách hàng dùng xe ôtô đắt tiền là tài sản bảo đảm khi vay vốn

Chính sách chưa phù hợp

Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), trong 4 năm qua, tính đến thời điểm 31/12/2015, toàn hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) đã xử lý được 493,09 nghìn tỷ đồng nợ xấu (nợ xấu được xử lý năm 2012: 74,68 nghìn tỷ đồng; năm 2013: 87,98 nghìn tỷ đồng; năm 2014: 143,55 nghìn tỷ đồng; năm 2015: 186,89 nghìn tỷ đồng), trong đó, nợ xấu do các TCTD tự xử lý chiếm 55,4%, còn lại là bán nợ (bao gồm bán cho Công ty Quản lý tài sản - VAMC và tổ chức, cá nhân khác) chiếm 44,6%.

Chia sẻ tại hội thảo “Quyền xử lý tài sản bảo đảm của tổ chức tín dụng” mới đây, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Kim Anh cho rằng, ngoài các giải pháp bán nợ, cơ cấu lại khoản nợ gắn với cơ cấu lại doanh nghiệp… xử lý TSBĐ để thu hồi nợ là giải pháp quan trọng nhất để đẩy nhanh tốc độ xử lý nợ xấu vì hơn 90% khoản nợ xấu có TSBĐ. Tuy nhiên, biện pháp xử lý TSBĐ (bán, phát mại) thu hồi nợ chưa được thực hiện hiệu quả, chỉ đạt khoảng 13,91 nghìn tỷ đồng. Số liệu này cho thấy, việc xử lý TSBĐ thu hồi nợ còn nhiều khó khăn, vướng mắc.

Theo luật sư Nguyễn Thị Phương - Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ pháp chế ngân hàng thuộc Hiệp hội Ngân hàng - quyền xử lý TSBĐ của các TCTD là một loại quyền dân sự. Do đó, các TCTD được thực hiện quyền xử lý TSBĐ theo ý chí của mình với điều kiện tiên quyết là không trái các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự và không được lạm dụng quyền gây thiệt hại cho người khác, không vượt quá giới hạn việc thực hiện quyền đó…

Tuy nhiên, thực tiễn xử lý TSBĐ của hệ thống TCTD thời gian qua cho thấy còn tồn tại nhiều rào cản, vướng mắc, bất cập từ nhận thức chưa đúng về quyền xử lý TSBĐ hợp pháp của TCTD nhận bảo đảm. “Các khó khăn vướng mắc do các quy định pháp luật không phù hợp, còn nhiều mâu thuẫn, chồng chéo; có những khoảng trống đến cách hiểu dẫn đến áp dụng pháp luật chưa đúng của tổ chức, cá nhân liên quan”, Phó Thống đốc Nguyễn Kim Anh nhấn mạnh.

Cần cơ chế thực thi hiệu quả

Việc xử lý hiệu quả TSBĐ đòi hỏi phải có hệ thống pháp luật được xây dựng một cách đồng bộ, minh bạch, phù hợp, tôn trọng quyền chủ nợ hợp pháp của bên cho vay, tạo lập được khuôn khổ pháp lý cho các bên liên quan, đặc biệt là chủ nợ thực thi được quyền hợp pháp của mình theo thỏa thuận; thiết lập được cơ chế, cách thức cho phép các bên lựa chọn được cách xử lý nhanh chóng, thuận tiện, tối đa hóa được giá trị thu nợ từ TSBĐ. Ngoài ra, hệ thống pháp luật này phải được các cơ quan, tổ chức liên quan, các bên tham gia giao dịch thực hiện nghiêm minh.

Đề xuất cho hoạt động này, ông Nguyễn Thành Long - Phó Tổng giám đốc VPBank - bày tỏ: Cần phải có cơ chế thực thi pháp luật để quyền xử lý TSBĐ của các TCTD thực thi hiệu quả, bảo đảm cơ chế về trình tự tố tụng, hành chính làm sao được nhanh nhất.

Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, trước hết cần bảo vệ quyền lợi của chủ nợ thay vì con nợ, tức bảo vệ quyền sở hữu trọn vẹn là đồng tiền cho vay, thay vì bảo vệ quyền sở hữu hạn chế là đồng tiền đi vay hay tài sản đã đưa vào bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ. Điều này cần phải được cụ thể hóa trong các quy định liên quan đến giao dịch bảo đảm, xử lý TSBĐ. Bộ Tư pháp cần khẩn trương phối hợp với NHNN, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công an, Bộ Tài chính và Tòa án Nhân dân tối cao trình Chính phủ ban hành Nghị định về xử lý TSBĐ.

Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh:

Quyền xử lý TSBĐ chỉ được thực thi một cách nhanh chóng, hiệu quả và hiệu lực khi nhận thức về quyền, lợi ích và nghĩa vụ của tất cả các bên liên quan trong quan hệ tín dụng ngân hàng được xác lập một cách đúng đắn.

Duy Minh
Bài viết cùng chủ đề: Nợ xấu

Tin cùng chuyên mục

Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng cường thanh tra hoạt động kinh doanh vàng

Khánh thành trường học cho học sinh miền núi Sơn La

Ngân hàng nội tìm vốn ngoại giá rẻ cho nền kinh tế

VPBankS được vinh danh tại HR Excellence ® 2025 về đào tạo

PVcomBank triển khai gói vay 10.500 tỷ đồng, lãi suất chỉ 3,99%/năm

Niềm tin là 'đồng tiền' mạnh nhất của ngân hàng Việt

Giáo sư Đại học Harvard hiến kế xây dựng thương hiệu ngân hàng Việt

Chính thức khai trương Phòng chờ Vietcombank Priority tại Nhà ga T3 Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất

Những điều chưa biết về bộ tiền sau ngày thống nhất đất nước

Agribank trao tặng 37 căn 'nhà hy vọng' tại Hà Tĩnh

BAOVIET Bank cho vay cá nhân lãi suất chỉ từ 3%

KienlongBank ghi nhận kết quả quý I/2025 ấn tượng

Chào mừng 50 năm Thống nhất đất nước, Vietcombank hoàn 50% vé Metro tới 450.000 VND

Cổ đông VPBank thông qua kế hoạch lợi nhuận tỷ đô

Việt Nam trước ‘ngã rẽ’ tài sản số, tín chỉ carbon

Kết quả kinh doanh OCB quý I/2025 giữ đà tăng trưởng tốt

Lãi suất huy động tăng trở lại, kỳ hạn ngắn sát “trần”

Con đường tiền tệ huyền thoại trong kháng chiến chống Mỹ

Tài sản số, tín chỉ carbon: 'Mảnh ghép' mới cho tài sản bảo đảm?

Tăng tín dụng của nhiều ngân hàng cao hơn toàn hệ thống