Xử lý nghiêm hành vi tiếp tay buôn lậu, gian lận thương mại trong thương mại điện tử
Quản lý thị trường Thứ tư, 29/06/2022 - 11:36 Theo dõi Congthuong.vn trên
Còn nhiều diễn biến phức tạp
Theo đánh giá của văn phòng thường trực Ban chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban chỉ đạo 389 quốc gia), những năm qua, hoạt động thương mại điện tử ở nước ta đã có những bước phát triển đáng kể. Các hoạt động kinh doanh, mua bán trực tuyến ngày càng phổ biến đã và đang đem lại những giá trị, lợi ích to lớn cho doanh nghiệp, người tiêu dùng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Tuy nhiên, thời gian gần đây, tình hình dịch bệnh Covid-19 trên thế giới, khu vực và trong nước diễn biến phức tạp, nhu cầu tiêu dùng không qua tiếp xúc trực tiếp với tổ chức, cá nhân cung cấp sản phẩm hàng hóa tăng cao.
![]() |
Một vụ kiểm tra, xử lý vi phạm gian lận thương mại của lực lượng quản lý thị trường |
Một số tổ chức, cá nhân đã triệt để lợi dụng hoạt động thương mại điện tử chủ yếu là qua hoạt động chuyển phát nhanh, qua các trang mạng để quảng cáo, giới thiệu, cung cấp thông tin sai lệch về sản phẩm, chào bán các sản phẩm hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hàng không có hóa đơn, chứng từ, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng, hàng kém chất lượng, hàng hạn chế kinh doanh, hàng kinh doanh có điều kiện, hàng quá hạn sử dụng...
Các lực lượng chức năng ở Trung ương và địa phương đã phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn, xử lý nhiều vụ việc vi phạm với quy mô lớn, tính chất phức tạp, nhiều đối tượng tham gia, số lượng tang vật là hàng cấm, hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ lớn, có giá trị cao... xâm phạm đến lợi ích chính đáng của người tiêu dùng, gây tác động, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế, đời sống của nhân dân.
Tuy nhiên, theo dự báo của Ban chỉ đạo 389 quốc gia, thời gian tới, tình hình hoạt động lợi dụng môi trường thương mại điện tử để buôn lậu, gian lận thương mại, kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hàng không có hóa đơn, chứng từ, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng, hàng kém chất lượng, hàng hạn chế kinh doanh, hàng kinh doanh có điều kiện, hàng quá hạn sử dụng... sẽ còn tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường.
Kịp thời phát hiện, xử lý sai phạm
Để chủ động phát hiện, đấu tranh ngăn chặn kịp thời, hiệu quả tình trạng trên, góp phần làm trong sạch môi trường kinh doanh, tạo niềm tin cho người tiêu dùng, thúc đẩy thương mại điện tử phát triển bền vững, Phó Thủ tướng thường trực Phạm Bình Minh, Trưởng ban chỉ đạo 389 quốc gia vừa yêu cầu các đơn vị tăng cường quản lý, đấu tranh, ngăn chặn hành vi lợi dụng hoạt động thương mại điện tử để buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Trong đó, Ban chỉ đạo 389 các bộ, ngành, địa phương tập trung chỉ đạo các đơn vị, lực lượng chức năng tiếp tục triển khai có hiệu quả Kế hoạch 399 ngày 10/10/2020 của Ban chỉ đạo 389 quốc gia về tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong hoạt động thương mại điện tử và các văn bản liên quan.
Chủ động, nắm chắc diễn biến tình hình, tăng cường kiểm tra, kiểm soát hoạt động thương mại điện tử, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ để kịp thời phát hiện, xử lý các hành vi kinh doanh hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ qua mạng xã hội và các sàn thương mại điện tử.
Cùng với đó, tăng cường công tác phối hợp giữa các đơn vị, lực lượng chức năng trong thực thi nhiệm vụ; kịp thời phát hiện những bất cập, sơ hở, chồng chéo để thống nhất kiến nghị, đề xuất cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
Đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật và kết quả phát hiện, xử lý các vụ việc vi phạm trong hoạt động thương mại điện tử để nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân.
Đồng thời, công bố, công khai rộng rãi số điện thoại, email đường dây nóng của Ban chỉ đạo 389 quốc gia và Ban chỉ đạo 389 các cấp, bảo đảm thu thập, xử lý kịp thời tin báo từ người dân và doanh nghiệp về hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên môi trường thương mại điện tử theo đúng Quy chế tiếp nhận, xử lý tin báo về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; có giải pháp hỗ trợ, nâng cao năng lực thực thi pháp luật về thương mại điện tử cho đội ngũ làm công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về thương mại điện tử.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cũng chỉ đạo khen thưởng kịp thời với tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc; đồng thời, xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân có hành vi bao che, tiếp tay, bảo kê cho các đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong hoạt động thương mại điện tử.
Phó Thủ tướng giao Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo 389 quốc gia theo dõi việc thực hiện và tổng hợp kết quả, báo cáo trưởng ban; đồng thời, tham mưu Ban chỉ đạo 389 quốc gia tổ chức sơ kết 2 năm thực hiện Kế hoạch số 399/KH-BCĐ389 ngày 10/10/2020 của Ban chỉ đạo 389 quốc gia về tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong hoạt động thương mại điện tử, trên cơ sở đó đề xuất trưởng ban tiếp tục chỉ đạo trong thời gian tới.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Tăng cường quản lý địa bàn, mạnh tay chặn đường cát nhập lậu

Thanh Hóa: Xử phạt 70 triệu đồng, tiêu hủy 1,2 tấn thực phẩm không nguồn gốc

Đồng Tháp phát hiện cơ sở bày bán 73 máy hút thuốc lá điện tử nhập lậu

Tạm giữ 79 tấn đường cát Thái Lan đang trên đường đem đi tiêu thụ

Thuốc tân dược không rõ nguồn gốc: Hiểm họa khôn lường
Tin cùng chuyên mục

Thu giữ hơn 5.000 chiếc bánh trung thu không rõ nguồn gốc tại Bắc Giang

Phát hiện hàng chục tấn cám mỳ trộn bột đá tại tỉnh Hải Dương

Ngăn chặn 3,5 tấn tôm sú ướp lạnh có chứa tạp chất tại Bạc Liêu

Quản lý thị trường Hà Nội thu giữ 645 lít rượu không rõ nguồn gốc

Quản lý thị trường Hà Nội: Thu giữ gần 11.000 bánh trung thu không rõ nguồn gốc

Thanh Hóa: Xử lý 740 vụ buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Lực lượng Quản lý thị trường kiểm tra, giám sát ổn định thị trường tại Hà Nam, Vĩnh Phúc

Tổng cục Quản lý thị trường: Xử phạt 11 đơn vị vi phạm kinh doanh xăng dầu không ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp

Khởi động Giải Bóng đá nam thanh niên Tổng cục Quản lý thị trường - DMS League 2022

Quản lý thị trường Cà Mau phát hiện hộ kinh doanh điện thoại nhập lậu

Quản lý thị trường Hà Nội: Phát hiện kho thuốc tây bất hợp pháp

Quản lý thị trường giám sát, xử phạt vi phạm kinh doanh xăng dầu

Xử lý nghiêm vi phạm, gian lận trên sàn thương mại điện tử

Báo Công Thương đoạt giải Đặc biệt Cuộc thi viết “Dấu ấn Quản lý thị trường”

Quản lý thị trường Kiên Giang xử phạt 2 cây xăng chưa điều chỉnh giá theo quy định

Đồng Tháp: Phát hiện cơ sở kinh doanh hàng may mặc không rõ xuất xứ qua Facebook

Tây Ninh: Xử phạt đơn vị tự ý điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu không đúng giá

Chuyên gia Kinh tế hiến kế để "xăng giảm, giá hàng hoá cũng giảm theo"

TP. Hồ Chí Minh: Phát hiện kho hàng mỹ phẩm giả mạo thương hiệu Queenie Skin
