Xây dựng thương hiệu Việt Nam về công nghiệp bán dẫn

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, Việt Nam có tiềm năng để cung cấp dịch vụ sản xuất cho công nghiệp bán dẫn, xây dựng thương hiệu Việt Nam về bán dẫn.
Việt Nam chỉ có 18 tháng chớp "thời cơ vàng" với công nghiệp bán dẫn toàn cầu Địa phương chủ động đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn Công nghiệp bán dẫn dự báo sẽ trở thành ngành công nghiệp nghìn tỷ USD vào 2030

Bán dẫn là ngành công nghiệp nền tảng, trọng yếu

Việc mở rộng cơ hội đầu tư, phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) và bán dẫn tại Việt Nam đang rất được trông đợi, khi liên tiếp đón nhận được những tín hiệu tốt với nhiều tập đoàn công nghệ lớn của nước ngoài muốn đầu tư vào ngành bán dẫn tại Việt Nam và một số doanh nghiệp Việt Nam cũng đã tham gia vào việc nghiên cứu, sản xuất chip.

Nhà máy sản xuất chip tại Việt Nam (Ảnh: Quỳnh Nga)
Nhà máy sản xuất chip tại Việt Nam (Ảnh: Quỳnh Nga)

Ông Lê Nam Trung, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp Công nghệ thông tin và Truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, Bộ Thông tin và Truyền thông coi AI là công nghệ chính của cách mạng công nghiệp, bán dẫn là ngành công nghiệp nền tảng, công nghiệp trọng yếu quốc gia trong vòng 30-50 năm tới.

Hiện nay các doanh nghiệp công nghệ số của Việt Nam đã có năng lực đầu tư phát triển hạ tầng, trung tâm dữ liệu, cung cấp dịch vụ, giải pháp về AI trong nước và quốc tế.

Ngành công nghiệp điện tử Việt Nam cũng đang thu hút nhiều đầu tư FDI nước ngoài. Bộ Thông tin và Truyền thông đang đẩy mạnh hợp tác với các nước lớn như Hoa Kỳ trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, vi mạch…, thúc đẩy hợp tác giữa các doanh nghiệp lớn của nước ngoài và các doanh nghiệp Việt Nam để cùng Việt Nam phát triển mạnh mẽ thị trường tiềm năng này.

Bộ Thông tin và Truyền thông luôn đồng hành và sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp để có môi trường thuận lợi đầu tư, phát triển. Bộ sẽ phối hợp với các tổ chức, doanh nghiệp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phát triển trí tuệ nhân tạo, vi mạch bán dẫn; đồng thời, tổ chức một số hội thảo, hội nghị khoa học quốc tế về AI, bán dẫn để cùng trao đổi, thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm từ các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực này.

Để có sự định hướng, phát triển lâu dài ngành bán dẫn, Việt Nam đang dự thảo Chiến lược phát triển Công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn 2045. Mục tiêu đưa Việt Nam đến 2030 trở thành một trung tâm về công nghiệp vi mạch bán dẫn với các hoạt động thiết kế, đóng gói và kiểm thử.

Từ mục tiêu này sẽ đưa ra các nhiệm vụ trọng tâm trong việc cải thiện thể chế, chính sách, phát triển và đào tạo nhân lực, nghiên cứu, hỗ trợ khởi nghiệp, hình thành hệ sinh thái vi mạch bán dẫn Việt Nam, hợp tác quốc tế.

Định hướng đến năm 2045, Việt Nam trở thành quốc gia có ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn phát triển, là một trong các mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng của công nghiệp bán dẫn toàn cầu.

Đồng thời, phát triển ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam cơ bản có đầy đủ, đồng bộ các hạ tầng về nhân lực, công nghệ, nghiên cứu phát triển, về sản xuất và thị trường ứng dụng, góp phần phát triển bền vững ngành công nghiệp công nghệ số Việt Nam, tạo nền tảng thực hiện thành công chuyển đổi số, phát triển kinh tế số và xây dựng chính phủ số tại Việt Nam.

Lấy nhân lực là ưu tiên hàng đầu

Đại diện Cục Công nghiệp Công nghệ thông tin và Truyền thông cũng cho hay, theo quan điểm của dự thảo “Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050” mà Bộ Thông tin và Truyền thông đang xây dựng xác định nhân tài là nền tảng của công nghiệp bán dẫn, lấy nhân lực là ưu tiên hàng đầu, là yếu tố quyết định để tự chủ, trở thành trung tâm nhân sự bán dẫn toàn cầu ở tất cả các công đoạn.

Việt Nam có dân số trẻ, có quy mô dân số lớn, có lợi thế phát triển nhân lực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM). Công cụ hỗ trợ thiết kế các sản phẩm bán dẫn ngày càng phổ biến, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia thị trường công nghiệp bán dẫn.

Theo đó, Việt Nam có tiềm năng để cung cấp dịch vụ sản xuất cho công nghiệp bán dẫn, xây dựng thương hiệu Việt Nam về bán dẫn.

Để cụ thể hóa nhiệm vụ phát triển nguồn nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn, hiện Chính phủ đã giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng Đề án “phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045” hiện đang trình Chính phủ phê duyệt.

Theo dự thảo Đề án, Bộ Thông tin và Truyền thông có nhiệm vụ xây dựng cơ chế, chính sách, giải pháp hỗ trợ, khuyến khích, thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn trong phạm vi lĩnh vực quản lý.

Để triển khai thực hiện, Bộ Thông tin và Truyền thông dự kiến phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư triển khai các nội dung thuộc Đề án đảm bảo bám sát mục tiêu của chiến lược liên quan về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn quốc gia, đồng thời nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường sự liên kết của các doanh nghiệp công nghệ vào quá trình đào tạo nguồn nhân lực và các hoạt động nghiên cứu và phát triển, chuyển giao công nghệ trong ngành công nghiệp bán dẫn.

Tại Hội nghị thượng đỉnh Chuyển đổi số Việt Nam - châu Á 2024 mới đây, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng thông tin, cả chuyển đổi số và chuyển đổi xanh đều cần công nghệ số, mà công nghệ số thì cốt lõi là chip bán dẫn, nhất là chip trí tuệ nhân tạo. Bộ Thông tin và Truyền thông đã dự thảo xong phiên bản cuối cùng của Chiến lược quốc gia về phát triển chip bán dẫn.

Nếu phải nói 3 điều trọng yếu nhất trong chiến lược này thì đó là: Thứ nhất, phát triển chip bán dẫn phải đi cùng chiến lược về công nghiệp điện tử. Thứ hai, Việt Nam sẽ đi từ Hub (trung tâm) nhân lực bán dẫn toàn cầu đến công nghiệp bán dẫn. Thứ ba, Việt Nam sẽ là số 1 trong sự dịch chuyển chuỗi cung bán dẫn toàn cầu.

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn hợp tác chuyển giao công nghệ với doanh nghiệp Việt

Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn hợp tác chuyển giao công nghệ với doanh nghiệp Việt

Không chỉ đầu tư xây dựng nhà máy một các đơn thuần, các doanh nghiệp Hàn Quốc mong muốn hợp tác liên doanh, chuyển giao công nghệ với doanh nghiệp Việt Nam.
Chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Trấn Yên

Chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Trấn Yên

Chính phủ đã ban hành quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.
Khuyến công Bình Định hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp thiết kế bao bì, xây dựng điểm giới thiệu sản phẩm

Khuyến công Bình Định hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp thiết kế bao bì, xây dựng điểm giới thiệu sản phẩm

Chương trình khuyến công của tỉnh Bình Định đã hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp thiết kế bao bì đóng gói, xây dựng điểm trưng bày, giới thiệu sản phẩm.
Đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam: Tạo

Đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam: Tạo 'đường ray' phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới - Bài 4

Đại biểu Quốc hội cho rằng, tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam như "con rồng" hiện thân, vươn lên để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới.
Năm 2024, sản xuất công nghiệp của Nam Định dự kiến tăng 14,5%

Năm 2024, sản xuất công nghiệp của Nam Định dự kiến tăng 14,5%

Năm 2024, kinh tế của Nam Định duy trì tốc độ tăng trưởng khá, trong đó chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 14,5%, kim ngạch xuất khẩu tăng ước 30,8%.

Tin cùng chuyên mục

Chấp thuận đầu tư gần 3.000 tỷ đồng vào khu công nghiệp Đồng Văn VI

Chấp thuận đầu tư gần 3.000 tỷ đồng vào khu công nghiệp Đồng Văn VI

Ngày 19/11 Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định 1426/QĐ-TTg về chủ trương đầu tư dự án xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Đồng VI.
Chấp thuận đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình II, Hà Nam

Chấp thuận đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình II, Hà Nam

Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình II - Giai đoạn I có diện tích 226,6ha, với vốn đầu tư 2.610,423 tỷ đồng.
Khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Trung tâm IDCS cùng Samsung Electronics Việt Nam tổ chức khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc.
Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024: Quy mô cực lớn, nhiều bất ngờ chờ đón

Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024: Quy mô cực lớn, nhiều bất ngờ chờ đón

Sáng 19/11, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức họp báo công bố thông tin về Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024.
Hiệp hội Dệt may Việt Nam thông tin về lễ kỷ niệm 25 năm thành lập và hội nghị tổng kết 2024

Hiệp hội Dệt may Việt Nam thông tin về lễ kỷ niệm 25 năm thành lập và hội nghị tổng kết 2024

Sáng 19/11, Hiệp hội Dệt may Việt Nam đã tổ chức họp báo thông tin về Lễ kỷ niệm 25 thành lập Vitas và Hội nghị Tổng kết 2024.
Đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam: Tạo

Đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam: Tạo 'đường ray' phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới -Bài 3

Để phát huy hiệu quả cao nhất trong triển khai dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, theo ĐBQH ngoài cơ chế đặc thù, cần quan tâm vấn đề công nghệ, nhân lực...
Đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam: Tạo

Đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam: Tạo 'đường ray' phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới -Bài 2

Đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam sẽ tạo đòn bẩy cho công nghiệp đường sắt, từ đó lan tỏa, tạo động lực thúc đẩy phát triển công nghiệp cơ khí chế tạo.
Tập đoàn Hoá chất Việt Nam mong muốn mở rộng thị trường tại Brazil

Tập đoàn Hoá chất Việt Nam mong muốn mở rộng thị trường tại Brazil

Tập đoàn Hoá chất Việt Nam mong muốn hợp tác với các đối tác Brazil để phát triển sản phẩm mới, mở rộng thị trường.
Tăng liên kết giữa FDI và doanh nghiệp nội địa để phát triển công nghiệp hỗ trợ

Tăng liên kết giữa FDI và doanh nghiệp nội địa để phát triển công nghiệp hỗ trợ

Một trong những giải pháp phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ được đề cập thời gian gần đây là đẩy mạnh liên kết giữa khu vực FDI và doanh nghiệp trong nước.
Đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam: Tạo

Đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam: Tạo 'đường ray' phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới -Bài 1

Tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam là công trình có tính biểu tượng, ý nghĩa chiến lược, đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị, xã hội.
AP Saigon Petro ra mắt máy thay nhớt tự động 3R dành cho xe máy

AP Saigon Petro ra mắt máy thay nhớt tự động 3R dành cho xe máy

Ngày 14/11, Công ty Cổ phần AP Saigon Petro cho ra mắt máy thay nhớt tự động 3R, một giải pháp công nghệ tiên tiến dành cho dầu nhớt và bảo dưỡng xe máy.
10 tháng năm 2024, nhà máy Z183 (Bộ Quốc phòng) đạt doanh thu gần 1.000 tỷ đồng

10 tháng năm 2024, nhà máy Z183 (Bộ Quốc phòng) đạt doanh thu gần 1.000 tỷ đồng

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Thượng tướng Phạm Hoài Nam đã có buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt Nhà máy Z183 thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng.
Thanh Hóa: Hoạt động sản xuất công nghiệp tiếp tục có nhiều khởi sắc

Thanh Hóa: Hoạt động sản xuất công nghiệp tiếp tục có nhiều khởi sắc

Hoạt động sản xuất công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa có nhiều khởi sắc, chỉ số sản xuất công nghiệp toàn ngành năm 2024 dự kiến tăng trên 19% so với cùng kỳ.
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội cho ngành thép

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội cho ngành thép

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam, một dự án trọng điểm của Việt Nam, hứa hẹn tác động lớn đến phát triển kinh tế, trong đó có cơ hội cho ngành thép.
Lai Châu: Kiểm tra hoạt động sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn

Lai Châu: Kiểm tra hoạt động sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn

Công an tỉnh Lai Châu tổ chức kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật trong hoạt động sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn…
Sửa đổi Luật Hóa chất: Đưa ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam phát triển xứng tầm - Bài 3

Sửa đổi Luật Hóa chất: Đưa ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam phát triển xứng tầm - Bài 3

Việc sửa đổi toàn diện Luật Hóa chất nhận được sự đồng tình nhằm tạo cơ chế, chính sách đủ mạnh đưa ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam phát triển xứng tầm.
Mỹ, Nga, Italy sẽ tham gia triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Mỹ, Nga, Italy sẽ tham gia triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Công tác chuẩn bị cho Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 đang được hoàn thiện nhiều hạng mục dự kiến sẽ chính thức khai mạc vào tháng 12 tới.
Quân khu 1 thực hành diễn tập bắn đạn thật nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu

Quân khu 1 thực hành diễn tập bắn đạn thật nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu

Bộ tư lệnh Quân khu 1 chỉ đạo Sư đoàn 3 diễn tập chỉ huy - cơ quan 1 bên, 2 cấp có Trung đoàn 12 thực binh, bắn đạn thật, hiệp đồng quân, binh chủng.
Sở Công Thương Bình Định trao đổi kinh nghiệm với ngành công thương Vĩnh Long, Long An, Cần Thơ

Sở Công Thương Bình Định trao đổi kinh nghiệm với ngành công thương Vĩnh Long, Long An, Cần Thơ

Sở Công Thương Bình Định trao đổi kinh nghiệm quản lý, phát triển cụm công nghiệp; hoạt động khuyến công tại các tỉnh Vĩnh Long, Long An và TP. Cần Thơ.
Bộ Công Thương và Samsung Electronics Việt Nam tổng kết khóa đào tạo kỹ sư khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Bộ Công Thương và Samsung Electronics Việt Nam tổng kết khóa đào tạo kỹ sư khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Trung tâm IDC, Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) phối hợp với Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam tổng kết khóa đào tạo kỹ sư khuôn mẫu tại Hàn Quốc.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động