Thứ bảy 10/05/2025 12:30

Vượt 230 tỷ USD, kim ngạch xuất nhập khẩu vẫn giảm 40 tỷ USD so với cùng kỳ

Lũy kế từ đầu năm đến 15/5, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 230,58 tỷ USD, giảm xấp xỉ 40 tỷ USD so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan, nửa đầu tháng 5 (1-15/5), xuất khẩu của cả nước đạt 11,45 tỷ USD, trong khi nhập khẩu đạt 12,44 tỷ USD.

Như vậy, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước trong kỳ 1 tháng 5 chỉ đạt 23,89 tỷ USD, giảm 2,89 tỷ USD so với nửa cuối tháng 4/2023 và giảm 4,45 tỷ USD so với cùng kỳ 2022.

Xuất nhập khẩu hàng hóa đang gặp nhiều khó khăn

Lũy kế từ đầu năm đến 15/5, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 230,58 tỷ USD (xuất khẩu đạt 118,58 tỷ USD, nhập khẩu đạt 112 tỷ USD) giảm xấp xỉ 40 tỷ USD so với cùng kỳ năm ngoái (cùng kỳ 2022 đạt 270,56 tỷ USD).

Đáng chú ý, kim ngạch xuất nhập khẩu những tháng đầu năm nay còn thấp hơn cả cùng kỳ của năm 2021 (cùng kỳ 2021 đạt 233,95 tỷ USD).

Nhìn chung, các nhóm hàng xuất nhập khẩu chủ lực như: điện thoại và linh kiện; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; dệt may; giày dép… đều giảm sâu so với cùng kỳ năm ngoái.

Với quy mô kim ngạch nêu trên, những tháng đầu năm, xuất nhập khẩu chỉ đạt bình quân 51,24 tỷ USD/tháng, trong khi con số này của cùng kỳ năm ngoái đạt hơn 60 tỷ USD.

Tổng cục Hải quan dự báo, để đạt được quy mô tương đương năm ngoái (hơn 730 tỷ USD), trong thời gian còn lại của năm kim ngạch phải đạt khoảng 500 tỷ USD, tương đương bình quân gần 67 tỷ USD/tháng, đây là mục tiêu đầy thách thức đặt ra đối với cơ quan quản lý và cộng đồng doanh nghiệp.

Tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Công Thương mới đây, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh, kinh tế thế giới vẫn tiếp tục khó khăn dù có dấu hiệu phục hồi nhưng chậm và không đồng đều ở các quốc gia, nhu cầu tiêu dùng vì thế cũng phục hồi chậm. Các nước phát triển ngày càng quan tâm đến các vấn đề an toàn cho người tiêu dùng và dựng lên những tiêu chuẩn mới, hàng rào kỹ thuật mới đối với sản phẩm nhập khẩu; Trung Quốc mở cửa trở lại làm gia tăng sự cạnh tranh trên các thị trường xuất khẩu của Việt Nam... là những yếu tố tiếp tục tác động đến sản xuất và xuất nhập khẩu của Việt Nam trong những tháng tới.

Về phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết, Bộ Công Thương sẽ tập trung triển khai một số nhiệm vụ như đẩy mạnh đổi mới và tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại hướng đến các thị trường mới, thị trường còn tiềm năng như Ấn Độ, châu Phi, Trung Đông và châu Mỹ La tinh, Đông Âu… và các thị trường ít bị ảnh hưởng bởi lạm phát và tăng trưởng khả quan (ASEAN). Cụ thể, quyết liệt đột phá vào các thị trường mới, nơi có tầng lớp trung lưu gia tăng như các thị trường mới nổi E7 (Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Mêxico và Indonesia; thị trường Halal (Trung Đông, Malaysia, Brunay)

Ngoài ra, khai thác hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do (FTA). Tạo thuận lợi hoá, tăng cường chuyển đổi số trong công tác cấp Giấy chứng nhận xuất xứ C/O ưu đãi, qua đó hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng các cam kết trong các Hiệp định FTA.

Trên cơ sở đó, tiếp tục tổ chức các Hội nghị giao ban định kỳ hàng tháng giữa các cơ quan của Bộ, hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài với các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp và các Bộ, ngành liên quan để kịp thời cập nhật cho doanh nghiệp, Hiệp hội về thông tin, nhu cầu, cũng như các quy định mới của thị trường. Đẩy mạnh phát triển xuất nhập khẩu thông qua hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới.

Bảo Ngọc
Bài viết cùng chủ đề: Xuất nhập khẩu

Tin cùng chuyên mục

Lý do tổ yến 'made in Việt Nam' vào Trung Quốc còn khiêm tốn

Chất lượng tốt, cà phê Robusta Việt Nam được nhiều thị trường ưa chuộng

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 4 tháng/2025 tăng 15,7% so với cùng kỳ

Chủ động thích ứng, doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu hàng hóa

Hà Nội: Xuất khẩu hàng hóa đạt 6,4 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2025

Xuất nhập khẩu vượt 276 tỷ USD sau 4 tháng

Hợp tác Việt Nam - Kazakhstan: Mở lối sang ngành công nghiệp nền tảng, giá trị cao

Xuất khẩu tăng, ngành nông nghiệp xuất siêu hơn 5,1 tỷ USD

Bộ Công Thương sửa đổi quy định về xuất xứ hàng hóa và giấy chứng nhận C/O

Infographic | Xuất khẩu sang Liên bang Nga đạt 545,5 triệu USD trong quý 1/2025

Từ 5/5/2025, cấp C/O không ưu đãi, CNM và đăng ký mã số REX chuyển về Bộ Công Thương

Giải mã nguyên nhân khiến giá dừa xuất khẩu lập đỉnh

EC lùi thời gian thanh tra 'thẻ vàng' IUU đến cuối năm

Đề xuất mở rộng ưu đãi thuế VAT cho dịch vụ xuất khẩu

Sầu riêng Việt thêm đối thủ cạnh tranh tại thị trường tỷ dân

Doanh nghiệp Việt nửa thế kỷ vươn mình: Bài 2: Cần 'cuộc cách mạng' để kinh tế tư nhân bứt phá

Xuất khẩu nông sản sang EU: Không phải lượng mà là chất

Chinh phục thị trường Nhật Bản: Cơ hội nâng cao giá trị gạo Việt

Từ nhập siêu tới xuất siêu: Dấu ấn nửa thế kỷ hàng Việt hội nhập

Bộ Công Thương thu hồi 10 giấy chứng nhận kinh doanh xuất khẩu gạo