Hiệp định thương mại tự do Lục địa châu Phi, xuất nhập khẩu Việt Nam thêm cơ hội

Với sự ra đời của Hiệp định Thương mại tự do Lục địa châu Phi (AfCFTA), xuất nhập khẩu Việt Nam với khu vực thị trường châu Phi có thể được hưởng nhiều cơ hội.
Xuất nhập khẩu của doanh nghiệp FDI đạt 125,56 tỷ USD, giảm 14,2% Kim ngạch xuất nhập khẩu suy giảm, Trung Quốc vẫn là thị trường quan trọng của hàng Việt

Hiệp định Thương mại tự do Lục địa châu Phi (AfCFTA) chính thức bắt đầu vào đầu năm 2021, khi các quốc gia thành viên tham gia thành lập một thị trường chung bao gồm cả lĩnh vực thương mại và lĩnh vực đầu tư với tổng GDP là 3,4 nghìn tỷ USD.

AfCFTA được ra đời với mục đích loại bỏ thuế quan đối với 90% thương mại hàng hóa nội bộ châu Phi, giảm các hàng rào phi thuế quan, tự do hóa thương mại dịch vụ, phát triển sự công nhận lẫn nhau về các tiêu chuẩn, thúc đẩy phát triển toàn diện và bền vững, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển vốn và con người giữa các quốc gia.

Với sự ra đời của AfCFTA, giao thương của Việt Nam với khu vực châu Phi có thể được hưởng nhiều cơ hội mới.
Với sự ra đời của AfCFTA, giao thương của Việt Nam với khu vực châu Phi có thể được hưởng nhiều cơ hội mới.

AfCFTA được cấu trúc theo từng giai đoạn, khiến hiệp định này có thể tiến hóa theo thời gian.

Cụ thể, nhiều cuộc đàm phán khác đã được lên kế hoạch trong các lĩnh vực như chính sách cạnh tranh, đầu tư, quyền sở hữu trí tuệ và thương mại điện tử. AfCFTA được xây dựng dựa trên các Hiệp định và nguyên tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), điều này rất quan trọng vì có tới 11 thành viên của Liên minh châu Phi chưa phải là thành viên WTO.

Theo Ủy ban Kinh tế Liên Hợp Quốc về châu Phi (UNECA), sau khi được triển khai đầy đủ, AfCFTA có tiềm năng tăng thương mại nội khối lên 52,3% so với thời điểm trước khi ký kết Hiệp định.

Thông tin trên website chính thức của AfCFTA, tính tới tháng 3/2023, 54 trong số 55 quốc gia thành viên của Liên minh châu Phi đã ký kết AfCFTA (Eritrea chưa tham gia ký kết).

Tính đến tháng 4/2023, 46 trong số 54 bên ký kết (81,5%) đã hoàn tất thủ tục phê chuẩn Hiệp định và nộp lưu chiểu. Châu Phi kỳ vọng nhờ tác động tích cực của AfCFTA, 30 triệu người sẽ có cơ hội thoát khỏi mức nghèo cùng cực. Bên cạnh đó, thu nhập trước năm 2035 được trông đợi sẽ tăng 7% so với hiện tại, tương đương 450 tỷ USD.

Cơ hội cho giao thương Việt Nam với châu Phi

Vụ thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công thương) cho biết, thương mại Việt Nam - châu Phi đã tăng từ mức 2,52 tỷ USD năm 2010 lên mức 5,5 tỷ USD năm 2022. Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam đến Châu Phi đạt 2,8 tỷ USD, nhập khẩu từ Châu Phi 2,6 tỷ USD, xuất siêu đạt giá trị 226,3 triệu USD.

Các nhóm hàng xuất khẩu chính bao gồm: Gạo (đạt 568,6 triệu USD); Điện thoại các loại và linh kiện (đạt 355,6 triệu USD); Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (đạt 210,4 triệu USD); Giày dép các loại (đạt 141,8 triệu USD); Cà phê (đạt 131 triệu USD); Hàng dệt, may (đạt 129 triệu USD); Hàng thủy sản (đạt 60,3 triệu USD)…

Nhóm hàng nhập khẩu chính bao gồm: Hạt điều (đạt 1,1 tỷ USD); Kim loại thường khác (đạt 484,1 triệu USD); Gỗ và sản phẩm gỗ (đạt 114,3 triệu USD); Hàng rau quả (đạt 64,1 triệu USD); Bông các loại (đạt 54,2 triệu USD)…

"Dư địa xuất khẩu sang châu Phi còn rất lớn vì Việt Nam mới chiếm 0,6% thị phần nhập khẩu 600 tỷ USD của châu Phi mỗi năm", Vụ thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công thương) nhận định.

Cùng đó, sự ra đời của AfCFTA, giao thương của Việt Nam với khu vực thị trường châu Phi có thể được hưởng nhiều cơ hội mới.

Hàng Việt Nam tiếp cận với nhiều thị trường hơn, trong bối cảnh các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam tại châu Phi cho tới nay vẫn là những quốc gia có nền kinh tế lớn, có cảng biển thuận lợi cho việc giao thương như: Nam Phi, Ai Cập, Nigieria.

Chi phí nhập khẩu nguyên liệu, nông sản từ châu Phi có thể sẽ được cắt giảm. Do Việt Nam hiện chủ yếu nhập khẩu các mặt hàng nông sản, nguyên liệu thô từ châu Phi để sản xuất, tạo thêm giá trị gia tăng.

Việc các cường quốc hàng đầu thế giới đã, đang lấy kinh tế làm “mũi nhọn” trong triển khai chiến lược cạnh tranh ảnh hưởng tại châu Phi, đặc biệt từ khi khu vực này tuyên bố sự ra đời của AfCFTA, mở ra cho lục địa này cơ hội hòa nhập vào chuỗi cung ứng toàn cầu, mở rộng thị trường, vận chuyển hàng hóa được thuận lợi hơn.

Ngoài ra, Việt Nam có thể nâng cao kim ngạch xuất khẩu thông qua đàm phán các thỏa thuận thương mại với toàn châu lục.

Một xu hướng có triển vọng sẽ diễn ra trong thời gian tới, đó là các quốc gia trên thế giới sẽ nghiên cứu, đàm phán, ký kết các thỏa thuận thương mại quốc tế, đặc biệt là Hiệp định thương mại tự do (FTA) với toàn bộ khối mậu dịch tự do lục địa châu Phi. Việc này sẽ giúp các quốc gia tiết kiệm thời gian đàm phán với từng quốc gia hoặc khu vực nhỏ lẻ (châu Phi hiện có 55 quốc gia chia thành 8 khu vực kinh tế).

Trên thực tế, các quốc gia châu Phi có cơ cấu sản xuất khá tương đồng, chủ yếu là các sản phẩm sơ cấp như dầu thô, nông sản thô, khoáng sản, kim loại quý…Do vậy, ngay cả khi AfCFTA có hiệu lực trên toàn khu vực, châu lục này vẫn chưa thể đảm bảo nguồn cung với nhiều mặt hàng tư liệu sản xuất (máy móc, thiết bị) và các mặt hàng quan trọng trong đời sống như: gạo, hàng dệt may, da giày, hàng thủy sản chế biến… và vẫn phải phụ thuộc vào nhập khẩu từ các nước ngoại khối.

Trong khi đó, các mặt hàng như gạo, cà phê, dệt may, da giày, thủy sản lại là những mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam.

Đơn cử, Việt Nam hiện là một trong 8 quốc gia xuất khẩu hàng dệt may lớn trên thế giới, song giá trị xuất khẩu của nhóm hàng này sang châu Phi còn khá khiêm tốn, mới chỉ đạt 129 triệu USD trong năm 2022, một phần do các rào cản thuế quan và sự cạnh tranh của các nước đã có FTA với một số quốc gia trong khu vực.

Do đó, nếu Việt Nam hoặc ASEAN tiến hành đàm phán một thỏa thuận thương mại với toàn khu vực AfCFTA, Việt Nam hoàn toàn có thể gia tăng xuất khẩu hàng dệt may, da giày vào châu Phi, phát huy những lợi thế cạnh tranh như chi phí lao động thấp hơn so với nhiều nước châu Á, kỹ thuật may tốt, sản phẩm đạt chất lượng cao.

Theo Báo Đầu tư
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Cục trưởng Cục Thống kê nêu giải pháp ‘mở khóa’ tăng trưởng

Cục trưởng Cục Thống kê nêu giải pháp ‘mở khóa’ tăng trưởng

Để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025, bên cạnh tranh thủ cơ hội đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, Việt Nam cần phát huy mạnh mẽ nội lực.
Sốt đất Hà Nội quay lại: Hồi chuông cảnh báo từ ‘bóng ma’ 2008

Sốt đất Hà Nội quay lại: Hồi chuông cảnh báo từ ‘bóng ma’ 2008

Hà Nội đang trải qua cơn sốt đất khiến các nhà đầu tư đứng ngồi không yên. Thế nhưng, đây cũng là hồi chuông cảnh báo về "bóng ma" bong bóng bất động sản 2008.
Tin Công Thương 10/4: Xuất nhập khẩu qua cửa khẩu tăng mạnh

Tin Công Thương 10/4: Xuất nhập khẩu qua cửa khẩu tăng mạnh

Ngày 10/4, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Động lực tăng trưởng truyền thống có xu hướng giảm hiệu quả

Động lực tăng trưởng truyền thống có xu hướng giảm hiệu quả

Đây là nhận định nêu trong báo cáo đánh giá kinh tế Việt Nam thường niên 2024, triển vọng tăng trưởng năm 2025 do Đại học Kinh tế quốc dân công bố sáng 10/4.

'Người tốt, việc tốt' - lan tỏa những giá trị tốt đẹp

Việc tặng danh hiệu "Người tốt, việc tốt" cho các cá nhân tại Hà Nội đã góp phần lan tỏa những giá trị tốt đẹp trong cộng đồng.

Tin cùng chuyên mục

Tin Công Thương 9/4: Thêm cơ hội cho gạo Việt

Tin Công Thương 9/4: Thêm cơ hội cho gạo Việt

Ngày 9/4, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Chùm ảnh: Bộ Công Thương tổ chức hội nghị tham vấn xây dựng Luật Thương mại điện tử

Chùm ảnh: Bộ Công Thương tổ chức hội nghị tham vấn xây dựng Luật Thương mại điện tử

Ngày 9/4, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị tham vấn chính sách xây dựng Luật Thương mại điện tử.
Cậu bé cứu bạn: Lan tỏa cảm xúc đẹp trong cộng đồng

Cậu bé cứu bạn: Lan tỏa cảm xúc đẹp trong cộng đồng

Hình ảnh, câu chuyện về 'người hùng nhí' Nam Phong - chưa đầy 3 tuổi, nhanh trí, xử lý “vượt tuổi” để cứu bạn - đã lan tỏa những cảm xúc đẹp trong cộng đồng...
Chùm ảnh: Toàn cảnh lễ công bố Bộ chỉ số FTA Index

Chùm ảnh: Toàn cảnh lễ công bố Bộ chỉ số FTA Index

Chiều 8/4, Bộ Công Thương đã phối hợp tổ chức Lễ công bố Bộ chỉ số đánh giá kết quả thực hiện các Hiệp định thương mại tự do của các địa phương - FTA Index.
Các tỉnh top cuối FTA Index: Những cánh én chưa đủ gọi mùa xuân

Các tỉnh top cuối FTA Index: Những cánh én chưa đủ gọi mùa xuân

Từ bảng xếp hạng FTA Index 2024 cho thấy nhiều địa phương vẫn loay hoay với các Hiệp định thương mại tự do và các chỉ số đạt được chưa cao.
Tin Công Thương 8/4: Bộ Công Thương tăng cường kiểm soát xuất xứ hàng hóa

Tin Công Thương 8/4: Bộ Công Thương tăng cường kiểm soát xuất xứ hàng hóa

Ngày 8/4, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Quảng cáo sai sự thật: Lỗ hổng trách nhiệm, vấn đề đạo đức

Quảng cáo sai sự thật: Lỗ hổng trách nhiệm, vấn đề đạo đức

Tham gia quảng cáo sai sự thật không chỉ ảnh hưởng đến hình ảnh của người nghệ sĩ mà còn đặt ra nhiều vấn đề về lỗ hổng trách nhiệm và đạo đức xã hội.
TP. Hồ Chí Minh: Tăng trưởng GRDP quý 1/2025 cao nhất trong 5 năm qua

TP. Hồ Chí Minh: Tăng trưởng GRDP quý 1/2025 cao nhất trong 5 năm qua

Kinh tế TP. Hồ Chí Minh trong quý I năm 2025 đã đạt mức tăng trưởng cao nhất trong 5 năm qua, tạo tiền đề tích cực cho tăng trưởng các quý tiếp theo.
Việt Nam khẳng định vai trò quốc gia trách nhiệm qua sứ mệnh cứu hộ Myanmar

Việt Nam khẳng định vai trò quốc gia trách nhiệm qua sứ mệnh cứu hộ Myanmar

Hành trình nhân đạo tại Myanmar đã khép lại, Việt Nam khẳng định vị thế quốc gia trách nhiệm trong khu vực.
Nghệ sĩ với quảng cáo: Sức hút và rủi ro pháp lý

Nghệ sĩ với quảng cáo: Sức hút và rủi ro pháp lý

Từ cú ngã ngựa của Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục là lời cảnh báo cho cả showbiz Việt về sức hút công chúng và rủi ro pháp lý của nghệ sĩ với quảng cáo.
Tội ác

Tội ác 'trời không dung, đất không tha': Mẹ sát hại con để trục lợi bảo hiểm

Mẹ giết con - tội ác hiếm gặp với cả các “loài”! Mẹ giết con để trục lợi bảo hiểm lấy tiền ăn chơi, cờ bạc thì đúng là tội ác “trời không dung, đất không tha”.
Chuyện huyện Tương Dương bị đòi nợ: Cần minh bạch, trách nhiệm và giám sát

Chuyện huyện Tương Dương bị đòi nợ: Cần minh bạch, trách nhiệm và giám sát

Cá nhân 'tung chiêu' đòi nợ trên mạng xã hội không hiếm, nhưng chủ một quán ăn đưa “chuyện nợ nần” của UBND huyện Tương Dương lên Facebook đã thu hút dư luận...
Cứu hộ động đất Myanmar:

Cứu hộ động đất Myanmar: 'Không ai bị bỏ lại phía sau'

Ngay sau thảm họa động đất ở Myanmar, lực lượng cứu hộ Việt Nam ngay lập tức lên đường với tinh thần “không ai bị bỏ lại phía sau”.
PGS. TS Nguyễn Thường Lạng: Tác động đến tăng trưởng không quá lớn

PGS. TS Nguyễn Thường Lạng: Tác động đến tăng trưởng không quá lớn

Cần chủ động tránh ùn ứ hàng hóa sang thị trường Hoa Kỳ trong bối cảnh chính quyền Tổng thống D.Trump áp dụng mức thuế đối ứng 46% với Việt Nam.
Ai

Ai 'bảo kê niềm tin' cho Quang Linh Vlogs, Hằng Du Mục?

Từ truyền cảm hứng, Quang Linh và Hằng Du Mục trở thành bị can hình sự, cảnh tỉnh về trách nhiệm và đạo đức của KOLs trong kỷ nguyên số.
Tin Công Thương 4/4: Xuất khẩu quý I/2025 tăng trưởng 2 con số

Tin Công Thương 4/4: Xuất khẩu quý I/2025 tăng trưởng 2 con số

Ngày 4/4, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Chùm ảnh: Bộ Công Thương họp báo thường kỳ quý I/2025

Chùm ảnh: Bộ Công Thương họp báo thường kỳ quý I/2025

Chiều 4/4, Bộ Công Thương đã tổ chức họp báo thường kỳ quý I/2025 thông tin về tình hình sản xuất công nghiệp, thương mại trong 3 tháng đầu năm.
Thuật toán vô cảm, KOLs vô trách nhiệm và thế hệ bị dẫn lối sai

Thuật toán vô cảm, KOLs vô trách nhiệm và thế hệ bị dẫn lối sai

PGS.TS Trần Thành Nam đã chỉ ra bản chất “bệnh lý văn hóa” của thời đại số, cảnh báo về sự xuống cấp thẩm mỹ, sự thao túng của thuật toán vô cảm.
Kiểm soát thương mại chiến lược: Bước đi quan trọng

Kiểm soát thương mại chiến lược: Bước đi quan trọng

Theo luật sư Nguyễn Thanh Hà, việc xây dựng Nghị định về kiểm soát thương mại chiến lược là một bước đi quan trọng, phản ánh tầm nhìn chiến lược của Việt Nam.
Hơn 100 trang kiểm toán không trả lời nổi câu hỏi: Tiền đi đâu?

Hơn 100 trang kiểm toán không trả lời nổi câu hỏi: Tiền đi đâu?

Từ bản kiểm toán dày hơn 100 trang của Phạm Thoại đến chuỗi lùm xùm từ thiện trước đó, công chúng vẫn chưa thể thôi hỏi: Tiền đã đi đâu?
Mobile VerionPhiên bản di động