Vụ việc 100 container điều xuất sang Italia: Nguy cơ vẫn còn

Thời gian gần đây, việc các công ty xuất khẩu hạt điều sang Italia có dấu hiệu bị lừa đảo đã và đang làm dấy lên những cái lo ngại cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam, nhất là khi xuất khẩu điều là một trong những ngành hàng xuất khẩu số một của Việt Nam ra thế giới.
Thương vụ Việt Nam tại Italy nhanh chóng hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hạt điều giảm thiệt hại Vụ việc 100 container hạt điều xuất khẩu sang Italia: Cần làm gì để hạn chế rủi ro? 12/35 container hạt điều xuất khẩu sang Italy đã được thu hồi

Các container hạt điều chưa bị mất, nhưng nguy cơ vẫn còn

Trao đổi với phóng viên về vấn đề này, ông Trần Thanh Hải – Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cho biết, cho đến thời điểm này, những lô hàng hạt điều đưa sang Italia vẫn chưa bị mất, tức là chưa lọt vào tay của các đối tượng thứ ba. Tuy nhiên, hiện doanh nghiệp không kiểm soát được bộ chứng từ và người giữ bộ chứng từ đó hoàn toàn có thể đến làm việc với hãng tàu để nhận hàng và nguy cơ có thể bị mất hàng vẫn còn hiện hữu.

Vụ việc 100 container điều xuất sang Italia: Nguy cơ vẫn còn
Doanh nghiệp Việt Nam hiện không mất một container hạt điều nào

Do đó, trong thời gian vừa qua, ngay sau khi tiếp nhận thông tin, Bộ Công Thương đã chỉ đạo các đơn vị liên quan, trong đó có Thương vụ Việt Nam tại Italia để làm việc với các cơ quan chức năng phía bạn nhằm giữ lại các lô hàng. Đồng thời kéo dài thời gian để xác minh các vận đơn, chứng từ đang nằm ở đâu và ai là người thực sự có quyền sở hữu đối với cả lô hàng.

Hiện nay, Thương vụ Việt Nam tại Italia đang tiếp tục làm việc với các hãng tàu, chính quyền cũng như các văn phòng luật sư để có thể hỗ trợ cho doanh nghiệp Việt Nam được tốt nhất.

Ông Nguyễn Đức Thanh, Tham tán Công sứ - Thương vụ Việt Nam tại Italia chia sẻ cụ thể hơn, 5 doanh nghiệp Italia ký kết hợp đồng mua 100 container hạt điều tương đương 20 triệu USD với 6 doanh nghiệp hạt điều Việt Nam thông qua một công ty môi giới - chủ là Việt kiều ở Mỹ.

74 container đã được giao sang Italia. Trong số 74 container có 35 container hạt điều chúng ta mất quyền kiểm soát bộ chứng từ gốc, 39 container còn lại có bộ chứng từ gốc là cơ sở xem xét. Nếu container chưa tới cảng Italia thì có thể chở ngược lại Việt Nam, còn nếu đã tới Italia chúng ta có thể xử lý được.

Còn 35 container bị mất quyền kiểm soát ở tất cả các cơ quan: ở cảng, hải quan, cảnh sát kinh tế, luật sư, các cơ quan hữu quan… Do đó, Thương vụ đã làm việc với các bên nên đã giữ lại tất cả những container này và không giao cho bên nào.

Thông tin tiếp, ông Thanh cho biết tới thời điểm này nhóm lừa đảo không thể lấy được 1 container hạt điều nào của Việt Nam, đồng nghĩa với doanh nghiệp Việt Nam không mất một container hạt điều nào.

Ngoài ra, trong 74 container hạt điều này đến bây giờ chúng ta đã bán lại được cho các công ty ở Hà Lan, Đức, Italia khoảng 20 container gồm cả container có giấy tờ và chưa có giấy tờ.

Cần thận trọng trong giao dịch

Thông qua vụ việc này, nhiều ý kiến cho rằng phương thức thanh toán, giao nhận hạt điều xuất khẩu nói riêng và nhiều loại hàng hóa nông sản của chúng ta đang có kẽ hở, dễ bị lợi dụng để lừa đảo. Ông Trần Thanh Hải nhận định, trong hoạt động thương mại nói chung, việc trao đổi giữa người bán và người mua phụ thuộc vào nhiều yếu tố và việc quyết định sử dụng hình thức thanh toán cũng phụ thuộc quá trình trao đổi, đàm phán giữa hai bên.

Thực tế, mỗi hình thức thanh toán đều có những ưu và nhược điểm riêng. Trong quá trình đàm phán, người bán và người mua phải lựa chọn được hình thức thanh toán nào đó đáp ứng, thỏa mãn được nhu cầu của hai bên, có thể là trả tiền đổi chứng từ hoặc mở L/C. Tuy nhiên, dù chọn phương thức nào thì cũng phải đưa được vai trò của ngân hàng để giúp khống chế bộ chứng từ.

Ngoài ra, để có thể giảm bớt khả năng bị nghi là lừa đảo, ông Trần Thanh Hải khuyến cáo, các doanh nghiệp cần có sự kiểm tra kỹ về phía đối tác, đặc biệt là những đối tác mới giao dịch lần đầu. Ở đây, các cơ quan thương vụ chính là những cánh tay nối dài của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp kiểm tra, xác minh đối tác. Đây là một yếu tố rất quan trọng.

“Ngoài ra, các doanh nghiệp khi đi ra thị trường quốc tế thì vấn đề về làm chủ giao dịch, làm chủ các hợp đồng là rất quan trọng. Các doanh nghiệp nên dành quyền chủ động ký kết hợp, chủ động soạn thảo hợp đồng. Bên cạnh đó, vai trò của các cơ quan tư vấn và của các hoạt động giám định bảo hiểm cũng rất quan trọng, vì khi tranh chấp chưa xảy ra thì ta chưa nhìn thấy vai trò, còn khi tranh chấp đã xảy ra rồi thì công tác bảo hiểm và giám định cũng sẽ giúp giảm thiểu những thiệt hại.

Thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ có những hội thảo nghiệp vụ sâu hơn, liên tục tới doanh nghiệp về những vấn đề tương tự bởi hiện nay doanh nghiệp vẫn còn lơ là về vấn đề này. Trong giao dịch quốc tế, lừa đảo là một trong những yếu tố không thể tránh khỏi nên cần thận trọng hơn với tất cả các doanh nghiệp, bạn hàng và đối tác...

Bảo Ngọc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu điều

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Lào Cai: Phân luồng qua cửa khẩu Kim Thành mùa vải 2025

Lào Cai: Phân luồng qua cửa khẩu Kim Thành mùa vải 2025

Ban quản lý Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Lào Cai ban hành văn bản thông báo phân luồng phương tiện chở hàng hoá xuất khẩu qua cửa khẩu Kim Thành mùa vải 2025.
Bộ Công Thương sửa đổi Thông tư số 30 về kinh doanh xuất khẩu gạo

Bộ Công Thương sửa đổi Thông tư số 30 về kinh doanh xuất khẩu gạo

Bộ Công Thương đã và đang tiến hành soạn thảo, xây dựng Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 30/2018/TT-BCT ngày 1/10/2018 về xuất khẩu gạo.
Sản phẩm hữu cơ chỉ chiếm khoảng 1,46% kim ngạch xuất khẩu

Sản phẩm hữu cơ chỉ chiếm khoảng 1,46% kim ngạch xuất khẩu

Giá trị xuất khẩu nông nghiệp hữu cơ mới đạt khoảng 20 nghìn tỷ đồng, chiếm 1,46% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nông lâm thủy sản, một con số khá khiêm tốn.
Cục Hải quan tăng cường kiểm tra xuất xứ hàng hóa

Cục Hải quan tăng cường kiểm tra xuất xứ hàng hóa

Cục Hải quan (Bộ Tài chính) có thông báo số 4976/CHQ-GSQL ngày 14/5 về việc tăng cường kiểm tra xác định xuất xứ hàng hóa.
Thủ tướng yêu cầu xây dựng kế hoạch thúc đẩy xuất khẩu thực phẩm Halal

Thủ tướng yêu cầu xây dựng kế hoạch thúc đẩy xuất khẩu thực phẩm Halal

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương, Bộ Ngoại giao theo chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu các thông tin trên để xây dựng kế hoạch thúc đẩy xuất khẩu thực phẩm Halal.

Tin cùng chuyên mục

Thương mại Việt Nam - Thái Lan: Động lực từ

Thương mại Việt Nam - Thái Lan: Động lực từ 'Ba kết nối'

Chiến lược “Ba kết nối” trong đó có việc tăng đầu tư, du lịch sẽ là động lực, tác động hiệu quả trong việc nâng thương mại Việt Nam - Thái Lan đạt 25 tỷ USD.
Xuất nhập khẩu: Bước nhảy vọt sau hơn hai thập kỷ

Xuất nhập khẩu: Bước nhảy vọt sau hơn hai thập kỷ

Xuất nhập khẩu là minh chứng của việc tăng trưởng thần kỳ khi trong giai đoạn 2001-2024, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam tăng hơn 25 lần, đạt 786,29 tỷ USD.
Thụy Điển muốn tăng gấp đôi doanh nghiệp đầu tư tại Việt Nam

Thụy Điển muốn tăng gấp đôi doanh nghiệp đầu tư tại Việt Nam

Ưu tiên hàng đầu của Thụy Điển là đưa thêm nhiều doanh nghiệp nước này đến Việt Nam đầu tư. Từ 70 doanh nghiệp hiện có lên 100 đến 150 doanh nghiệp.
Indonesia lên kế hoạch ngừng nhập khẩu gạo: Không đáng ngại

Indonesia lên kế hoạch ngừng nhập khẩu gạo: Không đáng ngại

Việc Indonesia lên kế hoạch ngừng nhập khẩu gạo trong năm nay liệu có tác động đến hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam?
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng trưởng ổn định

Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng trưởng ổn định

Tăng trưởng toàn ngành nông, lâm, thủy sản quý I/2025 đạt mức 3,74%, cao nhất trong nhiều năm qua, vượt chỉ tiêu Chính phủ giao trong kịch bản tăng trưởng quý.
Chuẩn bị những điều kiện tốt nhất về thị trường cho trái vải

Chuẩn bị những điều kiện tốt nhất về thị trường cho trái vải

Cùng với việc chuẩn bị điều kiện hạ tầng, nhân lực cho việc kiểm dịch thực vật, công tác chuẩn bị thị trường cho trái vải cũng đã sẵn sàng.
Nhập khẩu hồ tiêu tăng mạnh: Chuyên gia nói gì?

Nhập khẩu hồ tiêu tăng mạnh: Chuyên gia nói gì?

Nhập khẩu hồ tiêu tháng 4/2025 của Việt Nam tiếp tục tăng và tiệm cận mức kỷ lục năm 2021 liệu có đáng lo ngại?
Tăng giá trị sản phẩm: Lấy khoa học công nghệ làm nền tảng

Tăng giá trị sản phẩm: Lấy khoa học công nghệ làm nền tảng

Muốn nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng sản phẩm bắt buộc phải đổi mới tư duy và cách làm, phải lấy khoa học công nghệ, chuyển đổi số làm nền tảng
Xuất khẩu gạo đạt kỷ lục: Khi hạt giống là chìa khóa

Xuất khẩu gạo đạt kỷ lục: Khi hạt giống là chìa khóa

Năm 2024, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt mức kỷ lục 9,18 triệu tấn với kim ngạch 5,75 tỷ USD. Kết quả này có công từ công tác chọn tạo giống.
Loạt giải pháp giữ vị thế ngành sầu riêng Việt Nam

Loạt giải pháp giữ vị thế ngành sầu riêng Việt Nam

Giữ vững vị thế sầu riêng Việt cần nền tảng pháp lý vững chắc, tiêu chuẩn kỹ thuật đồng bộ và một hệ thống quản lý chủ động, minh bạch.
Cơ hội xuất khẩu quả bưởi khi Australia hoàn tất đánh giá

Cơ hội xuất khẩu quả bưởi khi Australia hoàn tất đánh giá

Australia vừa hoàn tất đánh giá rủi ro cho quả bưởi Việt Nam, mở ra cơ hội lớn cho xuất khẩu sản phẩm bưởi vào thị trường này.
Lý do tổ yến

Lý do tổ yến 'made in Việt Nam' vào Trung Quốc còn khiêm tốn

Hiện có hơn 4 tấn tổ yến tinh chế và hàng triệu sản phẩm tổ yến được xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc, giá trị hơn 4 triệu USD, khiêm tốn so với tiềm năng.
Chất lượng tốt, cà phê Robusta Việt Nam được nhiều thị trường ưa chuộng

Chất lượng tốt, cà phê Robusta Việt Nam được nhiều thị trường ưa chuộng

4 tháng năm 2024, giá cà phê xuất khẩu tăng 67,5% kéo xuất khẩu cà phê tăng 51,1%. Cà phê Robusta Việt Nam ngày càng được thị trường thế giới ưa chuộng.
Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 4 tháng/2025 tăng 15,7% so với cùng kỳ

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 4 tháng/2025 tăng 15,7% so với cùng kỳ

Bốn tháng đầu năm 2025, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 276,89 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm trước.
Chủ động thích ứng, doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu hàng hóa

Chủ động thích ứng, doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu hàng hóa

Đa dạng hóa thị trường, tận dụng ưu đãi từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA), các doanh nghiệp xuất khẩu chủ động thích ứng với biến động của thị trường.
Hà Nội: Xuất khẩu hàng hóa đạt 6,4 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2025

Hà Nội: Xuất khẩu hàng hóa đạt 6,4 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2025

Theo số liệu từ Chi cục Thống kê Hà Nội, 4 tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn thành phố ước đạt 6,4 tỷ USD, tăng 12,3%.
Xuất nhập khẩu vượt 276 tỷ USD sau 4 tháng

Xuất nhập khẩu vượt 276 tỷ USD sau 4 tháng

4 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 276,89 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm 2024. Xuất khẩu tiếp tục là điểm sáng.
Hợp tác Việt Nam - Kazakhstan: Mở lối sang ngành công nghiệp nền tảng, giá trị cao

Hợp tác Việt Nam - Kazakhstan: Mở lối sang ngành công nghiệp nền tảng, giá trị cao

Để nâng kim ngạch thương mại, cùng với lĩnh vực truyền thống, Việt Nam - Kazakhstan cần mở rộng hợp tác sang các ngành công nghiệp nền tảng, có tính đột phá.
Xuất khẩu tăng, ngành nông nghiệp xuất siêu hơn 5,1 tỷ USD

Xuất khẩu tăng, ngành nông nghiệp xuất siêu hơn 5,1 tỷ USD

4 tháng năm 2025, tất cả các nhóm hàng xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đều tăng so với cùng kỳ đã đưa kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đạt 21,15 tỷ USD, tăng 10,7%.
Bộ Công Thương sửa đổi quy định về xuất xứ hàng hóa và giấy chứng nhận C/O

Bộ Công Thương sửa đổi quy định về xuất xứ hàng hóa và giấy chứng nhận C/O

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến dự thảo sửa đổi Thông tư 05 và 38 nhằm hoàn thiện quy định về xuất xứ hàng hóa và quy trình cấp Giấy chứng nhận C/O.
Mobile VerionPhiên bản di động