Vụ việc 100 container hạt điều xuất khẩu sang Italia: Cần làm gì để hạn chế rủi ro?

Bên cạnh việc nhanh chóng vào cuộc hỗ trợ doanh nghiệp (DN) ngay khi nhận được thông tin các container hạt điều xuất khẩu sang Italia có dấu hiệu bị lừa đảo, Bộ Công Thương cũng có những khuyến cáo để DN phòng ngừa rủi ro trong thương mại quốc tế.
Vụ điều xuất khẩu qua Italia: Cần thêm sự vào cuộc của nhiều Bộ 8/36 container điều xuất khẩu sang Italia đã được kiểm soát Thương vụ Việt Nam tại Italy nhanh chóng hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hạt điều giảm thiệt hại

Bộ Công Thương nhanh chóng hỗ trợ doanh nghiệp

Chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương, ông Nguyễn Đức Thanh - Tham tán Thương mại Việt Nam tại Italia - cho biết, kể từ ngày 5/3/2022, khi DN báo cáo sự việc về lô hàng container xuất khẩu hạt điều sang Italia có dấu hiệu bị lừa đảo, Thương vụ Việt Nam tại Italia đã ngay lập tức đến cảng biển Genova (phía Bắc Italia) để xử lý vụ việc. Khi Thương vụ đến, có vài container hạt điều của Việt Nam cập cảng, người mua đã trả phí cảng và nộp bộ chứng từ gốc để nhận các container này. Thương vụ đã giải thích về việc DN xuất khẩu Việt Nam bị lừa, do chưa nhận được tiền mà người mua đã lấy được bộ chứng từ gốc theo một cách nào đó ở Italia. Hãng tàu COSCO đã đồng ý dừng việc giao lô hàng cho người mua.

Chế biến điều xuất khẩu
Chế biến điều xuất khẩu

Cùng lúc đó, Đại sứ quán Việt Nam tại Italia đã gửi Công hàm tới các Bộ Ngoại giao và hợp tác kinh tế, Bộ Kinh tế Tài chính, các cơ quan cảng biển, hải quan, cảnh sát kinh tài, phòng thương mại khu vực, Hãng vận tải DHL, ngân hàng... để thông báo vụ việc này và phối hợp hỗ trợ. Đến ngày 8/3, Thương vụ - Đại sứ quán Việt Nam tại Italia mới nhận được công văn của Hiệp hội Điều Việt Nam về việc có gần 10 công ty xuất khẩu Việt Nam đã xuất đi 100 container cho nhóm công ty lừa đảo Italia trị giá cả nghìn tỷ đồng. Ngay lập tức, Thương vụ triển khai, hướng dẫn DN giữ lại ngay các bộ hồ sơ gốc chưa gửi; bộ nào gửi Hãng vận tải DHL rồi, phải yêu cầu gửi trả lại ngay; bộ nào đã bị nhóm người xấu nhận, phải báo chi tiết tên người nhận, thời gian và địa điểm nhận để tìm cách truy vết.

Tại Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã có công thư gửi Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế, Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Tài chính Italia đề nghị các Bộ trưởng của Italia quan tâm, chỉ đạo các đơn vị liên quan phối hợp với cơ quan của Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại Italia nhằm nhanh chóng giải quyết vụ việc, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các DN Việt Nam cũng như hình ảnh và uy tín của DN Italia.

Ngày 10/3, Thương vụ tiếp tục đi về phía Nam Italia để làm việc với các ngân hàng, Hãng vận tải DHL, quân cảnh, cảng Napoli... để truy tìm chứng từ và tìm hiểu nguyên nhân thất thoát chứng từ vào tay nhóm lừa đảo. Ngày 17/3, Thương vụ lên cảng phía Bắc La Spezia làm việc về dừng các container sẽ cập bến. “Đến nay, chỉ còn khoảng 30 container bị mất kiểm soát với bộ chứng từ, trị giá mỗi container khoảng 200.000 USD, tổng cộng khoảng 6 triệu USD, tương đương khoảng 130 tỷ đồng. Như vậy đã giảm nguy cơ thiệt hại lớn từ gần nghìn tỷ đồng xuống còn 130 tỷ đồng” - ông Nguyễn Đức Thanh cho biết. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều rủi ro liên quan lô hàng 30 container này là phải đòi được chứng từ gốc hoặc phải có phán quyết của các cơ quan Tòa án Italia mới có thể trả lại sở hữu cho người xuất khẩu Việt Nam, bán cho người mua khác.

Thận trọng trong giao thương

Vụ việc 100 container điều đang được các cơ quan chức năng ráo riết tìm kiếm nguyên nhân. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng, một trong những nguyên nhân dẫn đến vụ việc này là do phương thức thanh toán. Ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) - cho biết, trong thương mại quốc tế, có nhiều phương thức thanh toán khác nhau. Đối với nông sản, phương thức phổ biến hiện nay, đặc biệt trong giao dịch với đối tác châu Âu, là DN áp dụng phương thức D/P (giao chứng từ rồi nhận tiền). Phương thức này có sự tham gia của ngân hàng người mua và ngân hàng người bán là những cơ quan trung gian giúp để khống chế bộ chứng từ trước khi chuyển cho người bán.

Ông Trần Thanh Hải khuyến cáo, để giảm thiểu rủi ro trong giao dịch quốc tế, bài học đầu tiên là các DN phải quan tâm đến việc xác minh, xác thực khách hàng, kể cả trong trường hợp bạn hàng đã có lần ký hợp đồng và thực hiện giao dịch. Việc xác minh có nhiều kênh, như thông qua các cơ quan thương vụ, các đơn vị tư vấn… tùy theo đặc điểm của từng thị trường.

Bên cạnh đó, DN nên giành quyền chủ động trong soạn thảo hợp đồng. Khi đó, sẽ hiểu rõ nhưng quy định, trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi bên trong hợp đồng cũng như các điều khoản liên quan đến chính sách bồi thường. Nếu có vấn đề xảy ra về tranh chấp pháp lý, cũng sẽ nắm vững quy trình xử lý.

Ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương):

DN không nên gửi số hiệu các bưu phẩm chuyển phát về chứng từ cho người mua nếu chưa nhận được thanh toán. Bên cạnh đó, luôn lưu ý sử dụng phương thức thanh toán với ngân hàng đóng vai trò là trung gian thanh toán và khống chế chứng từ.

Phương Lan – Thu Phương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Lào Cai: Phân luồng qua cửa khẩu Kim Thành mùa vải 2025

Lào Cai: Phân luồng qua cửa khẩu Kim Thành mùa vải 2025

Ban quản lý Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Lào Cai ban hành văn bản thông báo phân luồng phương tiện chở hàng hoá xuất khẩu qua cửa khẩu Kim Thành mùa vải 2025.
Bộ Công Thương sửa đổi Thông tư số 30 về kinh doanh xuất khẩu gạo

Bộ Công Thương sửa đổi Thông tư số 30 về kinh doanh xuất khẩu gạo

Bộ Công Thương đã và đang tiến hành soạn thảo, xây dựng Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 30/2018/TT-BCT ngày 1/10/2018 về xuất khẩu gạo.
Sản phẩm hữu cơ chỉ chiếm khoảng 1,46% kim ngạch xuất khẩu

Sản phẩm hữu cơ chỉ chiếm khoảng 1,46% kim ngạch xuất khẩu

Giá trị xuất khẩu nông nghiệp hữu cơ mới đạt khoảng 20 nghìn tỷ đồng, chiếm 1,46% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nông lâm thủy sản, một con số khá khiêm tốn.
Cục Hải quan tăng cường kiểm tra xuất xứ hàng hóa

Cục Hải quan tăng cường kiểm tra xuất xứ hàng hóa

Cục Hải quan (Bộ Tài chính) có thông báo số 4976/CHQ-GSQL ngày 14/5 về việc tăng cường kiểm tra xác định xuất xứ hàng hóa.
Thủ tướng yêu cầu xây dựng kế hoạch thúc đẩy xuất khẩu thực phẩm Halal

Thủ tướng yêu cầu xây dựng kế hoạch thúc đẩy xuất khẩu thực phẩm Halal

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương, Bộ Ngoại giao theo chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu các thông tin trên để xây dựng kế hoạch thúc đẩy xuất khẩu thực phẩm Halal.

Tin cùng chuyên mục

Thương mại Việt Nam - Thái Lan: Động lực từ

Thương mại Việt Nam - Thái Lan: Động lực từ 'Ba kết nối'

Chiến lược “Ba kết nối” trong đó có việc tăng đầu tư, du lịch sẽ là động lực, tác động hiệu quả trong việc nâng thương mại Việt Nam - Thái Lan đạt 25 tỷ USD.
Xuất nhập khẩu: Bước nhảy vọt sau hơn hai thập kỷ

Xuất nhập khẩu: Bước nhảy vọt sau hơn hai thập kỷ

Xuất nhập khẩu là minh chứng của việc tăng trưởng thần kỳ khi trong giai đoạn 2001-2024, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam tăng hơn 25 lần, đạt 786,29 tỷ USD.
Thụy Điển muốn tăng gấp đôi doanh nghiệp đầu tư tại Việt Nam

Thụy Điển muốn tăng gấp đôi doanh nghiệp đầu tư tại Việt Nam

Ưu tiên hàng đầu của Thụy Điển là đưa thêm nhiều doanh nghiệp nước này đến Việt Nam đầu tư. Từ 70 doanh nghiệp hiện có lên 100 đến 150 doanh nghiệp.
Indonesia lên kế hoạch ngừng nhập khẩu gạo: Không đáng ngại

Indonesia lên kế hoạch ngừng nhập khẩu gạo: Không đáng ngại

Việc Indonesia lên kế hoạch ngừng nhập khẩu gạo trong năm nay liệu có tác động đến hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam?
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng trưởng ổn định

Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng trưởng ổn định

Tăng trưởng toàn ngành nông, lâm, thủy sản quý I/2025 đạt mức 3,74%, cao nhất trong nhiều năm qua, vượt chỉ tiêu Chính phủ giao trong kịch bản tăng trưởng quý.
Chuẩn bị những điều kiện tốt nhất về thị trường cho trái vải

Chuẩn bị những điều kiện tốt nhất về thị trường cho trái vải

Cùng với việc chuẩn bị điều kiện hạ tầng, nhân lực cho việc kiểm dịch thực vật, công tác chuẩn bị thị trường cho trái vải cũng đã sẵn sàng.
Nhập khẩu hồ tiêu tăng mạnh: Chuyên gia nói gì?

Nhập khẩu hồ tiêu tăng mạnh: Chuyên gia nói gì?

Nhập khẩu hồ tiêu tháng 4/2025 của Việt Nam tiếp tục tăng và tiệm cận mức kỷ lục năm 2021 liệu có đáng lo ngại?
Tăng giá trị sản phẩm: Lấy khoa học công nghệ làm nền tảng

Tăng giá trị sản phẩm: Lấy khoa học công nghệ làm nền tảng

Muốn nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng sản phẩm bắt buộc phải đổi mới tư duy và cách làm, phải lấy khoa học công nghệ, chuyển đổi số làm nền tảng
Xuất khẩu gạo đạt kỷ lục: Khi hạt giống là chìa khóa

Xuất khẩu gạo đạt kỷ lục: Khi hạt giống là chìa khóa

Năm 2024, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt mức kỷ lục 9,18 triệu tấn với kim ngạch 5,75 tỷ USD. Kết quả này có công từ công tác chọn tạo giống.
Loạt giải pháp giữ vị thế ngành sầu riêng Việt Nam

Loạt giải pháp giữ vị thế ngành sầu riêng Việt Nam

Giữ vững vị thế sầu riêng Việt cần nền tảng pháp lý vững chắc, tiêu chuẩn kỹ thuật đồng bộ và một hệ thống quản lý chủ động, minh bạch.
Cơ hội xuất khẩu quả bưởi khi Australia hoàn tất đánh giá

Cơ hội xuất khẩu quả bưởi khi Australia hoàn tất đánh giá

Australia vừa hoàn tất đánh giá rủi ro cho quả bưởi Việt Nam, mở ra cơ hội lớn cho xuất khẩu sản phẩm bưởi vào thị trường này.
Lý do tổ yến

Lý do tổ yến 'made in Việt Nam' vào Trung Quốc còn khiêm tốn

Hiện có hơn 4 tấn tổ yến tinh chế và hàng triệu sản phẩm tổ yến được xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc, giá trị hơn 4 triệu USD, khiêm tốn so với tiềm năng.
Chất lượng tốt, cà phê Robusta Việt Nam được nhiều thị trường ưa chuộng

Chất lượng tốt, cà phê Robusta Việt Nam được nhiều thị trường ưa chuộng

4 tháng năm 2024, giá cà phê xuất khẩu tăng 67,5% kéo xuất khẩu cà phê tăng 51,1%. Cà phê Robusta Việt Nam ngày càng được thị trường thế giới ưa chuộng.
Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 4 tháng/2025 tăng 15,7% so với cùng kỳ

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 4 tháng/2025 tăng 15,7% so với cùng kỳ

Bốn tháng đầu năm 2025, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 276,89 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm trước.
Chủ động thích ứng, doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu hàng hóa

Chủ động thích ứng, doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu hàng hóa

Đa dạng hóa thị trường, tận dụng ưu đãi từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA), các doanh nghiệp xuất khẩu chủ động thích ứng với biến động của thị trường.
Hà Nội: Xuất khẩu hàng hóa đạt 6,4 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2025

Hà Nội: Xuất khẩu hàng hóa đạt 6,4 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2025

Theo số liệu từ Chi cục Thống kê Hà Nội, 4 tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn thành phố ước đạt 6,4 tỷ USD, tăng 12,3%.
Xuất nhập khẩu vượt 276 tỷ USD sau 4 tháng

Xuất nhập khẩu vượt 276 tỷ USD sau 4 tháng

4 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 276,89 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm 2024. Xuất khẩu tiếp tục là điểm sáng.
Hợp tác Việt Nam - Kazakhstan: Mở lối sang ngành công nghiệp nền tảng, giá trị cao

Hợp tác Việt Nam - Kazakhstan: Mở lối sang ngành công nghiệp nền tảng, giá trị cao

Để nâng kim ngạch thương mại, cùng với lĩnh vực truyền thống, Việt Nam - Kazakhstan cần mở rộng hợp tác sang các ngành công nghiệp nền tảng, có tính đột phá.
Xuất khẩu tăng, ngành nông nghiệp xuất siêu hơn 5,1 tỷ USD

Xuất khẩu tăng, ngành nông nghiệp xuất siêu hơn 5,1 tỷ USD

4 tháng năm 2025, tất cả các nhóm hàng xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đều tăng so với cùng kỳ đã đưa kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đạt 21,15 tỷ USD, tăng 10,7%.
Bộ Công Thương sửa đổi quy định về xuất xứ hàng hóa và giấy chứng nhận C/O

Bộ Công Thương sửa đổi quy định về xuất xứ hàng hóa và giấy chứng nhận C/O

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến dự thảo sửa đổi Thông tư 05 và 38 nhằm hoàn thiện quy định về xuất xứ hàng hóa và quy trình cấp Giấy chứng nhận C/O.
Mobile VerionPhiên bản di động