Thứ năm 24/04/2025 23:11

Việt Nam nhập khẩu hơn hơn 360.000 tấn phân bón từ thị trường Nga

Nga đang là nhà cung cấp phân bón lớn thứ 2 cho Việt Nam với 362.326 tấn, trị giá hơn 164 triệu USD tăng 430% về lượng và tăng 355% về trị giá so với cùng kỳ.

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu phân bón về Việt Nam trong tháng 6 đạt 455.858 tấn với trị giá hơn 154 triệu USD, giảm 14,3% về lượng và giảm 12,7% về kim ngạch so với tháng trước đó. Giá nhập khẩu đạt bình quân 338 USD/tấn, tăng 2% so với tháng trước đó.

Lũy kế trong 6 tháng đầu năm, nước ta nhập khẩu hơn 2,5 triệu tấn phân bón, kim ngạch đạt hơn 838 triệu USD, tăng 52% về lượng và tăng 42,3% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2023.

Nhập khẩu phân bón về Việt Nam trong tháng 6 đạt 455.858 tấn với trị giá hơn 154 triệu USD (Ảnh minh hoạ)

Xét về thị trường, Việt Nam nhập khẩu phân bón từ Trung Quốc nhiều nhất với 1,03 triệu tấn, trị giá hơn 295 triệu USD, tăng 21% về lượng và tăng 8% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2023. Giá nhập khẩu bình quân đạt 286 USD/tấn, giảm 10,8% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Đáng chú ý, Nga đang tăng mạnh xuất khẩu mặt hàng này vào Việt Nam và vươn lên trở thành nhà cung cấp lớn thứ 2 với 362.326 tấn, trị giá hơn 164 triệu USD, tăng mạnh 430% về lượng và tăng 355% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Giá nhập khẩu bình quân đạt 452 USD/tấn, giảm mạnh 14% so với cùng kỳ năm trước.

Trong năm 2023, nước ta nhập khẩu từ Nga 288.727 tấn phân bón, tương đương với hơn 132 triệu USD. Như vậy ngay trong nửa đầu năm, sản lượng nhập khẩu phân bón từ Nga đã vượt sản lượng trong cả năm 2023 cộng lại.

Đứng thứ 3 trong số các nhà cung cấp phân bón của Việt Nam là Lào với 172.446 tấn, trị giá đạt hơn 45 triệu USD, tăng 60% về lượng và tăng 6% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Phân bón là một trong những mặt hàng chứng kiến nhiều biến động nhất trong những năm gần đây. Trung Quốc liên tục thực thi lệnh hạn chế xuất khẩu phân bón và kéo dài thời gian kiểm tra xuất khẩu để duy trì sự ổn định giá trong nước. Những hạn chế đó đã khiến cho quốc gia này trở thành địa chỉ cung ứng không đáng tin cậy đối với những nước châu Á trước đây vẫn dựa vào nguồn cung phân bón của Trung Quốc.

Đặc biệt, lệnh cấm xuất khẩu phân lân của Trung Quốc đã đóng vai trò quan trọng trong việc đẩy giá DAP trên toàn thế giới tăng hơn 26% từ giữa tháng 7/2023. Trung Quốc là nước xuất khẩu phân lân lớn nhất thế giới và cũng là quốc gia cung ứng urê hàng đầu.

Không riêng Trung Quốc, cuối năm vừa qua, Chính phủ Nga cũng đã quyết định kéo dài hạn chế xuất khẩu thêm 6 tháng, từ tháng 11/2023 đến tháng 5/2024.

Nga là nước sản xuất phân bón lớn nhất trên toàn cầu, chiếm khoảng 15% lượng tiêu thụ của thế giới. Sản lượng phân bón trung bình hàng năm của Nga ước tính đạt khoảng 55 triệu tấn. Theo dữ liệu hiện có, Liên bang Nga trong năm 2023 đã xuất khẩu phân bón sang 72 quốc gia với tổng cộng là 32 triệu tấn trị giá gần 14 tỷ USD.

Ngọc Ngân
Bài viết cùng chủ đề: Phân bón

Tin cùng chuyên mục

Cần chiến lược đồng bộ để phát triển logistics bền vững trong kỷ nguyên số

Ông Trần Thanh Hải: Chuyển đổi số ngành dịch vụ logistics là không thể chậm trễ!

Số hóa dịch vụ logistics: Không để doanh nghiệp ‘lạc nhịp’ cuộc chơi 4.0

Hôm nay, diễn ra hội thảo 'Cơ hội để logistics phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0'

Tiếp nhận cấp C/O, CNM và mã số REX từ VCCI: Bộ Công Thương không để doanh nghiệp gián đoạn hoạt động

Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Singapore đạt gần 10 tỷ SGD

Thêm xung lực, thương mại Việt - Lào hướng mốc 10 tỷ USD

Bộ Công Thương triển khai nhiệm vụ mới về cấp C/O không ưu đãi từ ngày 5/5

Tránh ‘vỡ trận’ sầu riêng

Bộ Công Thương thu hồi quyền cấp C/O, CNM và mã số REX từ VCCI

Tiếp tục đề xuất bãi bỏ thủ tục công bố hợp quy

Chanh leo nhận 'vé thông hành' tại thị trường tỷ dân

Ớt, chanh leo, tổ yến và ‘giấc mơ lớn’ ở thị trường tỷ dân

Xuất khẩu cám gạo: Thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc

Đà Nẵng: Gỡ khó cho doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu, logistics

Hội nghị của Bộ Công Thương tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Bộ Công Thương họp sửa đổi Nghị định về xuất xứ hàng hoá

Dự báo, giá gạo xuất khẩu tiếp tục giữ đà tăng

HCMC FOODEX 2025: Mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu

Việt Nam - Áo: ‘Bắt mạch’ dòng chảy thương mại mới thời EVFTA