Doanh nghiệp sản xuất thép trước thách thức CBAM của châu Âu

Với giá trị xuất khẩu ước đạt gần 8 tỷ đô la trong năm 2022, ngành thép phải ứng phó các yêu cầu về giảm phát thải khí nhà kính theo Cơ chế CBAM của châu Âu.
Cơ chế CBAM của EU: Động lực hay thách thức cho ngành sắt thép? Từ 01/10, 4 sản phẩm hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu vào EU phải thực hiện CBAM

Để giúp các doanh nghiệp thực thi Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) của châu Âu cũng như thực hiện tốt Báo cáo kiểm kê và giảm phát thải khí nhà kính, ngày 12/9 tại Hà Nội, trong khuôn khổ Hội nghị và Triển lãm “Ngành thép Việt Nam hướng tới chiến lược tăng trưởng xanh” diễn ra từ ngày 12-13/9, Tổ chức Tài chính quốc tế IFC đã phối hợp với Hiệp hội Thép tổ chức Hội thảo - đào tạo về phương pháp kiểm kê, giảm nhẹ và Báo cáo phát thải khí nhà kính cho các công ty ngành thép với sự tham dự của gần 60 doanh nghiệp sản xuất thép.

Sau Nghị định 06/2022/ND-CP, các doanh nghiệp thép có tên trong Quyết định 01/2022/QĐ-TTg sẽ phải kiểm kê khí nhà kính theo quy định của Chính phủ. Do vậy, hội thảo sẽ tập trung hướng tới đối tượng là các công ty trong lĩnh vực thép có tên trong Quyết định 01/QĐ-TTg về Danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính.

Tại hội thảo, các nhà sản xuất thép sẽ hiểu rõ hơn về cách các công nghệ khử cacbon công nghiệp qua đó giảm lượng khí thải carbon trong sản phẩm của họ cũng như các cơ hội và thách thức liên quan đến giao dịch carbon, từ đó có thể áp dụng để đáp ứng các quy định ngày càng chặt chẽ nhằm hướng đến mục tiêu mức phát thải ròng bằng 0 và yêu cầu khắt khe về thép có hàm lượng carbon thấp của người mua cuối trong chuỗi giá trị.

Phát biểu tại hội thảo, ông Nghiêm Xuân Đa - Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam cho biết: Sự kiện nhằm giúp các doanh nghiệp thực hiện kiểm kê và báo cáo giảm phát thải khí nhà kính dễ dàng, giúp các doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu quy định của pháp luật và các yêu cầu của thị trường xuất khẩu trong đó có EU.

Doanh nghiệp sản xuất thép trước thách thức CBAM của châu Âu
Ông Nghiêm Xuân Đa phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Thu Hường

Từ 01/10/2023, các doanh nghiệp thép xuất khẩu sang EU phải thực hiện Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) của châu Âu, trước mắt là thực hiện Báo cáo kiểm kê và giảm phát thải khí nhà kính, chương trình hội thảo sẽ giúp các doanh nghiệp thép hiểu rõ hơn về cách các công nghệ khử cacbon công nghiệp có thể giúp giảm lượng khí thải carbon trong sản phẩm của họ và các cơ hội và thách thức liên quan đến giao dịch carbon thông qua đào tạo về kiểm kê, giảm thiểu và báo cáo phát thải khí nhà kính ở cấp độ doanh nghiệp cho các công ty thép” - Chủ tịch Hiệp hội Thép cho biết thêm.

Hội thảo cũng cung cấp cho các công ty thép công cụ tính toán (mô hình excel) có thể sử dụng để lập báo cáo phát thải khí nhà kính hàng năm và kế hoạch giảm nhẹ khí nhà kính theo quy định của Việt Nam.

Được biết, ngành thép là một trong những ngành công nghiệp cơ bản ở Việt Nam vì sản phẩm của ngành là nguyên liệu đầu vào cho nhiều lĩnh vực khác như xây dựng, liên quan đến hậu cần (đóng tàu và vỏ container), ô tô, thiết bị gia dụng, cơ khí và các ngành khác.

Ông Chu Đức Khải cho biết, năm 2022, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 8,397 triệu tấn thép giảm 35,85% so với cùng kỳ năm trước. Giá trị xuất khẩu đạt 7,99 tỷ USD giảm 32,2% so với cùng kỳ năm 2021. Tuy nhiên ngành sắt thép và nhôm sẽ phải thực hiện Cơ chế CBAM từ ngày 1/10/2023.

Do vậy, nếu doanh nghiệp muốn duy trì thị trường xuất khẩu thì phải tuân thủ kiểm kê và giảm phát thải khí thải nhà kính theo Quyết định 01 và CBAM” - ông Khải khẳng định.

Ông Mã Khai Hiền - Giám đốc của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển về Tiết kiệm Năng lượng Enerteam cho biết. “Đây được cho là một thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp sản xuất thép của Việt Nam khi mà tỷ lệ phát thải khí nhà kính trung bình của Việt Nam đang cao hơn mức trung bình của thế giới khoảng 23%. Cụ thể mức phát thải trung bình trong ngành thép của Việt Nam hiện đang ở mức 2,51 tấn CO2/tấn thép thô trong khi mức trung bình của thế giới là 1,85 tấn CO2/tấn thép thô”.

Doanh nghiệp sản xuất thép trước thách thức CBAM của châu Âu
Ngành thép có tỷ trọng phát thải khí nhà kính lớn

Ứng phó với biến đổi khí hậu đang trở thành một trong những trọng tâm nhiệm vụ hàng đầu và cấp thiết hiện nay, đặc biệt là ngành thép là một phân khúc quan trọng trong ngành sản xuất công nghiệp, có tỷ trọng phát thải khí nhà kính lớn.

Trong bối cảnh đó cộng đồng doanh nghiệp trong lĩnh vực thép đóng vai trò quan trọng và mang tính quyết định, bởi thông qua mô hình sản xuất kinh doanh tuần hoàn, bền vững và phát thải carbon thấp, doanh nghiệp trong lĩnh vực này sẽ đóng góp trực tiếp nhằm giảm phát thải khí nhà kính, hướng tới sản xuất – tiêu dùng xanh và mục tiêu phát thải ròng bằng 0.

Thu Hường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Cơ chế CBAM

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

PMI tháng 11 xuống dưới ngưỡng trung bình, số lượng đơn hàng mới giảm

PMI tháng 11 xuống dưới ngưỡng trung bình, số lượng đơn hàng mới giảm

PMI ngành sản xuất Việt Nam giảm từ 49,6 trong tháng 10 xuống 47,3 trong tháng 11, dưới 50 điểm trong tháng thứ ba liên tiếp.
Cơ cấu lại nền kinh tế: Góc nhìn từ kỷ nguyên công nghệ. Bài 4: Cơ hội trở thành “con hổ mới”

Cơ cấu lại nền kinh tế: Góc nhìn từ kỷ nguyên công nghệ. Bài 4: Cơ hội trở thành “con hổ mới”

Truyền thông thế giới đang phát đi thông điệp, Việt Nam có đủ các yếu tố để trở thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trong thập kỷ tới...
Cơ cấu lại nền kinh tế: Góc nhìn từ kỷ nguyên công nghệ. Bài 3: Không có ngã ba đường

Cơ cấu lại nền kinh tế: Góc nhìn từ kỷ nguyên công nghệ. Bài 3: Không có ngã ba đường

Cơ cấu lại nền kinh tế Việt Nam cần phải thực hiện con đường tăng trưởng dựa trên năng suất, hiệu quả.
Thanh Hóa: Chỉ số sản xuất công nghiệp tiếp tục khởi sắc

Thanh Hóa: Chỉ số sản xuất công nghiệp tiếp tục khởi sắc

Chỉ số sản xuất công nghiệp tỉnh Thanh Hóa tiếp tục có những khởi sắc, tháng 11 ước tăng 15,4% so với tháng trước và tăng 6,87% so với cùng kỳ.
Bài 2: Nghịch lý trong phát triển

Bài 2: Nghịch lý trong phát triển

Sự trì trệ trong phát triển của các trung tâm kinh tế khiến bài toán tái cơ cấu nền kinh tế tăng thêm độ khó.

Tin cùng chuyên mục

Bài 1: Cơ hội để “Việt Nam không thể thiếu”

Bài 1: Cơ hội để “Việt Nam không thể thiếu”

Cơ hội lịch sử để Việt Nam trở thành cái tên không thể thiếu trong kỷ nguyên công nghệ, với các từ khóa như công nghiệp bán dẫn, chip… đang được nhận diện.
Đà Nẵng: Vì sao doanh nghiệp còn mơ hồ về kiểm kê khí nhà kính trong sản xuất?

Đà Nẵng: Vì sao doanh nghiệp còn mơ hồ về kiểm kê khí nhà kính trong sản xuất?

Kiểm kê khí nhà kính là thước đo đánh giá hiệu quả trong “xanh hóa” sản xuất công nghiệp. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn còn rất mơ hồ về khái niệm này.
Ngành công nghiệp nào đang ứng dụng AI nhiều nhất?

Ngành công nghiệp nào đang ứng dụng AI nhiều nhất?

Những ngành liên quan đến tài chính và ngân hàng tiếp tục dẫn đầu về mức độ áp dụng công nghệ AI.
Bắc Giang: Duyệt quy hoạch khu công nghiệp Mỹ Thái - Xuân Hương - Tân Dĩnh

Bắc Giang: Duyệt quy hoạch khu công nghiệp Mỹ Thái - Xuân Hương - Tân Dĩnh

Quy mô nghiên cứu khảo sát khoảng 230ha, diện tích lập quy hoạch khu công nghiệp khoảng 200ha. Quy mô số lao động khoảng 20 - 26.000 người.
Tháng 11, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 3%

Tháng 11, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 3%

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 11 ước tính tăng 3% so với tháng trước và tăng 5,8% so với cùng kỳ năm trước.
Tập trung cơ cấu lại ngành công nghiệp Vùng Đông Nam Bộ theo chiều sâu

Tập trung cơ cấu lại ngành công nghiệp Vùng Đông Nam Bộ theo chiều sâu

Để góp phần phát triển kinh tế vùng Đông Nam Bộ nhanh và bền vững, ngành Công Thương sẽ ưu tiên một số ngành công nghiệp mũi nhọn; công nghiệp xanh...
Sắp diễn ra Triển lãm Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam năm 2023 tại TP. Hồ Chí Minh

Sắp diễn ra Triển lãm Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam năm 2023 tại TP. Hồ Chí Minh

Từ ngày 7 đến 9/12, tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn - TP. Hồ Chí Minh sẽ diễn ra Triển lãm sản phẩm Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam năm 2023.
igus® hợp tác với Tân Cảng Gantry nâng cao hiệu suất cẩu RTG

igus® hợp tác với Tân Cảng Gantry nâng cao hiệu suất cẩu RTG

igus® vừa đánh dấu bước tiến đột phá với dự án cẩu RTG đầu tiên của Việt Nam với Công ty Cổ phần Tân Cảng Gantry.
Sản xuất công nghiệp tăng tốc tháng cuối năm

Sản xuất công nghiệp tăng tốc tháng cuối năm

Tại thời điểm này, nhiều doanh nghiệp sản xuất công nghiệp đang tận dụng thời gian vàng trong những tháng cuối năm, tập trung mọi nguồn lực tăng tốc sản xuất.
Đồng Nai: Ưu tiên phát triển cụm công nghiệp góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Đồng Nai: Ưu tiên phát triển cụm công nghiệp góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Quá trình đầu tư, phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh thời gian qua đã có những hiệu quả đáng khích lệ, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn...
Ninh Bình: Triển khai các giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư công nghiệp

Ninh Bình: Triển khai các giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư công nghiệp

Tỉnh Ninh Bình đang đẩy nhanh tiến độ lập, phê duyệt và thực hiện có hiệu quả các quy hoạch, tạo nhiều quỹ đất sạch, nhằm thu hút đầu tư công nghiệp.
Khu công nghiệp VSIP Nghệ An thu hút 43 dự án với tổng vốn đầu tư 23.497,8 tỷ đồng

Khu công nghiệp VSIP Nghệ An thu hút 43 dự án với tổng vốn đầu tư 23.497,8 tỷ đồng

Khu công nghiệp VSIP Nghệ An đã thu hút 43 dự án với tổng vốn đầu tư đạt 23.497,8 tỷ đồng, với diện tích đất cho thuê 237,94ha, đạt tỷ lệ lấp đầy 95%.
Phát triển ngành thép Việt Nam theo hướng nào?

Phát triển ngành thép Việt Nam theo hướng nào?

Việc phát triển ngành thép cần được nghiên cứu dựa trên năng lực, sức cạnh tranh, đặc điểm nhu cầu thị trường của từng sản phẩm thép sản xuất trong nước.
Ngành thép Việt Nam: Làm gì để tận dụng dư địa và tiềm năng phát triển?

Ngành thép Việt Nam: Làm gì để tận dụng dư địa và tiềm năng phát triển?

Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương tổ chức Hội thảo Phát triển sản xuất, phân phối và xuất khẩu các mặt hàng thép của Việt Nam.
Đà Nẵng: 9 doanh nghiệp, đơn vị được hưởng hơn 1,86 tỷ đồng từ chương trình khuyến công

Đà Nẵng: 9 doanh nghiệp, đơn vị được hưởng hơn 1,86 tỷ đồng từ chương trình khuyến công

Chương trình khuyến công TP. Đà Nẵng (đợt 1) năm 2023 hỗ trợ 9 đơn vị, doanh nghiệp đầu tư máy móc thiết bị để sản xuất sạch hơn, tăng chất lượng sản phẩm.
Hà Nội: Lần đầu tiên tổ chức Hội chợ hàng công nghiệp nông thôn Thủ đô năm 2023

Hà Nội: Lần đầu tiên tổ chức Hội chợ hàng công nghiệp nông thôn Thủ đô năm 2023

Sáng 24/11, Sở Công Thương Hà Nội tổ chức lễ khai mạc Hội chợ hàng công nghiệp nông thôn Thủ đô năm 2023.
Hải Anh JSC: Đầu tư cho ngành công nghiệp năng lượng công nghệ cao

Hải Anh JSC: Đầu tư cho ngành công nghiệp năng lượng công nghệ cao

Thành lập Trung tâm nghiên cứu, sản xuất công nghệ cao NOVA Energy là bước đi tiếp theo trong lộ trình phát triển bền vững của Công ty Hải Anh JSC.
IKC tiến hành tái cấu trúc Lọc hóa dầu Nghi Sơn

IKC tiến hành tái cấu trúc Lọc hóa dầu Nghi Sơn

Phó Chủ tịch Công ty Idemitsu Kosan (Nhật Bản) Susumu Nibuya cho biết sẽ đảm bảo Nhà máy Lọc Hóa dầu Nghi Sơn hoạt động hiệu quả.
Triển lãm quốc tế Việt Nam Cycle 2023: Sự kiện trọng điểm của ngành xe đạp - xe điện

Triển lãm quốc tế Việt Nam Cycle 2023: Sự kiện trọng điểm của ngành xe đạp - xe điện

Với 200 gian hàng trưng bày, triển lãm Quốc tế Việt Nam Cycle 2023 là sự kiện trọng điểm của ngành xe đạp - xe điện với quy mô trên 2.500m2.
Hà Nội: Áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến tạo đột phá phát triển công nghiệp hỗ trợ

Hà Nội: Áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến tạo đột phá phát triển công nghiệp hỗ trợ

Việc nỗ lực áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến đã giúp các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Hà Nội tiến sâu hơn vào chuỗi sản xuất toàn cầu.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động