Việt Nam-Lào: Tối đa hóa tiềm năng, nâng kim ngạch thương mại song phương lên 2 tỷ USD

Chính phủ hai nước Việt Nam - Lào mong muốn tăng giá trị thương mại song phương lên 2 tỷ USD bằng cách tối đa hóa tiềm năng hợp tác thương mại sẵn có.
Ưu tiên cao nhất cho mối quan hệ truyền thống đặc biệt Việt Nam - Lào Kỳ họp lần thứ 46 Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác song phương Việt Nam-Lào Ngoại giao kinh tế: Việt Nam-Lào tăng cường thúc đẩy thương mại

“Sức bật” từ Hiệp định thương mại mới

Nhìn nhận về quan hệ hợp tác giữa hai nước Việt Nam - Lào, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Lào Nguyễn Bá Hùng nhận định, quan hệ hai nước Việt Nam - Lào đang phát triển hết sức tốt đẹp, toàn diện trên nền tảng ngày càng tin cậy và gắn bó.

Việt Nam và Lào có chung đường biên giới dài đi qua địa giới hành chính của 10 tỉnh, thành phố của cả hai nước, với 9 cặp cửa khẩu quốc tế, 6 cặp cửa khẩu chính và 18 cặp cửa khẩu phụ, cùng 27 lối mở và 9 khu kinh tế cửa khẩu, hoạt động trao đổi về kinh tế cũng như đi lại, xuất nhập khẩu hàng hóa, lao động giữa Việt Nam và Lào được Lãnh đạo cấp cao hai nước luôn quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi phát triển trong nhiều năm qua.

Hợp tác kinh tế trở thành nền tảng lâu dài trong quan hệ hai nước và đang trên đà phát triển hiệu quả hơn. Việt Nam luôn nằm trong Top 3 đối tác thương mại lớn nhất của Lào nhiều năm qua. “Dù là một nước nhỏ với dân số chỉ khoảng 7 triệu người, song Lào có vai trò đặc biệt quan trọng trong quan hệ chính trị, quốc phòng an ninh với Việt Nam, trong đó hoạt động thương mại biên giới đóng vai trò quan trọng trong hợp tác thương mại hai nước, chiếm đến 90% tổng giá trị thương mại của hai bên” - Đại sứ Nguyễn Bá Hùng nhấn mạnh.

Trước đó, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên từng khẳng định, hợp tác trong lĩnh vực Công Thương là trụ cột hết sức quan trọng trong quan hệ hai nước. Vì vậy, để khai thác tiềm năng hợp tác thương mại hai nước, ngày 8/4/2024, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên và Bộ trưởng Bộ Công Thương Lào Malaithong Kommasith đã ký Hiệp định Thương mại Việt Nam - Lào mới hướng tới mục tiêu tăng cường, củng cố hơn nữa quan hệ hữu nghị đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào, thúc đẩy tiếp cận thị trường cho hàng hóa, dịch vụ và tạo sự kết nối phát triển ổn định, bền vững và lâu dài.

Đáng chú ý, Hiệp định cũng hướng tới mục tiêu cùng tạo thuận lợi tối đa trong việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và cung ứng dịch vụ, dành cho nhau những ưu đãi đặc biệt về thương mại hàng hóa và dịch vụ.

Việt Nam-Lào: Tối đa hóa tiềm năng, nâng kim ngạch thương mại song phương lên 2 tỷ USD
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã cùng Bộ trưởng Bộ Công Thương Lào ký kết Hiệp định Thương mại Việt Nam - Lào mới hồi tháng 4/2024. Ảnh: Nguyên Minh

Nhờ “sức bật” từ Hiệp định mới, trong 8 tháng năm 2024, thương mại hai nước Việt Nam - Lào đã tăng trưởng mạnh mẽ, đạt được những kết quả vô cùng ấn tượng. Số liệu từ Vụ Thị trường châu Á - châu Phi cho biết, trong 8 tháng 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Lào đạt 1,3 tỷ USD, tăng 24% so với cùng kỳ năm 2023.

Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Lào đạt 429,5 triệu USD, tăng 20,7% so với cùng kỳ năm 2023. Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Lào đạt 915,2 triệu USD, tăng 25,7% so với cùng kỳ năm 2023.

Các mặt hàng chính xuất khẩu chính của Việt Nam sang Lào tập trung vào sản phẩm hóa chất (đạt 47,7 triệu USD, tăng 1560,6%); xăng dầu (đạt 45,7 triệu USD; tăng 19,6%); máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác (đạt 35,8 triệu USD, tăng 32,9%); sản phẩm từ sắt thép (đạt 32,2 triệu USD, tăng 22,4%); phương tiện vận tải và phụ tùng (đạt 27,6 triệu USD, giảm 6,5%)...

Chiều ngược lại, Việt Nam nhập khẩu từ Lào sản phẩm cao su (đạt 140,7 triệu USD; tăng 31,6%); than đá (đạt 93,5 triệu USD, giảm 25,1%); gỗ và sản phẩm gỗ (đạt 65,4 triệu USD, giảm 3,8%); phân bón các loại (đạt 62,1 triệu USD, giảm 5,7%; quặng và khoáng sản khác (đạt 50,8 triệu USD, tăng 23,6%)...

Về hợp tác đầu tư, tính đến nay doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào Lào 245 dự án, có tổng vốn đăng ký 5,5 tỷ USD; vốn thực hiện lũy kế đến nay đạt khoảng 2,75 tỷ USD. Trong đó, nhiều dự án đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam tại Lào hoạt động hiệu quả, đóng góp tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho hàng nghìn lao động, bổ sung nguồn thu cho ngân sách nhà nước Lào, nhất là trong các lĩnh vực viễn thông, ngân hàng, trồng chế biến cao su, sản xuất và chế biến lương thực, thực phẩm, sữa…

Việt Nam-Lào: Tối đa hóa tiềm năng, nâng kim ngạch thương mại song phương lên 2 tỷ USD
Thời gian tới, doanh nghiệp Việt Nam có thể tăng cường xuất khẩu sang Lào hàng tiêu dùng, thực phẩm, hàng công nghiệp và xây dựng... Ảnh minh họa

Nhận định đánh giá về dư địa, cũng như tiềm năng mở rộng không gian hợp tác giữa hai nước Việt Nam - Lào, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công Thương) cho rằng, xuất khẩu của Việt Nam sang Lào trong thời gian tới có thể tiếp tục tăng trưởng dựa trên cơ sở của mối quan hệ thương mại tích cực giữa hai nước. Trong đó, doanh nghiệp Việt Nam có thể tăng cường xuất khẩu sang Lào hàng tiêu dùng, thực phẩm, hàng công nghiệp và xây dựng...

Ngoài ra, máy móc và thiết bị công nghiệp cũng có thể là các sản phẩm mà Việt Nam có thể tăng cường xuất khẩu sang Lào để hỗ trợ phát triển hạ tầng và công nghiệp của Lào. Bên cạnh đó, nông sản và thực phẩm chế biến; các dịch vụ như du lịch, giáo dục và tư vấn cũng có thể trở thành lĩnh vực mở rộng xuất khẩu từ Việt Nam sang Lào.

Tối đa hóa tiềm năng, dư địa hợp tác

Để đẩy mạnh hợp tác thương mại giữa hai nước Việt Nam - Lào, thời gian qua Thương vụ Việt Nam tại Lào đã phối hợp với Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) đẩy mạnh các chương trình xúc tiến thương mại định kỳ hàng năm nhằm tạo dựng các cơ hội kết nối giao thương giữa các địa phương của hai nước, nổi bật là Hội chợ Thương mại Việt - Lào (VietLao Expo).

Năm 2024, Hội chợ diễn ra từ ngày 25 - 29/7/2024, tại Trung tâm hội nghị triển lãm quốc tế Lào, thủ đô Viêng Chăn với quy mô 250 gian hàng trưng bày và giới thiệu sản phẩm, dịch vụ. “Hội chợ được tổ chức thường niên từ năm 2007 đến nay không chỉ có vai trò làm cầu nối hiệu quả cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư hai nước gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ, hợp tác đầu tư, liên doanh liên kết, mà còn là sự kiện chính trị, kinh tế - xã hội có ý nghĩa góp phần củng cố mối quan hệ hữu nghị truyền thống đặc biệt giữa Đảng, Chính phủ và nhân dân hai nước Việt Nam - Lào” - Đại sứ Nguyễn Bá Hùng nhận định.

Việt Nam-Lào: Tối đa hóa tiềm năng, nâng kim ngạch thương mại song phương lên 2 tỷ USD
Năm 2024, Hội chợ Thương mại Việt - Lào diễn ra từ ngày 25 - 29/7/2024, tại Trung tâm hội nghị triển lãm quốc tế Lào, thủ đô Viêng Chăn với quy mô 250 gian hàng trưng bày và giới thiệu sản phẩm, dịch vụ. Ảnh: Moi.gov.vn

Cũng theo Đại sứ, trong giai đoạn hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, mối quan hệ trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại và đầu tư giữa hai nước hết sức quan trọng và cần phát huy. Trong thời gian tới, Chính phủ hai nước mong muốn tăng giá trị thương mại song phương lên 2 tỷ USD bằng cách tối đa hóa tiềm năng hợp tác thương mại mà hai nước có thể mang lại.

Hiện thực hóa mục tiêu đề ra, Chính phủ hai nước giao nhiệm vụ cho Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Công Thương Lào thúc đẩy, nâng cấp các thỏa thuận thương mại đã ký kết, phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, hạ tầng thương mại... nhằm tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu hai nước.

Trước đó, trong hội đàm giữa Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Nguyễn Hồng Diên với Bộ trưởng Bộ Công Thương Lào Malaithong Kommasit, đưa ra các giải pháp để khai thác tiềm năng hợp tác thương mại hai nước, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị, hai bên thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá giữa hai nước, gia tăng khối lượng kim ngạch thương mại giữa hai nước; thúc đẩy hợp tác phát triển hạ tầng thương mại biên giới Việt Nam - Lào; tập trung khai thác tối đa hiệu quả của các khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu hiện có tại khu vực biên giới hai nước; tăng cường hợp tác phát triển thương mại điện tử...

Góp phần triển khai những nhiệm vụ do lãnh đạo hai nước đặt ra, Thương vụ Việt Nam tại thị trường Lào cũng khuyến nghị, các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước cần tăng cường phối hợp tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại, không chỉ tại thủ đô Viêng Chăn mà còn mở rộng sang các tỉnh, thành lân cận của nước bạn Lào. Bởi, những chương trình hội chợ, xúc tiến thương mại, kết nối giao thương cần vận động, khuyến khích các doanh nghiệp lớn, thương hiệu lớn tham gia tạo ấn tượng mạnh cho doanh nghiệp và hàng hóa Việt Nam tại thị trường Lào.

Từ ngày 8-11/10/2024, tại Thủ đô Viêng-Chăn của Lào, Hội nghị Cấp cao lần thứ 44, 45 và các Hội nghị cấp cao liên quan, với sự tham dự của Lãnh đạo các nước ASEAN, đối tác cùng nhiều khách mời là đại diện các tổ chức quốc tế và khu vực sẽ được diễn ra.

Đoàn công tác của Bộ Công Thương do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm Trưởng đoàn tháp tùng Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các hội nghị cấp cao liên quan. Tham dự dùng Đoàn công tác Bộ Công Thương có đại diện lãnh đạo các Cục, Vụ, đơn vị chức năng trong Bộ: Vụ Chính sách thương mại đa biên, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Viện Cơ khí, Văn phòng Ban chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế, Văn phòng Bộ, Báo Công Thương...

Bên cạnh những hoạt động của Thủ tướng Chính phủ, dự kiến, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cũng sẽ có các cuộc gặp gỡ, trao đổi song phương bên lề nhân chuyến công tác.

Hoàng Giang
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Cục Xúc tiến thương mại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 4 tháng/2025 tăng 15,7% so với cùng kỳ

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 4 tháng/2025 tăng 15,7% so với cùng kỳ

Bốn tháng đầu năm 2025, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 276,89 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm trước.
Chủ động thích ứng, doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu hàng hóa

Chủ động thích ứng, doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu hàng hóa

Đa dạng hóa thị trường, tận dụng ưu đãi từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA), các doanh nghiệp xuất khẩu chủ động thích ứng với biến động của thị trường.
Hà Nội: Xuất khẩu hàng hóa đạt 6,4 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2025

Hà Nội: Xuất khẩu hàng hóa đạt 6,4 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2025

Theo số liệu từ Chi cục Thống kê Hà Nội, 4 tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn thành phố ước đạt 6,4 tỷ USD, tăng 12,3%.
Thương mại điện tử nội địa cần làm gì để không bị “lép vế”?

Thương mại điện tử nội địa cần làm gì để không bị “lép vế”?

Thương mại điện tử nội địa cần phải có những thay đổi gì để tiếp tục phát triển và tránh 'lép vế' so với thương mại điện tử xuyên biên giới?
Xuất khẩu tăng, ngành nông nghiệp xuất siêu hơn 5,1 tỷ USD

Xuất khẩu tăng, ngành nông nghiệp xuất siêu hơn 5,1 tỷ USD

4 tháng năm 2025, tất cả các nhóm hàng xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đều tăng so với cùng kỳ đã đưa kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đạt 21,15 tỷ USD, tăng 10,7%.

Tin cùng chuyên mục

Hội chợ xúc tiến thương mại cho các hợp tác xã miền Bắc: Kết nối và lan toả

Hội chợ xúc tiến thương mại cho các hợp tác xã miền Bắc: Kết nối và lan toả

Hội chợ Xúc tiến thương mại cho các hợp tác xã miền Bắc 2025 quy tụ 180 gian hàng, kết nối sản phẩm vùng miền với thị trường và thúc đẩy tiêu thụ nông sản.
Hợp tác Việt Nam - Kazakhstan: Mở lối sang ngành công nghiệp nền tảng, giá trị cao

Hợp tác Việt Nam - Kazakhstan: Mở lối sang ngành công nghiệp nền tảng, giá trị cao

Để nâng kim ngạch thương mại, cùng với lĩnh vực truyền thống, Việt Nam - Kazakhstan cần mở rộng hợp tác sang các ngành công nghiệp nền tảng, có tính đột phá.
Bộ Công Thương sửa đổi quy định về xuất xứ hàng hóa và giấy chứng nhận C/O

Bộ Công Thương sửa đổi quy định về xuất xứ hàng hóa và giấy chứng nhận C/O

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến dự thảo sửa đổi Thông tư 05 và 38 nhằm hoàn thiện quy định về xuất xứ hàng hóa và quy trình cấp Giấy chứng nhận C/O.
Infographic | Xuất khẩu sang Liên bang Nga đạt 545,5 triệu USD trong quý 1/2025

Infographic | Xuất khẩu sang Liên bang Nga đạt 545,5 triệu USD trong quý 1/2025

Theo Cục Hải quan, quý 1/2025, xuất khẩu sang Liên bang Nga đạt 545,5 triệu USD, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm trước.
Từ 5/5/2025, cấp C/O không ưu đãi, CNM và đăng ký mã số REX chuyển về Bộ Công Thương

Từ 5/5/2025, cấp C/O không ưu đãi, CNM và đăng ký mã số REX chuyển về Bộ Công Thương

Từ 5/5/2025, Bộ Công Thương thống nhất một đầu mối cấp C/O, triển khai số hóa thủ tục, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, phòng chống gian lận xuất xứ.
Giải mã nguyên nhân khiến giá dừa xuất khẩu lập đỉnh

Giải mã nguyên nhân khiến giá dừa xuất khẩu lập đỉnh

Cung giảm, cầu tăng đẩy giá dừa lên mức cao nhất từ trước đến nay. Dự báo, xuất khẩu dừa có thể đạt trên 1,2 tỷ USD năm nay.
EC lùi thời gian thanh tra

EC lùi thời gian thanh tra 'thẻ vàng' IUU đến cuối năm

EC đề nghị Việt Nam gửi báo cáo tiến độ khắc phục tồn tại gỡ ‘thẻ vàng’ IUU trước 15/9 và sẽ thực hiện đợt thanh tra lần 5 vào cuối năm 2025.
Đề xuất mở rộng ưu đãi thuế VAT cho dịch vụ xuất khẩu

Đề xuất mở rộng ưu đãi thuế VAT cho dịch vụ xuất khẩu

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đề xuất áp dụng thuế giá trị gia tăng (VAT) 0% đối với các dịch vụ cho hoạt động xuất khẩu.
Sầu riêng Việt thêm đối thủ cạnh tranh tại thị trường tỷ dân

Sầu riêng Việt thêm đối thủ cạnh tranh tại thị trường tỷ dân

Campuchia trở thành quốc gia thứ 5 sau Thái Lan, Việt Nam, Malaysia và Philippines ký Nghị định thư về xuất khẩu sầu riêng tươi sang thị trường Trung Quốc.
Doanh nghiệp Việt nửa thế kỷ vươn mình: Bài 2: Cần

Doanh nghiệp Việt nửa thế kỷ vươn mình: Bài 2: Cần 'cuộc cách mạng' để kinh tế tư nhân bứt phá

Phải mạnh dạn, có thể rất đau, nhưng bỏ đi những luật không cần thiết, những nghị định đang là rào cản sẽ tạo động lực để kinh tế tư nhân bứt phá.
Xuất khẩu nông sản sang EU: Không phải lượng mà là chất

Xuất khẩu nông sản sang EU: Không phải lượng mà là chất

Nhu cầu hàng hóa, nông sản của thị trường EU là rất lớn, tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất để đưa được hàng vào châu Âu đó là tiêu chuẩn, chất lượng.
Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, hàng hoá Hải Dương vươn xa

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, hàng hoá Hải Dương vươn xa

Hải Dương đẩy mạnh kết nối cung cầu, tạo đà đưa nông sản và sản phẩm OCOP vươn xa, khẳng định vị thế trên thị trường trong nước và quốc tế.
Chinh phục thị trường Nhật Bản: Cơ hội nâng cao giá trị gạo Việt

Chinh phục thị trường Nhật Bản: Cơ hội nâng cao giá trị gạo Việt

Chủ động lựa chọn phân khúc thị trường khó tính, trong đó có thị trường Nhật Bản, đây là cách để nâng cao giá trị hạt gạo Việt Nam.
Từ nhập siêu tới xuất siêu: Dấu ấn nửa thế kỷ hàng Việt hội nhập

Từ nhập siêu tới xuất siêu: Dấu ấn nửa thế kỷ hàng Việt hội nhập

Hành trình xuất nhập khẩu 50 năm qua là minh chứng cho sự nỗ lực không ngừng nghỉ của đất nước trong việc hội nhập kinh tế quốc tế, cải thiện năng lực sản xuất.
Cảnh báo sớm: Hàng Việt vượt ‘sóng’ phòng vệ thương mại

Cảnh báo sớm: Hàng Việt vượt ‘sóng’ phòng vệ thương mại

Các vụ điều tra phòng vệ thương mại đang gia tăng, vì vậy cảnh báo sớm sẽ tăng sức cạnh tranh cho hàng Việt trên thị trường xuất khẩu.
Doanh nghiệp Việt nửa thế kỷ vươn mình: Bài 1- Hành trình của những thương hiệu nghìn tỷ

Doanh nghiệp Việt nửa thế kỷ vươn mình: Bài 1- Hành trình của những thương hiệu nghìn tỷ

50 năm sau ngày giải phóng chúng ta chứng kiến nhiều câu chuyện vươn mình, lớn lên của các doanh nghiệp. Hàng hóa, dịch vụ của họ ở khắp mọi nơi, được tin dùng.
Bộ Công Thương thu hồi 10 giấy chứng nhận kinh doanh xuất khẩu gạo

Bộ Công Thương thu hồi 10 giấy chứng nhận kinh doanh xuất khẩu gạo

Trong tháng 4/2025, Bộ Công Thương đã ban hành 10 quyết định thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo đã cấp cho thương nhân.
Thêm cơ hội ‘thực chiến’ thương mại điện tử cho sinh viên

Thêm cơ hội ‘thực chiến’ thương mại điện tử cho sinh viên

Việc được cấp quyền sử dụng tên miền .id.vn miễn phí đã giúp các sinh viên có thêm cơ hội thực hành trên các sàn thương mại điện tử thử nghiệm.
Kết nối cung cầu tạo đà đưa nông sản Huế vươn xa

Kết nối cung cầu tạo đà đưa nông sản Huế vươn xa

Thành phố Huế tích cực kết nối cung cầu, thúc đẩy sản phẩm OCOP và thủ công mỹ nghệ vươn ra thị trường hiện đại trong và ngoài nước.
Rủi ro thương mại quốc tế: Doanh nghiệp cẩn trọng tránh ‘bẫy’

Rủi ro thương mại quốc tế: Doanh nghiệp cẩn trọng tránh ‘bẫy’

Hội nhập sâu rộng, giao thương hàng hóa ngày càng tăng, nhưng kèm theo đó là những rủi ro thương mại quốc tế, đòi hỏi doanh nghiệp phải cẩn trọng, tránh ‘bẫy'.
Mobile VerionPhiên bản di động