Việt Nam đủ điều kiện trở thành một cường quốc biển mạnh

Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhận định, với lợi thế về biển, và quyết tâm chính trị của Đảng, Nhà nước và nhân dân, Việt Nam đủ điều kiện để sớm trở thành một cường quốc biển, một quốc gia giàu về biển.

Từ những kết quả đã đạt được, cũng như bài học rút ra từ những yếu kém còn tồn tại, Ban Chấp hành Trung ương đã nhất trí ban hành Nghị quyết mới về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 để từng bước đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển.

viet nam du dieu kien tro thanh mot cuong quoc bien manh
Một góc huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang

“Trong xu hướng phát triển của thế giới, với lợi thế về biển và bờ biển của đất nước, với lịch sử khai thác và làm chủ biển của dân tộc, với quyết tâm chính trị của Đảng, Nhà nước và nhân dân, Việt Nam đủ điều kiện để sớm trở thành một cường quốc biển, một quốc gia giàu về biển,” Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhấn mạnh.

Theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, trong tình hình mới, cần phải thống nhất tư tưởng, nhận thức về vị trí, vai trò và tầm quan trọng đặc biệt của biển đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Biển là bộ phận cấu thành chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, là không gian sinh tồn, cửa ngõ giao lưu quốc tế, gắn bó mật thiết với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Với vai trò, vị trí to lớn của biển, Việt Nam cần phải tận dụng tối đa tiềm năng, cơ hội để sớm trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển, phát triển bền vững, thịnh vượng và an toàn; phát triển bền vững kinh tế biển gắn liền với bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, tăng cường đối ngoại, hợp tác quốc tế về biển, góp phần duy trì môi trường hòa bình.

Giải pháp trước mắt cần hướng tới là phát triển bền vững kinh tế biển trên nền tảng “tăng trưởng xanh”, bảo tồn đa dạng sinh học, các hệ sinh thái biển; bảo đảm hài hoà giữa các hệ sinh thái kinh tế và tự nhiên, giữa bảo tồn và phát triển, giữa lợi ích của địa phương có biển và địa phương không có biển; tăng cường liên kết, cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; phát huy lợi thế của biển, tạo động lực phát triển kinh tế đất nước.

Ngoài ra, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cũng lưu ý, cần giữ gìn giá trị, phát huy truyền thống lịch sử, bản sắc văn hóa biển đi đôi với xây dựng xã hội gắn kết, thân thiện với biển; bảo đảm quyền tham gia, hưởng lợi và trách nhiệm của người dân đối với phát triển bền vững kinh tế biển trên cơ sở công bằng, bình đẳng, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật… Trong đó, lấy khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại và nguồn nhân lực chất lượng cao làm nhân tố đột phá; ưu tiên đầu tư ngân sách nhà nước cho công tác nghiên cứu, điều tra cơ bản, đào tạo nguồn nhân lực về biển.

Phát biểu khai mạc Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đã khẳng định: “Việc trình Trung ương xem xét, ban hành Nghị quyết mới về Chiến lược biển Việt Nam là hết sức quan trọng và cần thiết, không chỉ xuất phát từ thực tế Nghị quyết số 09-NQ/TW giới hạn thời gian đến năm 2020, mà còn nhiều lý do khách quan, chủ quan khác. Trong đó tình hình quốc tế, khu vực và trong nước đã và đang có nhiều thay đổi đòi hỏi phải có sự bổ sung, phát triển về quan điểm và điều chỉnh về mục tiêu cụ thể, định hướng phát triển một số ngành, lĩnh vực kinh tế biển…”

Trên cơ sở phân tích, đánh giá các chiến lược, chính sách biển, đại dương của các nước, tổ chức quốc tế và dự báo của nhiều học giả, chuyên gia quốc tế đối với nước ta, khu vực ASEAN và xu thế toàn cầu… có thể thấy rằng tình hình quốc tế dự báo sắp tới tiếp tục có nhiều chuyển biến nhanh chóng và sâu sắc, cả về chính trị, an ninh, kinh tế, văn hóa, xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến việc tổ chức thực hiện Chiến lược biển Việt Nam trong tương lai.

Cho đến nay, vùng duyên hải của đất nước từ Bắc tới Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Nhiều đô thị ven biển hình thành như những “cột mốc vững vàng” của một quốc gia hướng ra biển. Cũng tại khu vực này, du lịch ngày càng phát triển, như một bộ phận cấu thành quan trọng kinh tế biển của đất nước. Về lâu về dài, duyên hải, biển đảo vẫn sẽ là một hướng phát triển giàu tiềm năng của đất nước.

viet nam du dieu kien tro thanh mot cuong quoc bien manh
Ảnh minh họa

Việt Nam đủ điều kiện trở thành quốc gia giàu về biển

Để đạt được các mục tiêu trên, Nghị quyết đã đề ra 5 chủ trương lớn: Phát triển kinh tế ven biển; phát triển các vùng biển dựa trên lợi thế về điều kiện tự nhiên, hài hòa giữa bảo tồn và phát triển; bảo vệ môi trường, bảo tồn, phát triển bền vững đa dạng sinh học biển, chủ động ứng phó biến đổi khí hậu, nước biển dâng và phòng, chống thiên tai; nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng văn hóa biển, xã hội thân thiện với môi trường; bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại, hợp tác quốc tế.

Việc thực hiện các mục tiêu phải theo từng giai đoạn, có lộ trình, chỉ tiêu và bước đi cụ thể phù hợp với mục tiêu của Liên hiệp quốc, điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, tham gia và phù hợp với điều kiện, tình hình trong nước; đồng thời bao hàm đầy đủ 3 trụ cột của phát triển bền vững là kinh tế, xã hội và môi trường.

Theo đó, Nghị quyết yêu cầu phấn đấu đến năm 2030 phải đạt các mục tiêu cơ bản về phát triển bền vững kinh tế, xã hội và môi trường biển, vùng ven biển và hải đảo; đóng góp của các ngành kinh tế biển đóng góp 10% GDP cả nước, kinh tế của 28 tỉnh, thành phố ven biển ước đạt 65-70% GDP; chỉ số phát triển con người các tỉnh, thành phố ven biển cao hơn mức trung bình cả nước, thu nhập bình quân đầu người ven biển gấp từ 1,2 lần trở lên so với thu nhập bình quân cả nước; tiếp cận, tận dụng tối đa thành tựu khoa học, công nghệ…

Riêng về môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, cần đánh giá được tiềm năng, giá trị các tài nguyên biển quan trọng, tối thiểu 50% diện tích vùng biển được điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển. Tiên phong trong khu vực về giảm thiểu chất thải nhựa đại dương; tăng cường các khu vực bảo tồn biển, ven biển đạt tối thiểu 6% diện tích tự nhiên vùng biển quốc gia, phục hồi diện tích rừng ngập mặn ven biển tối thiểu bằng mức năm 2.000. Có biện pháp phòng, tránh, ngăn chặn, hạn chế tác động của triều cường, xâm nhập mặn, xói lở bờ biển.

Đồng thời kết hợp chặt chẽ giữa phát triển bền vững kinh tế biển với xây dựng xã hội gắn kết hài hoà với biển; bảo tồn, phát triển bền vững đa dạng sinh học, hệ sinh thái biển, bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng phù hợp với quy luật tự nhiên; mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế về biển.

Cùng với phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường biển, Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, lợi ích quốc gia-dân tộc trên các vùng biển, đảo thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia. Đồng thời tập trung giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hoà bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc; giữ vững môi trường hoà bình, ổn định, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội trên các vùng biển, đảo để phát triển bền vững kinh tế...

Trong bối cảnh cả thế giới đang thực hiện cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, cần quan tâm chuyển từ kinh tế biển chủ yếu dựa vào vốn đầu tư, khai thác tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường sang kinh tế dựa trên nền tảng tri thức, khoa học công nghệ, phát huy có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của biển Việt Nam.

Đặc biệt là phát triển đồng bộ và bền vững các ngành, lĩnh vực kinh tế biển, các vùng biển, ven biển và hải đảo theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; chú trọng phát triển các trung tâm kinh tế ven biển, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm; khai thác, sử dụng và phát triển bền vững tài nguyên biển, làm động lực cho phát triển kinh tế đất nước.

Bên cạnh đó, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các thể chế, chính sách, bổ sung, điều chỉnh các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư sát hợp với thực tế để thực hiện có hiệu quả. Chú trọng các lĩnh vực theo thứ tự ưu tiên: Phát triển du lịch biển, đảo; kinh tế hàng hải; khai thác dầu khí và các tài nguyên khoáng sản khác; nuôi trồng, khai thác thuỷ hải sản và phát triển hạ tầng nghề cá…

Đồng thời, tập trung đầu tư có hiệu quả các khu kinh tế, khu công nghiệp, đô thị ven biển và hệ thống kết cấu hạ tầng kết nối vùng đồng bộ làm nền tảng đột phá để phát triển vùng biển, ven biển trở thành điểm đến của thế giới đồng thời là cửa ngõ vươn ra thế giới.

Đến năm 2045, Việt Nam sẽ trở thành quốc gia biển mạnh, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh, an toàn; kinh tế biển đóng góp quan trọng vào nền kinh tế đất nước, góp phần xây dựng nước ta thành nước công nghiệp hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa; tham gia chủ động và có trách nhiệm vào giải quyết các vấn đề quốc tế và khu vực về biển và đại dương.

“Trong xu hướng phát triển của thế giới, với lợi thế về biển và bờ biển của đất nước, với lịch sử khai thác và làm chủ biển của dân tộc, với quyết tâm chính trị của Đảng, Nhà nước và nhân dân, Việt Nam đủ điều kiện để sớm trở thành một cường quốc biển, một quốc gia giàu về biển” - Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhấn mạnh...

viet nam du dieu kien tro thanh mot cuong quoc bien manh
Ảnh minh họa
Theo vietnamplus
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Dự báo thời tiết biển hôm nay 20/4/2024: Có mưa rào và dông vài nơi, biển động, sóng cao

Dự báo thời tiết biển hôm nay 20/4/2024: Có mưa rào và dông vài nơi, biển động, sóng cao

Thời tiết biển hôm nay 20/4/2024, khu vực Bắc vịnh Bắc Bộ có mưa rào và dông vài nơi. Gió Nam cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7. Biển động. Sóng cao 1,5 - 2,5m.
Dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 20/4/2024: Hà Nội trời nắng nóng, đêm có mưa

Dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 20/4/2024: Hà Nội trời nắng nóng, đêm có mưa

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 20/4/2024, Hà Nội có mây, trời nắng nóng; đêm nhiều mây, có mưa rào và dông rải rác
Làm gì để minh bạch “thị trường” rác thải nhựa trong thực thi EPR?

Làm gì để minh bạch “thị trường” rác thải nhựa trong thực thi EPR?

Yêu cầu có một thị trường giao dịch rác thải để đảm bảo minh bạch đầu vào là điều mà nhiều doanh nghiệp tái chế hiện nay mong mỏi khi thực hiện cơ chế EPR.
Quảng Bình: Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, thu hút du khách

Quảng Bình: Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, thu hút du khách

Quảng Bình đang tạo ra những chuyển biến mạnh mẽ trong khai thác, phát huy tiềm năng, thế mạnh, đầu tư phát triển hạ tầng du lịch, thu hút du khách.
Khơi dậy văn hoá đọc, mang "hành trang tri thức" tới thanh niên

Khơi dậy văn hoá đọc, mang "hành trang tri thức" tới thanh niên

Chương trình “Mỗi thanh niên một cuốn sách làm bạn” được tổ chức lần đầu vào năm 2021, nhằm nâng cao nhận thức của thanh niên về giá trị của việc đọc sách...

Tin cùng chuyên mục

Hải Phòng: Sông Lạch Tray cấm phương tiện thủy lưu thông từ 5h00 ngày 20/4

Hải Phòng: Sông Lạch Tray cấm phương tiện thủy lưu thông từ 5h00 ngày 20/4

Chi cục Đường thủy nội địa khu vực I cho biết, từ 5h00 ngày 20/4, một đoạn luồng đường thủy trên sông Lạch Tray, Hải Phòng sẽ cấm phương tiện thủy lưu thông.
Sẽ giảm số lượng bệnh viện thuộc Bộ Y tế

Sẽ giảm số lượng bệnh viện thuộc Bộ Y tế

Bộ Y tế chỉ giữ lại một số ít bệnh viện thuộc tiêu chí là bệnh viện đầu ngành, phù hợp quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế quốc gia.
Kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Hoàng Đình Giong

Kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Hoàng Đình Giong

Ban Tuyên giáo Trung ương vừa ban hành Hướng dẫn số 153-HD/BTGTW về tuyên truyền kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Hoàng Đình Giong.
Tiếp tục cảnh báo tình trạng mạo danh người của cơ quan bảo hiểm xã hội

Tiếp tục cảnh báo tình trạng mạo danh người của cơ quan bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm Xã hội Việt Nam tiếp tục phát đi cảnh báo về tình trạng mạo danh người của cơ quan bảo hiểm xã hội nhằm lừa đảo người dân.
Công đoàn Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội: Xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh

Công đoàn Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội: Xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh

Tổ chức công đoàn vững mạnh góp phần phát triển cơ quan vững mạnh; chăm lo, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, người lao động.
Tận thấy hồ thủy lợi ở Ninh Thuận cạn trơ đáy

Tận thấy hồ thủy lợi ở Ninh Thuận cạn trơ đáy

Hồ Ông Kinh (huyện Ninh Hải) có dung tích 0,83 triệu m3 nhưng đã cạn trơ đáy nhiều tháng qua, kể từ khi tỉnh Ninh Thuận bước vào thời kỳ cao điểm mùa khô...
Hà Nội phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024

Hà Nội phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024

Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Vũ Thu Hà cho biết, Hà Nội luôn xác định công tác đảm bảo an toàn vệ sinh lao động là việc làm thường xuyên, liên tục.
Dòng chảy xu thế, làng nghề truyền thống hóa ‘

Dòng chảy xu thế, làng nghề truyền thống hóa ‘'thủ phủ'' rác

Làng nghề truyền thống làm tăm hương ở bên bờ dòng Bắc Quảng Hoa (TP. Hà Nội) theo dòng chảy xu thế nay thành ‘'thủ phủ’' phế liệu, chuyên thu mua, sơ chế rác…
Xâm nhập mặn có khả năng đã qua đỉnh điểm

Xâm nhập mặn có khả năng đã qua đỉnh điểm

Dự báo, các đợt xâm nhập mặn cao xuất hiện từ 22-25/4/2024. Tuy nhiên, ở vùng các cửa sông Cửu Long, xâm nhập mặn có khả năng đã qua đỉnh điểm.
Việt Nam nằm trong tốp đầu châu Á về đầu tư cơ sở hạ tầng

Việt Nam nằm trong tốp đầu châu Á về đầu tư cơ sở hạ tầng

Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh Việt Nam nằm trong những quốc gia dẫn đầu châu Á về đầu tư cho cơ sở hạ tầng, dành 5,7% GDP cho các dự án trong lĩnh vực này.
Thời tiết hôm nay ngày 19/4/2024: Miền Bắc nắng nóng diện rộng, có nơi trên 39 độ

Thời tiết hôm nay ngày 19/4/2024: Miền Bắc nắng nóng diện rộng, có nơi trên 39 độ

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 19/4/2024: Miền Bắc nắng nóng mở rộng, ngoài Tây Bắc Bộ, nắng nóng mở rộng vùng Đồng bằng Bắc Bộ, chiều tối và đêm có mưa.
Dự báo thời tiết biển hôm nay 19/4/2024: Có mưa vài nơi, biển động

Dự báo thời tiết biển hôm nay 19/4/2024: Có mưa vài nơi, biển động

Thời tiết biển hôm nay 19/4/2024, khu vực Bắc vịnh Bắc Bộ có mưa vài nơi. Gió Đông Nam đến Nam cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7. Biển động. Sóng cao 1,5 - 2,5m.
Dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 19/4/2024: Hà Nội tăng nhiệt, nắng nóng

Dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 19/4/2024: Hà Nội tăng nhiệt, nắng nóng

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 19/4/2024, Hà Nội có mây, ngày nắng nóng, nền nhiệt độ cao nhất có nơi trên 36 độ C
Tuyên Quang: Không đánh đổi tài nguyên rừng để phát triển du lịch

Tuyên Quang: Không đánh đổi tài nguyên rừng để phát triển du lịch

Với mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, Tuyên Quang luôn xác định, khai thác tiềm năng phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo vệ rừng.
Vùng 5 Hải quân điều tàu cấp nước ngọt cho người dân tỉnh Cà Mau

Vùng 5 Hải quân điều tàu cấp nước ngọt cho người dân tỉnh Cà Mau

Ngày 18/4, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân đã tổ chức cấp nước ngọt miễn phí cho người dân vùng hạn hán trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
Cục An toàn thực phẩm cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa sibutramin

Cục An toàn thực phẩm cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa sibutramin

Chiều ngày 18/4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) phát đi cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa sibutramin.
TP. Hồ Chí Minh: Băng rôn gây tranh cãi ở Công viên Lê Thị Riêng là do in nhầm

TP. Hồ Chí Minh: Băng rôn gây tranh cãi ở Công viên Lê Thị Riêng là do in nhầm

Theo một đại diện tại Công viên Lê Thị Riêng (TP. Hồ Chí Minh), tấm băng rôn gây gây tranh cãi trong những ngày qua là do đơn vị thiết kế, in ấn in nhầm.
Hà Nội: Quét mã trả phí gửi xe, không lo bị “chặt chém”

Hà Nội: Quét mã trả phí gửi xe, không lo bị “chặt chém”

Hà Nội triển khai thí điểm nhiều bãi trông giữ phương tiện không dùng tiền mặt. Hoạt động này đã giúp minh bạch trong công tác quản lý.
Hà Nội: Đặc sắc lễ hội truyền thống làng Duyên Trường

Hà Nội: Đặc sắc lễ hội truyền thống làng Duyên Trường

Ngày 10/3 Âm lịch hàng năm (ngày Giỗ Tổ Hùng Vương) - cũng là ngày làng Duyên Trường (xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, Hà Nội) tổ chức lễ hội truyền thống
Dệt may, năng lượng tái tạo đi đầu trong kinh tế tuần hoàn

Dệt may, năng lượng tái tạo đi đầu trong kinh tế tuần hoàn

Đó là khẳng định của ông Hans Bruyninckx - Ban Tài nguyên Quốc tế (IRP) tại Diễn đàn Kinh tế Tuần hoàn thế giới 2024 (WCEF2024) diễn ra từ ngày 15-18/4 tại Bỉ.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động