Thứ ba 26/11/2024 08:36

Vì sao “vàng đen” thất thế?

Từng được xem như “vàng đen”, giúp hàng nghìn hộ dân vươn lên làm giàu, song hiện nay giá tiêu “trượt dốc không phanh”. Vì sao giá tiêu lại rớt thê thảm?

Từng được xem là cây vàng đen, giúp hàng nghìn hộ dân vươn lên làm giàu, Việt Nam đã và đang là quốc gia đứng đầu thế giới về xuất khẩu hồ tiêu. Từng có thời điểm giá tiêu đắt đỏ tới mức được xem như “vàng đen”, biến bao ước mơ tỷ phú của dân nghèo thành hiện thực. Tuy nhiên, tình trạng giá tiêu “trượt dốc không phanh” những năm gần đây đang đẩy toàn ngành vào cảnh khó khăn, đẩy không ít nông dân vào cảnh khốn cùng.

Thời hoàng kim vào năm 2015, tại Gia Lai thương lái thu mua hồ tiêu với mức giá 230.000 – 270.000 đồng/kg, khiến nông dân huyện Chư Sê đổ xô trồng cây tiêu. Khi được mùa được giá, nhiều hộ dân thu lợi nhuận lớn, xây nhà lầu, mua sắm xe ô tô. Tuy nhiên, vào năm 2020 khi giá tiêu rớt thê thảm xuống còn 20.000 đồng/kg thì nhiều hộ dân, chủ yếu là các hộ đầu tư trồng về sau vỡ nợ ngân hàng buộc phải bán nhà, bán đất và bán luôn cả trụ tiêu để vào miền Nam mưu sinh. Cơn bão rớt giá quét qua thủ phủ hồ tiêu khiến người nông dân điêu đứng. Câu hỏi đặt ra là vì sao giá tiêu lại rớt thê thảm đến vậy?

Thực tế, có thể thấy, giá hồ tiêu liên tục ở đỉnh trong nhiều năm, trong khi các loại cây trồng khác như cao su, cà phê liên tục mất mùa và mất giá, khiến không ít nông dân ồ ạt mở rộng diện tích hồ tiêu.

Số liệu thống kê cho thấy, nếu như năm 2010 diện tích hồ tiêu cả nước chỉ đạt 51.000 ha thì đến năm 2015, diện tích hồ tiêu cả nước đã đạt 101,6 nghìn ha, gần gấp đôi năm 2010. Diện tích hồ tiêu tăng mạnh nhất vào năm 2017 khi đạt trên 150 nghìn ha.

Giá hồ tiêu ở mức thấp khiến nhiều người dân thua lỗ

Diện tích tăng cao, cùng với đó việc người dân thâm canh quá mức: Sử dụng phân bón quá liều lượng, sử dụng phân phức hợp không cân đối tỷ lệ NPK và các chất kích thích, phân bón đậm đặc để thu năng suất cao đã làm cho cây mất cân bằng dinh dưỡng, mất khả năng đề kháng tự nhiên dẫn đến dễ bị nấm bệnh tấn công gây hại. Điều này dẫn tới việc nông dân và tiểu thương sử dụng hoạt chất carbendazim trong trong phòng, chữa bệnh cho hồ tiêu mà có cả trong khâu bảo quản chống mốc sau thu hoạch.

Trong khi đó, từ năm 2015 các nước bắt đầu siết chặt quy định về chất lượng hồ tiêu nhập khẩu, nhất là châu Âu, không ít lô hàng bị trả về. Nguyên nhân do có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, đặc biệt là hoạt chất carbendazim. Hoa Kỳ đã đưa carbendazim vào danh mục chất cấm trong thực phẩm. Hiệp hội Gia vị Nhật Bản không nhập khẩu hồ tiêu Việt Nam nếu có carbendazim trong mẫu kiểm nghiệm.

Sự phát triển quá “nóng” của hồ tiêu thời gian qua đã để lại nhiều hệ lụy về dịch bệnh bùng phát nhanh và diễn biến phức tạp, phá vỡ quy hoạch cây trồng của nhiều địa phương, ảnh hưởng đến diện tích rừng...

Như vậy, có thể thấy, ngoài yếu tố về nhu cầu, thị hiếu, cung cầu thị trường, việc người nông dân chỉ chăm chăm nhìn vào lợi nhuận trước mắt, tức là chỉ thấy giá tiêu lên cao thì đua nhau trồng là nguyên nhân dẫn tới cây “vàng đen” thất thế.

Không chỉ với tiêu, giờ đây mặt hàng sầu riêng cũng đang đứng trước nguy cơ vỡ quy hoạch vì tăng nóng. Thời gian gần đây, thị trường Trung Quốc liên tục gửi cảnh báo một số lô hàng sầu riêng xuất khẩu của Việt Nam vi phạm về vấn đề kiểm dịch thực vật, mã số vùng trồng, thậm chí xuất hiện tình trạng sầu riêng bị sượng, không đảm bảo chất lượng...

Trước tình trạng trên, nhiều chuyên gia bày tỏ lo ngại về tình trạng tăng nóng với mặt hàng này. Thực tế, từ đầu năm 2021 đến hết năm 2022, diện tích sầu riêng cả nước đã tăng vượt khoảng 26.000 ha, nâng tổng diện tích lên khoảng 110.000 ha. Trong nửa đầu năm nay, diện tích trồng mới cây sầu riêng tiếp tục tăng mạnh.

Qua nhiều biến động thăng trầm của giá hồ tiêu, bài học “vàng đen” những năm 2015 vẫn còn nguyên giá trị. Do đó, người dân, ngành nông nghiệp cần phải nhìn lại để có hướng phát triển bền vững, không chạy theo giá cả bấp bênh. Bên cạnh đó, cơ quan nhà nước phải kiểm soát chặt chẽ chất lượng giống, chọn vùng đất phù hợp, phát triển theo quy hoạch, chủ động đưa công nghệ tưới tiêu hiện đại.

Hà Linh
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu hồ tiêu

Tin cùng chuyên mục

“Cấm” thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng: Có khả thi?

Nhà giáo trong kỷ nguyên số cần biến thách thức thành cơ hội để ngành giáo dục vươn mình

Hàng Việt và giải pháp đối mặt với những ‘gã khổng lồ’ thương mại điện tử

Từ thông điệp chống lãng phí của Tổng Bí thư suy ngẫm về việc xử lý thành công các dự án tồn đọng

Tặng quà nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam: Tôn vinh thực sự hay áp lực hình thức?

Khu thương mại tự do Đà Nẵng: Đâu là lời giải cho "bài toán" thu hút đầu tư?

Giải ngân vốn đầu tư công bứt tốc cuối năm để về đích

Hành vi thiếu ý thức tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam: Cần làm gì để không tái diễn?

Cấm phân lô, bán nền có kiểm soát được thị trường bất động sản?

Khi doanh nghiệp vào cuộc cho những mục tiêu lớn của công nghệ cao và phát triển xanh

Đề xuất người bị sa thải không được trợ cấp thất nghiệp: Công nhân lớn tuổi thêm nỗi lo

Chống lãng phí: Thiếu vật liệu san lấp dự án giao thông sao không dùng tro xỉ?

Vụ GFDI vỡ nợ hơn 3.700 tỷ đồng: 'Bánh ngọt' liệu có dễ xơi?

Chi Dân, An Tây và loạt nghệ sĩ dính đến ma tuý: Nghĩ về trách nhiệm của người nổi tiếng

Có tiền nhàn rỗi, mua vàng cất giữ hay gửi tiết kiệm ngân hàng lúc này?

Chuyện giá vàng trong nước: Cầm vàng đừng để vàng 'rơi'

Phụ huynh học sinh cần làm gì để giảm thiểu tai nạn giao thông cho con em?

Hàng giá rẻ tràn vào Việt Nam và câu chuyện ‘tiếp sức’ cho hàng hoá Việt

Ô tô điện ồ ạt ra mắt, gỡ nút thắt quy hoạch trạm sạc tại Việt Nam ra sao?

Xuất khẩu gạo Việt Nam 2024: Bứt phá ngoạn mục vẫn cần tỉnh táo