Diễn biến khó lường của giá “vàng đen”

Giá dầu thế giới đã biến động mạnh và giảm sâu trong tuần qua do những thông tin tiêu cực từ cuộc khủng hoảng ngân hàng, nhu cầu bổ sung dự trữ dầu của Mỹ giảm.
Giá dầu thế giới được dự báo duy trì đà tăng trong suốt năm 2023 Giá dầu thế giới có thể rơi xuống 40 USD/thùng trong kịch bản xấu nhất

Tuy nhiên, giới phân tích dự báo “vàng đen” sẽ tăng giá trong nửa cuối năm nay và chuẩn bị đối phó sự thất thường của giá dầu là “việc cần làm ngay” của tất cả các nền kinh tế.

Giá dầu “trượt dài” cùng giá cổ phiếu ngân hàng

Tuần qua, giá dầu thế giới đã quay đầu giảm liên tiếp trong hai phiên giao dịch cuối tuần sau khi đã khởi sắc vào đầu tuần. Kết thúc phiên 24/3, giá dầu thô Brent giao kỳ hạn giảm 92 xu (tương ứng 1,2%) còn 74,99 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ cũng mất 70 xu (tương đương 1%) xuống 69,26 USD/thùng. Trong tuần trước đó, giá dầu Brent và WTI cũng đã đồng loạt ghi nhận mức sụt giảm mạnh và giảm xuống mức thấp nhất trong 15 tháng.

Thùng chứa dầu của Công ty dầu mỏ nhà nước PDVSA trong một cơ sở dầu mỏ, ở Lagunillas, Venezuela, ngày 14/10/2022. (Ảnh: Reuters)
Thùng chứa dầu của Công ty dầu mỏ nhà nước PDVSA trong một cơ sở dầu mỏ, ở Lagunillas, Venezuela, ngày 14/10/2022. (Ảnh: Reuters)

Giới phân tích nhận định, giá dầu giảm do tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng của các ngân hàng ở Mỹ và châu Âu gần đây. Các nhà giao dịch ngày càng lo ngại rằng tình hình hỗn loạn trong ngành ngân hàng Mỹ và châu Âu có thể khiến triển vọng kinh tế trở nên u ám, từ đó tác động đến nhu cầu năng lượng. Ðồng hành với sự suy giảm giá dầu, tuần qua, nhóm cổ phiếu ngân hàng tại châu Âu cũng “trượt dài” với Deutsche Bank và UBS Group do bị tác động mạnh bởi lo lắng những vấn đề tồi tệ nhất trong lĩnh vực này kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 vẫn chưa được giải quyết. Theo các nhà phân tích của ngân hàng ING Bank, những biến động có thể sẽ kéo dài trong những ngày tới, khi những lo ngại lớn hơn về thị trường tài chính vẫn là vấn đề hàng đầu.

Giới phân tích nhận định, giá dầu thế giới giảm do tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng của các ngân hàng ở Mỹ và châu Âu gần đây.

Nhà phân tích Phil Flynn của công ty dịch vụ tài chính Price Futures Group cho biết, thị trường đang diễn biến không dựa trên các nguyên tắc cơ bản về cung và cầu, mà phụ thuộc vào mối lo ngại liên quan đến các ngân hàng. Một lý do nữa khiến “vàng đen” giảm giá là lo ngại nhu cầu mua vào dự trữ của Mỹ giảm, sau khi Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Jennifer Granholm cho biết việc bổ sung Kho dự trữ chiến lược (SPR) có thể mất vài năm.

Jennifer Granholm vừa nói với các nhà lập pháp rằng, nước Mỹ sẽ khó tận dụng giá dầu thấp trong năm nay để bổ sung vào kho dự trữ, vốn đang ở mức thấp nhất kể từ năm 1983 sau đợt xả kho do Tổng thống Joe Biden chỉ đạo vào năm ngoái. Phát ngôn nói trên đã làm giảm triển vọng của thị trường về nhu cầu dầu.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia kinh tế nhận định rằng, việc dầu giảm giá mạnh sẽ không kéo dài và giá “vàng đen” có thể “leo dốc” trở lại trong nửa cuối năm nay.

Ðộng lực khiến dầu tăng giá là do nhu cầu gia tăng trở lại sau khi kinh tế Trung Quốc và thế giới lấy lại đà phục hồi sau đại dịch Covid-19. Kinh tế Trung Quốc được dự báo tăng trưởng hơn 5% trong năm nay, sau khi nước này từ bỏ chính sách “zero Covid” và mở cửa trở lại với thế giới. Goldman Sachs cho biết nhu cầu hàng hóa đang gia tăng tại quốc gia nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới này, với nhu cầu dầu lên tới 16 triệu thùng/ngày.

Cơ quan Năng lượng quốc tế cho biết Trung Quốc chiếm gần một nửa mức tăng 2 triệu thùng/ngày trong nhu cầu về dầu mỏ trên thế giới, có thể vượt cung sau nửa đầu năm nay và khiến các nhà sản xuất xem xét lại chính sách sản lượng của mình.

Ngoài Trung Quốc, nhu cầu dầu cũng sẽ tăng trên toàn cầu. Trong báo cáo tháng gần đây nhất, OPEC đã dự báo tăng trưởng nhu cầu toàn cầu ở mức 2,32 triệu thùng/ngày.

Linh hoạt để thích ứng với biến động thị trường

Một yếu tố nữa khiến dầu mỏ có thể tăng giá, thậm chí trong ngắn hạn, đó là các nước xuất khẩu dầu cắt giảm sản lượng. Ba đại diện của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh, nhóm OPEC+ vừa cho biết họ có thể tiếp tục thực hiện thỏa thuận cắt giảm sản lượng 2 triệu thùng/ngày cho đến cuối năm.

Giá dầu giảm là vấn đề của hầu hết các nước thành viên OPEC+ do các nền kinh tế phụ thuộc lớn vào nguồn thu dầu mỏ. Vì vậy, tháng 10/2022, OPEC+ đã nhất trí cắt giảm sản lượng 2 triệu thùng/ngày từ tháng 11/2022 cho đến cuối năm 2023, dù các nước tiêu thụ lớn kêu gọi tăng sản lượng.

Giá dầu giảm là vấn đề của hầu hết các nước thành viên OPEC+ do các nền kinh tế phụ thuộc lớn vào nguồn thu dầu mỏ. Vì vậy, tháng 10/2022, OPEC+ đã nhất trí cắt giảm sản lượng 2 triệu thùng/ngày từ tháng 11/2022 cho đến cuối năm 2023, dù các nước tiêu thụ lớn kêu gọi tăng sản lượng.

Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cho biết nước này sẽ tiếp tục cắt giảm sản lượng 500.000 thùng/ngày như thông báo vào tháng 2, cho đến cuối tháng 6. OPEC+ sẽ tiếp tục thực hiện thỏa thuận đến cuối năm. Trước đó, Tổng Thư ký OPEC Haitham Al Ghais trong phát biểu với báo giới bên lề Tuần lễ Năng lượng Ấn Ðộ, đã khẳng định quyết định cắt giảm sản lượng dầu thô hồi tháng 10/2022 là đúng đắn và sau buổi nhóm họp tháng 2 vừa qua, OPEC+ thống nhất duy trì chiến lược sản lượng hiện tại đến cuối năm 2023. Ông Al Ghais cho rằng OPEC+ hoàn toàn đủ tự tin để đưa ra những quyết sách phù hợp, cũng như đủ khả năng ứng phó kịp thời trong một lĩnh vực thường xuyên xảy ra biến động.

Kết quả một cuộc thăm dò mà hãng Reuters vừa công bố cho thấy, thị trường dầu mỏ thế giới sẽ rơi vào cảnh thiếu hụt do Nga cắt giảm nguồn cung và Trung Quốc tăng lượng tiêu thụ, do vậy, giá dầu dự báo sẽ lên tới 90 USD/thùng vào nửa cuối năm nay. Kết quả thăm dò 49 nhà kinh tế và phân tích dự báo cho thấy, giá dầu thô Brent sẽ ở mức trung bình là 89,23 USD/thùng trong năm nay, giảm so với mức 90,49 USD/thùng trong tháng 1, nhưng vẫn cao hơn nhiều so với mức hiện nay; giá dầu thô ngọt nhẹ WTI sẽ ở mức trung bình 83,94 USD/thùng.

Trong khi đó, Giám đốc điều hành công ty dầu khí Gazprom Neft của Nga Alexander Dyukov dự báo giá dầu có thể ở mức từ 80-110 USD/thùng trong năm 2023.

Dầu mỏ được coi là “mạch máu” của nền kinh tế trong nhiều năm qua, bởi vậy, khi giá dầu biến động mạnh và được dự báo sẽ thay đổi thất thường như trên phần nào phản ánh khó khăn cũng như sự thiếu ổn định của kinh tế toàn cầu.

Theo đó, thực tế này đòi hỏi chính phủ các nước và các định chế tài chính, các doanh nghiệp phải chủ động xây dựng chiến lược dài hạn và điều chỉnh kế hoạch linh hoạt trong ngắn hạn để thích ứng với sự biến động của thị trường dầu mỏ trong thời gian tới.

nhandan.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Năng lượng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tháo gỡ vướng mắc trong khi triển khai 2 dự án điện khí Ô Môn 3 và 4

Tháo gỡ vướng mắc trong khi triển khai 2 dự án điện khí Ô Môn 3 và 4

Do tình hình khó khăn của EVN, các bộ, ngành kiến nghị Thủ tướng đồng ý chuyển 2 dự án điện khí Ô Môn 3, Ô Môn 4 bị chậm tiến độ sang PVN làm chủ đầu tư.
Đại biểu Quốc hội lý giải lý do cần có Quỹ bình ổn giá xăng dầu trong Luật Giá (sửa đổi)

Đại biểu Quốc hội lý giải lý do cần có Quỹ bình ổn giá xăng dầu trong Luật Giá (sửa đổi)

Đại biểu Quốc hội Trần Văn Lâm cho rằng Quỹ bình ổn giá là công cụ giúp quản lý nhà nước, góp phần kiểm soát lạm phát và bình ổn kinh tế vĩ mô.
Điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Nâng cấp, mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất

Điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Nâng cấp, mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất

Chính phủ vừa có Quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Nâng cấp, mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất.
Bốn kịch bản có thể đưa giá dầu thế giới lên 200 USD

Bốn kịch bản có thể đưa giá dầu thế giới lên 200 USD

Thương nhân đặt cược vào giá dầu đạt 200 USD vào tháng 3/2023. Các nhà quản lý quỹ phòng hộ cảnh báo giá dầu thế giới có thể đạt 250 USD trước khi 2022 kết thúc
Gỡ vướng cho hoạt động đầu tư ra nước ngoài của ngành dầu khí

Gỡ vướng cho hoạt động đầu tư ra nước ngoài của ngành dầu khí

Qua thống kê, ngành dầu khí có 32 dự án đầu tư ra nước ngoài đã ký kết, gồm 5 dự án tìm kiếm dầu khí, 21 dự án thăm dò dầu khí, 6 dự án mua mỏ và mua trữ lượng.

Tin cùng chuyên mục

Cơ quan Năng lượng quốc tế dự báo nhu cầu dầu toàn cầu sẽ vượt cung vào cuối năm 2023

Cơ quan Năng lượng quốc tế dự báo nhu cầu dầu toàn cầu sẽ vượt cung vào cuối năm 2023

IEA cho biết, thị trường dầu mỏ sẽ chuyển từ mức dư thừa nguồn cung trong nửa đầu năm 2023 sang mức thâm hụt vào cuối năm do sự phục hồi kinh tế ở Trung Quốc.
Tổ hợp hóa dầu miền Nam lo chậm tiến độ vì chậm xác nhận ưu đãi

Tổ hợp hóa dầu miền Nam lo chậm tiến độ vì chậm xác nhận ưu đãi

Việc chậm xác nhận các ưu đãi đầu tư có nguy cơ ảnh hưởng đến tiến độ đi vào vận hành dự án Tổ hợp hóa dầu miền Nam có quy mô 5,1 tỉ USD.
Giá dầu thế giới được dự đoán có thể chìm sâu dưới vùng 70 USD/thùng

Giá dầu thế giới được dự đoán có thể chìm sâu dưới vùng 70 USD/thùng

Tuần qua, giá dầu được hỗ trợ bởi dự báo xuất khẩu dầu mỏ của Nga giảm nhưng chịu áp lực bởi sự gia tăng dự trữ dầu thô tại Mỹ.
Dự thảo Nghị định Luật Dầu khí năm 2022: Tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động dầu khí

Dự thảo Nghị định Luật Dầu khí năm 2022: Tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động dầu khí

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam vừa phối hợp với Vụ Dầu khí và Than tổ chức hội thảo lấy ý kiến góp ý về dự thảo Nghị định quy định 1 số điều Luật Dầu khí năm 2022.
Hành trình 1 tỷ thùng dầu đồng hành cùng sự phát triển đất nước

Hành trình 1 tỷ thùng dầu đồng hành cùng sự phát triển đất nước

Đúng 8 giờ 2 phút ngày 8/2/2023, Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) đã chính thức đạt mốc sản lượng khai thác 1 tỷ thùng dầu.
Nhà máy lọc dầu Dung Quất duy trì vận hành ở mức công suất 110% Tết Nguyên đán

Nhà máy lọc dầu Dung Quất duy trì vận hành ở mức công suất 110% Tết Nguyên đán

Nhà máy lọc dầu Dung Quất tiếp tục duy trì vận hành ở mức công suất cao, đảm bảo cung ứng sản phẩm theo các hợp đồng đã ký.
PVEP nộp ngân sách năm 2022 đạt 213%

PVEP nộp ngân sách năm 2022 đạt 213%

Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng bằng sự nỗ lực của tập thể, Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) đã hoàn thành xuất sắc kế hoạch năm 2022.
Năm 2022, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đạt doanh thu kỷ lục 931,2 nghìn tỷ đồng

Năm 2022, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đạt doanh thu kỷ lục 931,2 nghìn tỷ đồng

Trong năm 2022, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã đạt doanh thu kỷ lục 931,2 nghìn tỷ đồng, tương đương 9,8% GDP cả nước, nộp ngân sách chiếm tỷ trọng 9,5% cả nước.
Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam: Mong muốn gia tăng đầu tư để duy trì tăng trưởng

Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam: Mong muốn gia tăng đầu tư để duy trì tăng trưởng

Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam kiến nghị Chính phủ quan tâm đầu tư các dự án dầu khí mới để duy trì tăng trưởng.
Thị trường dầu mỏ, khí đốt thế giới năm 2022 và triển vọng 2023

Thị trường dầu mỏ, khí đốt thế giới năm 2022 và triển vọng 2023

Động thái nổi bật trên thị trường dầu mỏ, khí đốt thế giới năm 2022 là sự bùng phát mạnh mẽ và liên tục lập đỉnh cao vượt mọi thời đại.
Dầu mỏ thế giới bùng nổ “thị trường đen”

Dầu mỏ thế giới bùng nổ “thị trường đen”

Lệnh cấm vận của EU đối với nhập khẩu và mức trần giá đối với dầu thô của Nga có hiệu lực từ ngày 5/12 làm tăng thêm các chuyến vận chuyển dầu bất hợp pháp.
Thị trường dầu mỏ thế giới đối diện một tuần nhiều biến động

Thị trường dầu mỏ thế giới đối diện một tuần nhiều biến động

Những ngày đầu tháng 12/2022 sẽ có tác động quan trọng nhất đối với thị trường dầu mỏ trong nhiều tuần.
Nhập khẩu hơn 7,5 triệu tấn xăng dầu, tăng 24,1% để bảo đảm nguồn cung cuối năm

Nhập khẩu hơn 7,5 triệu tấn xăng dầu, tăng 24,1% để bảo đảm nguồn cung cuối năm

Từ đầu năm đến 15/11, cả nước nhập khẩu hơn 7,5 triệu tấn xăng dầu các loại, tổng kim ngạch đạt 7,74 tỷ USD, tăng 24,1% về lượng so với cùng kỳ năm ngoái.
Luật Dầu khí (sửa đổi): Nhiều điểm mới để thêm ưu đãi, hút đầu tư

Luật Dầu khí (sửa đổi): Nhiều điểm mới để thêm ưu đãi, hút đầu tư

Luật Dầu khí (sửa đổi) gồm 11 chương 69 điều vừa được Quốc hội thông qua với nhiều quy định mới để thúc đẩy, thu hút đầu tư trong lĩnh vực dầu khí.
Lý giải thị trường dầu mỏ lo ngại giảm cầu hơn giảm cung trong trung hạn

Lý giải thị trường dầu mỏ lo ngại giảm cầu hơn giảm cung trong trung hạn

Thị trường dầu mỏ đang có 2 lo lắng về sự suy giảm nhu cầu do suy thoái gây ra và việc mất nguồn cung.
Bộ Công Thương lấy ý kiến về quy định vốn đầu tư ra nước ngoài hoạt động dầu khí

Bộ Công Thương lấy ý kiến về quy định vốn đầu tư ra nước ngoài hoạt động dầu khí

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến về dự thảo Nghị định quy định về đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại VN.
Đà Nẵng: Thương nhân đầu mối cam kết đảm bảo cung ứng xăng dầu

Đà Nẵng: Thương nhân đầu mối cam kết đảm bảo cung ứng xăng dầu

Các thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối xăng dầu trên địa bàn TP. Đà Nẵng ký cam kết đảm bảo cung ứng xăng dầu liên tục cho các cửa hàng bán lẻ.
Khai mạc Triển lãm quốc tế máy móc, thiết bị ngành dầu khí 2022

Khai mạc Triển lãm quốc tế máy móc, thiết bị ngành dầu khí 2022

Ngày 26/10/2022, triển lãm quốc tế máy móc, thiết bị ngành dầu khí 2022 (Oil & Gas Expo Vietnam – OGAV 2022) đã chính thức khai mạc tại Vũng Tàu
Khủng hoảng dầu diesel tăng cao khi tồn kho giảm

Khủng hoảng dầu diesel tăng cao khi tồn kho giảm

Các kho dự trữ dầu diesel và nhiên liệu chưng cất khác trên toàn cầu đã giảm trong một thời gian và không có sự đảo ngược xu hướng này trong tương lai.
Mỹ quyết định giải phóng 15 triệu thùng dầu từ dự trữ dầu chiến lược để điều chỉnh giá

Mỹ quyết định giải phóng 15 triệu thùng dầu từ dự trữ dầu chiến lược để điều chỉnh giá

Ngày 19/10, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã thông báo rằng ông đang cho phép giải phóng 15 triệu thùng từ dự trữ dầu mỏ chiến lược.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động