Vì sao Trung Quốc giảm nhập khẩu cà phê từ Việt Nam?
Xuất nhập khẩu 18/02/2023 10:27 Theo dõi Congthuong.vn trên
Năm 2022, xuất khẩu cà phê sang thị trường Hoa Kỳ tăng về chất Xuất khẩu hoa hồi sang thị trường Trung Quốc tăng trên 65% |
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu từ Cơ quan Hải quan Trung Quốc cho biết, trong giai đoạn 2017 – 2022, tốc độ nhập khẩu cà phê của Trung Quốc tăng trưởng bình quân 25,1%/năm, từ 262,25 triệu USD năm 2017 tăng lên mức cao nhất 717,96 triệu USD vào năm 2022.
![]() |
Vì sao Trung Quốc giảm nhập khẩu cà phê từ Việt Nam? |
Do đó, Trung Quốc được coi là thị trường có tiềm năng lớn đối với ngành cà phê xuất khẩu toàn cầu. Tại Trung Quốc, cà phê hòa tan, cà phê chế biến sẵn đang chiếm thị phần lớn nhờ sự tiện lợi trong việc sử dụng. Đây được coi là yếu tố thúc đẩy tiêu thụ cà phê chế biến tại thị trường đông dân số nhất thế giới này.
Năm 2022, Trung Quốc nhập khẩu cà phê từ trên 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong đó, các nguồn cung cà phê chính cho Trung Quốc gồm: Ethiopia, Colombia, Brazil, Malaysia, Italy, Việt Nam…
Trong năm 2022, Trung Quốc tăng nhập khẩu cà phê từ hầu hết các nguồn cung lớn, ngoại trừ Việt Nam và Guatemala.
Số liệu thống kê từ Cơ quan Hải quan Trung Quốc cho thấy, kim ngạch nhập khẩu cà phê của nước này trong năm 2022 từ Ethiopia tăng tới 209,2% so với năm 2021, đạt 188,1 triệu USD. Thị phần cà phê của Ethiopia trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc tăng mạnh, từ 11,56% trong năm 2021 lên 26,2% trong năm 2022.
Ngược lại, Trung Quốc giảm nhập khẩu cà phê từ Việt Nam trong năm 2022, mức giảm 11,1% so với năm 2021, đạt 49,63 triệu USD. Thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc giảm mạnh, từ 10,61% trong năm 2021 xuống 6,91% trong năm 2022.
Thị hiếu tiêu dùng của người dân Trung Quốc ngày càng ưa chuộng cà phê chế biến, cà phê pha chế sẵn chất lượng cao từ châu Âu, Hoa Kỳ. Trong khi đó, ngành cà phê Việt Nam chủ yếu xuất khẩu cà phê Robusta dưới dạng thô.
Các doanh nghiệp ở Trùng Khánh hiện chủ yếu nhập cà phê Robusta của Việt Nam về để chế biến, pha trộn vì có lợi thế về giá, vận chuyển. Hiện, quy mô thị trường cà phê của Trùng Khánh đạt khoảng 3-5 tỷ NDT mỗi năm nên nhu cầu nhập khẩu lớn. Hiện nay, ngoài nhập khẩu cà phê của Việt Nam, Trung Quốc còn nhập khẩu cà phê từ nhiều thị trường khác như Ethiopia, Brazil, Indonesia, và nhập cà phê chế biến sẵn từ Hoa Kỳ, các nước châu Âu.
Chính vì vậy, dù được đánh giá là thị trường tiềm năng cho Việt Nam xuất khẩu cà phê nhưng thị trường Trung Quốc có tính cạnh tranh cao. Trong khi tỷ trọng đầu tư cho chế biến sâu vẫn chưa cao, các doanh nghiệp Việt nên chú trọng đến chất lượng cà phê xuất khẩu, ngay cả đó là cà phê thô.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Xuất khẩu nông sản sang thị trường Australia: Doanh nghiệp cần lưu ý gì?

Việt Nam - Úc tổ chức họp Nhóm công tác Thương mại lần 4: Hợp tác thực thi hiệu quả các FTA

Xuất khẩu nông lâm thuỷ sản sang Mỹ: Dư địa lớn nhưng không dễ

Nguyên nhân xuất khẩu nông lâm thủy sản giảm 14,4% trong Quý I/2023

Quý I/2023: Xuất nhập khẩu ước đạt 154,27 tỷ USD
Tin cùng chuyên mục

Hàn Quốc chỉ chấp thuận kết quả kiểm nghiệm ớt từ 8 đơn vị

Indonesia nhập khẩu 2 triệu tấn gạo, Cục Xuất nhập khẩu khuyến cáo gì?

Indonesia nhập khẩu 2 triệu tấn gạo dự trữ năm 2023, cơ hội nào cho gạo Việt Nam?

Triển vọng thị trường và cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang Israel

Quảng Ninh: Xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Móng Cái đạt hơn 300 nghìn tấn trong quý I/2023

Xuất khẩu tôm tìm cách gỡ khó

Giá gạo xuất khẩu Việt Nam tăng vọt, vượt Thái Lan và Ấn Độ

Xuất khẩu cà phê sang thị trường Hà Lan tăng trưởng 3 con số

Tổng cục Hải quan tăng cường giám sát hàng quá cảnh, tạm nhập tái xuất

Giám sát, kiểm tra doanh nghiệp xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ lớn nhất của sản phẩm sắn Việt Nam

EU điều chỉnh quy định về nhập khẩu nông sản và sản phẩm có nguồn gốc từ động vật

Từ 1/4, áp dụng C/O mẫu D cần lưu ý gì?

Đến giữa tháng 3, cán cân thương mại thặng dư gần 3 tỷ USD

Cửa khẩu quốc tế Móng Cái chính thức là cửa khẩu nhập khẩu lương thực vào Quảng Tây (Trung Quốc)

Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 4 cho Hàn Quốc

Bộ Công Thương sửa đổi Nghị định 14/2018/NĐ-CP về thương mại biên giới: Từ 1/1/2025, ai được xuất khẩu tiểu ngạch?

Hai dòng xe ô tô nguyên chiếc có lượng nhập khẩu nhiều nhất về Việt Nam

Năm 2022, Việt Nam chi gần 2 tỷ USD nhập khẩu gỗ nguyên liệu
