Vì sao tỉnh Gia Lai bị cắt giảm vốn đầu tư công tại nhiều dự án?

Nhiều dự án tại Gia Lai bị Trung ương không cho phép kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách từ năm 2023 sang năm 2024.
Công ty Cổ phần cấp nước Chư Sê bị cắt điện do nợ tiền PC Gia Lai tích cực cải tạo, đầu tư lưới điện khu vực nông thôn Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai làm Thứ trưởng Bộ Nội vụ

Ngày 1/6, theo nguồn tin của phóng viên Báo Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa có Văn bản số 3922 về việc thông báo kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Trung ương năm 2023 sang năm 2024.

Vì sao tỉnh Gia Lai bị cắt giảm vốn đầu tư công tại nhiều dự án?
Trụ sở làm việc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Gia Lai. (Ảnh: Lê Sơn)

Trong đó, có danh mục và mức vốn dự án thuộc kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Trung ương năm 2023 được Thủ tướng Chính phủ cho phép kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân đến ngày 31/12/2024. Mức vốn giải ngân của các dự án được phép kéo dài không vượt kế hoạch vốn ngân sách Trung ương năm 2023 còn lại chưa giải ngân của dự án tại Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch và tối đa không vượt số vốn được thông báo.

Đối với danh mục dự án chưa đủ điều kiện tổng hợp kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Trung ương năm 2023 sang năm 2024, không thuộc đối tượng theo quy định tại khoản 1 Điều 48 Nghị định 40/2020/NĐ-CP ngày 6/4/2020 của Chính phủ.

Tại tỉnh Gia Lai, chỉ có một danh mục dự án đường giao thông kết nối các xã Ia Mlah, Phú Cần và thị trấn Phú Túc, huyện Krông Pa (thời gian thực hiện dự án từ năm 2023 - 2025), với tổng mức đầu tư từ ngân sách Trung ương là 90 tỷ đồng và số vốn được phép kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân kế hoạch năm 2023 sang năm 2024 là 10,959 tỷ đồng. Còn lại, nhiều dự án bị Trung ương không cho phép kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân sang năm 2024.

Cụ thể, Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành danh mục các dự án của Gia Lai không được phép kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách năm 2023 sang 2024 với tổng mức đầu tư là hơn 1.000 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương là 767 tỷ đồng.

Danh mục dự án nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi và thủy sản có tổng mức đầu tư là 237 tỷ đồng. Trong đó, dự án Bảo vệ và phát triển rừng 127 tỷ đồng; Dự án Đầu tư phát triển rừng bền vững Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh và nâng cao năng lực Phòng cháy chữa cháy rừng cho lực lượng kiểm lâm, năng lực quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai 110 tỷ đồng.

Đối với dự án giao thông có tổng mức đầu tư là 530 tỷ đồng. Các dự án gồm: Dự án đường Nguyễn Văn Linh ở TP Pleiku, đoạn Trường Chinh - Lê Thánh Tôn với tổng số tiền 260 tỷ đồng (thời gian khởi công 2022 và hoàn thành vào năm 2024); đường liên xã huyện Ia Pa 90 tỷ đồng; đường giao thông huyện Đak Pơ 90 tỷ đồng (khởi công năm 2023, hoàn thành vào năm 2025),….

Theo UBND tỉnh Gia Lai, trước đó ngày 28/2/2024, đơn vị đã có văn bản số 439 báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính danh mục, mức vốn, lý do kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Trung ương năm 2023 sang năm 2024 cho 7 dự án với tổng số tiền hơn 78 tỷ đồng. Tuy nhiên, chỉ có một dự án đường giao thông kết nối các xã Ia Mlah, Phú Cần và thị trấn Phú Túc, huyện Krông Pa được Trung ương cho phép kéo dài sang năm 2024 là 10,958 tỷ đồng. Còn lại, 6 dự án không được phép kéo dài vốn sang năm 2024 là 67,962 tỷ đồng.

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Gia Lai cho biết, lý do bị cắt vốn một phần là do địa phương chậm giải phóng mặt bằng. Đồng thời, Trung ương có bố trí lại nguồn vốn bị cắt trong năm 2025 hay không, thì tỉnh Gia Lai sẽ làm việc và đề nghị lại với Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Việc thiếu Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư 2 năm qua, phần nào đã ảnh hưởng đến công tác điều hành, đầu tư công của tỉnh Gia Lai.

Trong khi đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư được xem là “tham mưu trưởng” về kinh tế, xã hội cho tỉnh. Là cơ quan xây dựng kế hoạch, hiến kế phát triển, xây dựng kết cấu hạ tầng, thu hút đầu tư, phân bổ dự án,… nhưng lại trống ghế Giám đốc sở 2 năm liền.

Ngoài ra, tỉnh Gia Lai cũng đang đối diện nhiều khó khăn khi Chủ tịch UBND tỉnh (ông Trương Hải Long) đã được điều động về lại Thứ trưởng Bộ Nội vụ; Chánh Văn phòng UBND tỉnh xin nghỉ trước tuổi, chưa có người thay thế,…

Lê Sơn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bình Thuận: Bảo đảm hạ tầng khu công nghiệp, thu hút đầu tư

Bình Thuận: Bảo đảm hạ tầng khu công nghiệp, thu hút đầu tư

Tỉnh Bình Thuận đang triển khai nhiều biện pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng, tạo mặt bằng sạch để thu hút các nhà đầu tư.
TP.Hồ Chí Minh: Tăng trưởng GRDP quý 1/2025 cao nhất trong 5 năm

TP.Hồ Chí Minh: Tăng trưởng GRDP quý 1/2025 cao nhất trong 5 năm

Trong quý I/2025, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) TP. Hồ Chí Minh tăng 7,51% so với cùng kỳ, đây là mức tăng cao nhất so với cùng kỳ từ năm 2020 đến nay.
Đẩy nhanh tiến độ Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận: Sở Công Thương vào cuộc quyết liệt

Đẩy nhanh tiến độ Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận: Sở Công Thương vào cuộc quyết liệt

Thời gian qua, Sở Công Thương Ninh Thuận đã tích cực phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban ngành để đảm bảo tiến độ và hiệu quả của dự án điện hạt nhân.
Đắk Nông: Xuất khẩu cà phê vượt biên giới, chinh phục thị trường khó tính

Đắk Nông: Xuất khẩu cà phê vượt biên giới, chinh phục thị trường khó tính

Hiện nay, cà phê Đắk Nông đã xuất khẩu đến 35 quốc gia trên thế giới, khẳng định vị thế của mình trên thị trường quốc tế.
Hàng loạt sản phẩm OCOP ‘đổ bộ’ Lễ hội Đền Hùng 2025

Hàng loạt sản phẩm OCOP ‘đổ bộ’ Lễ hội Đền Hùng 2025

Nhiều sản phẩm OCOP đã được trưng bày, giới thiệu trong khuôn khổ Hội trại Văn hóa diễn ra dịp Giỗ Tổ Hùng Vương 2025 (Lễ hội Đền Hùng năm 2025).

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai - Yên Bái: Sau chia tách, ai bứt phá mạnh hơn?

Lào Cai - Yên Bái: Sau chia tách, ai bứt phá mạnh hơn?

Lào Cai, Yên Bái từng là một tỉnh Hoàng Liên Sơn, sau hơn 30 năm chia tách, hai địa phương này đang phát triển ra sao?
Loạt giải pháp để Đồng Nai thành ‘nam châm’ hút vốn FDI

Loạt giải pháp để Đồng Nai thành ‘nam châm’ hút vốn FDI

Nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) một cách hiệu quả, tỉnh Đồng Nai cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp chiến lược.
Bến Tre: Nhanh chóng đưa các cụm công nghiệp vào hoạt động

Bến Tre: Nhanh chóng đưa các cụm công nghiệp vào hoạt động

UBND tỉnh Bến Tre chỉ đạo các cơ quan liên quan tập trung tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ xây dựng, nhanh chóng đưa các cụm công nghiệp vào hoạt động.
Ninh Thuận quyết tâm đẩy nhanh tiến độ dự án điện hạt nhân

Ninh Thuận quyết tâm đẩy nhanh tiến độ dự án điện hạt nhân

Tỉnh Ninh Thuận đã và đang nỗ lực đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án điện hạt nhân, quyết tâm đưa dự án “về đích”, đảm bảo tiến độ đề ra.
Gia Lai mở lại cà phê doanh nhân: Hi vọng kết nối không đứt gẫy

Gia Lai mở lại cà phê doanh nhân: Hi vọng kết nối không đứt gẫy

Mô hình Cà phê doanh nhân được tỉnh Gia Lai tổ chức với kỳ vọng sẽ là một kênh kết nối giúp chính quyền và doanh nghiệp xích lại gần nhau hơn.
Đắk Nông thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm thế mạnh

Đắk Nông thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm thế mạnh

Trong hai tháng đầu năm 2025, tỉnh Đắk Nông đã ghi nhận những chuyển biến tích cực trong hoạt động kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.
Bắc Giang: Thấy gì từ

Bắc Giang: Thấy gì từ 'hồ sơ báo cáo' đoàn công tác Chính phủ?

Bắc Giang vừa hoàn thành báo cáo gửi Đoàn công tác của thành viên Chính phủ về tình hình phát triển kinh tế, xã hội 2 tháng đầu năm 2025.
Đồng Nai tiếp tục kiến nghị làm khu thương mại tự do

Đồng Nai tiếp tục kiến nghị làm khu thương mại tự do

Theo UBND tỉnh Đồng Nai, thành lập khu thương mại tự do để tận dụng lợi thế về sân bay quốc tế Long Thành và cảng Phước An, phục vụ giao thương quốc tế…
Loạt dự án tỷ USD biến Cần Giờ thành

Loạt dự án tỷ USD biến Cần Giờ thành 'ngôi sao sáng'

Thời gian qua, loạt dự án tỷ USD tại Cần Giờ được phê duyệt, hứa hẹn sẽ đưa huyện ven biển duy nhất của TP. Hồ Chí Minh trở thành cực tăng trưởng mới.
Ngành Công Thương Gia Lai lên phương án thúc đẩy các cụm công nghiệp

Ngành Công Thương Gia Lai lên phương án thúc đẩy các cụm công nghiệp

Ngành Công Thương Gia Lai sẽ rà soát, hoàn chỉnh kế hoạch sản xuất công nghiệp giai đoạn 2026-2030; xây dựng kế hoạch thúc đẩy các cụm công nghiệp trên địa bàn.
Xây dựng thành phố Huế trở thành xứ sở hạnh phúc

Xây dựng thành phố Huế trở thành xứ sở hạnh phúc

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Thừa Thiên Huế (26/3/1975-26/3/2025) và 95 năm thành lập Đảng bộ thành phố Huế (tháng 4/1930 - tháng 4/2025).
Sản xuất công nghiệp Đắk Nông khởi sắc trong hai tháng đầu năm 2025

Sản xuất công nghiệp Đắk Nông khởi sắc trong hai tháng đầu năm 2025

Bước vào năm 2025, ngành công nghiệp tỉnh Đắk Nông tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tích cực.
Thành phố Huế: Khởi công 2 dự án hơn 4.000 tỷ đồng

Thành phố Huế: Khởi công 2 dự án hơn 4.000 tỷ đồng

Tại khu công nghiệp Phong Điền, thành phố Huế đã diễn ra lễ khởi công 2 dự án thuộc lĩnh vực chế biến cát và kính siêu trắng, tổng vốn đầu tư hơn 4.000 tỷ đồng.
Để tăng trưởng du lịch, Lạng Sơn thực hiện giải pháp gì?

Để tăng trưởng du lịch, Lạng Sơn thực hiện giải pháp gì?

Lạng Sơn vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025 về chỉ tiêu tăng trưởng của ngành du lịch năm 2025 trên địa bàn tỉnh.
Lạng Sơn: Phát triển cụm công nghiệp 2025-2030 có gì mới?

Lạng Sơn: Phát triển cụm công nghiệp 2025-2030 có gì mới?

Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn vừa ban hành Kế hoạch thực hiện phương án phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn giai đoạn 2025 - 2030.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Mưa trái mùa, diêm dân thất thu vụ muối

Bà Rịa - Vũng Tàu: Mưa trái mùa, diêm dân thất thu vụ muối

Mưa kết thúc muộn, ít nắng cộng với những cơn mưa trái mùa khiến vụ muối của diêm dân ở Bà Rịa – Vũng Tàu rơi vào cảnh mất mùa, mất giá.
Quảng Nam: Gắn biển công trình cho bến cảng 5 vạn tấn

Quảng Nam: Gắn biển công trình cho bến cảng 5 vạn tấn

Tỉnh Quảng Nam gắn biển công trình chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh cho dự án bến cảng 5 vạn tấn.
Vingroup đề xuất đầu tư tuyến đường sắt đô thị 4 tỷ USD tại TP. Hồ Chí Minh

Vingroup đề xuất đầu tư tuyến đường sắt đô thị 4 tỷ USD tại TP. Hồ Chí Minh

Tập đoàn Vingroup vừa trình phương án đầu tư tuyến đường sắt đô thị tốc độ cao 4 tỷ USD kết nối trung tâm TP. Hồ Chí Minh với huyện Cần Giờ.
Thành phố Huế: Sắp khởi công trung tâm logistics Chân Mây

Thành phố Huế: Sắp khởi công trung tâm logistics Chân Mây

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng quê hương, thành phố Huế sẽ tiến hành khởi công nhiều dự án trọng điểm, trong đó có công trình trung tâm logistics Chân Mây.
Quy mô kinh tế GRDP các địa phương phía Nam trước sáp nhập tỉnh ra sao?

Quy mô kinh tế GRDP các địa phương phía Nam trước sáp nhập tỉnh ra sao?

Trước khi sáp nhập tỉnh, trong 10 địa phương có quy mô kinh tế GRDP cao nhất cả nước, khu vực vùng Đông Nam Bộ chiếm đến 4 tỉnh, thành phố.
Mobile VerionPhiên bản di động