Thứ sáu 09/05/2025 12:43

Vì sao người Trung Quốc chọn sầu riêng Việt làm quà Tết?

Tại Trung Quốc, sầu riêng Việt Nam trở thành món quà Tết được ưa chuộng nhờ mức giá cạnh tranh và độ thơm, ngon hiếm có.

Đối với người dân Trung Quốc, sầu riêng không chỉ là một loại trái cây, mà còn là biểu tượng của sự sang trọng. Nếu như khi xưa, sầu riêng là loại trái quý chỉ có hoàng tộc mới được thưởng thức, thì ngày nay, sầu riêng đã trở thành một món quà quý, được tặng cho gia đình, bạn bè và người thân mỗi khi Tết đến, Xuân về.

Sầu riêng Việt Nam được bày bán tại Hội chợ triển lãm Trung Quốc - ASEAN lần thứ 21 tại Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Ảnh: China Daily

Chia sẻ với tờ China Morning Post, chị Ma Qian, sống tại tỉnh Hà Nam, cho biết: "Mẹ chồng tôi, vốn là một người lớn tuổi ở nông thôn quen sống tiết kiệm, giờ đây thường gợi ý chúng tôi mua một quả sầu riêng để tặng bà. Những người già tin rằng sầu riêng rất bổ dưỡng, và ăn một quả sầu riêng có thể bổ bằng ăn ba con gà".

Trong bối cảnh Tết Nguyên đán đang đến gần, sầu riêng được bày bán rộng rãi trên khắp thị trường Trung Quốc. Trong đó, các loại sầu riêng từ Việt Nam, Philippines và Malaysia đang trở thành lựa chọn hàng đầu của nhiều người bán vì giá cả phải chăng.

Tại Thái Nguyên, một thành phố ở phía phía bắc Trung Quốc, hàng chục quả sầu riêng tươi được trưng bày tại một chuỗi siêu thị lớn với mức giá 19,99 nhân dân tệ (gần 70.000 đồng) một pound mỗi ngày. Các khẩu hiệu quảng cáo như “Sầu riêng được tuyển chọn từ cây cổ thụ, lõi nhỏ, nhiều thịt” và “Sầu riêng ngọt như mật, dẻo và mềm” được treo khắp các kệ hàng, thu hút người tiêu dùng Trung Quốc.

“Trong hai tháng qua, cửa hàng chúng tôi chủ yếu nhập khẩu sầu riêng tươi từ Việt Nam nhờ tiết kiệm về chi phí. Hiện nay, loại sầu riêng này còn bán chạy hơn sầu riêng đông lạnh”, chị Liu Chengdong, một nhân viên siêu thị tại Thái Nguyên, chia sẻ với tờ Tân Hoa Xã.

Chia sẻ cảm nghĩ về sầu riêng Việt Nam, chị Miss Yun, một người nổi tiếng trên mạng xã hội Xiaohongshu của Trung Quốc khẳng định: “Sầu riêng Việt Nam khi chín có mùi vị rất ngon. Tuy nhiên, vỏ sầu riêng Việt Nam có phần hơi dày một chút”.

Ông Guo Feng, Tổng thư ký Phòng Thương mại tỉnh Sơn Tây (Trung Quốc) tại Việt Nam, cho biết, nhờ nhập khẩu với quy mô lớn, sầu riêng Việt Nam đang có lợi thế cạnh tranh so với sầu riêng Thái Lan. Theo ông Feng, sầu riêng Việt Nam cũng có lợi thế lớn về giá do chi phí sản xuất và vận chuyển thấp.

Trao đổi với South China Morning Post, ông Bob Wang, một nhà phân phối sầu riêng, cho biết: Nhờ khoảng cách địa lý gần gũi, sầu riêng nhập khẩu từ Việt Nam đến mọi góc gách ở Trung Quốc chỉ trong vòng 3 ngày, giúp sầu riêng Việt Nam giữ vững vị thế tại Trung Quốc trong các năm tới.

"Sầu riêng đã nhanh chóng trở thành loại trái cây nhập khẩu phổ biến nhất ở Trung Quốc, nhưng chúng ta vẫn đánh giá thấp nhu cầu của người dân Trung Quốc đối với loại quả này. Theo tình hình hiện tại, rất có thể nhu cầu sầu riêng sẽ tăng gấp đôi trong vài năm tới", ông Wang nhận định.

Phú Quý (theo Tân Hoa Xã, South China Morning Post)
Bài viết cùng chủ đề: thị trường Trung Quốc

Tin cùng chuyên mục

Loạt giải pháp giữ vị thế ngành sầu riêng Việt Nam

Lý do tổ yến 'made in Việt Nam' vào Trung Quốc còn khiêm tốn

Giải 'cơn khát' nhân lực trong thương mại điện tử

VPPE 2025: Thúc đẩy phát triển công nghệ xanh ngành bao bì

Hà Giang: Dòng chảy số gỡ 'nút thắt' hàng hóa nông sản cho người dân

Dự án Luật Thương mại điện tử do Bộ Công Thương xây dựng được đánh giá cao

Xúc tiến thương mại: Đa dạng ‘kênh’ mở rộng thị trường

Chất lượng tốt, cà phê Robusta Việt Nam được nhiều thị trường ưa chuộng

Hội chợ xúc tiến thương mại cho các hợp tác xã miền Bắc: Kết nối và lan toả

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 4 tháng/2025 tăng 15,7% so với cùng kỳ

Chủ động thích ứng, doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu hàng hóa

Hà Nội: Xuất khẩu hàng hóa đạt 6,4 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2025

Thương mại điện tử nội địa cần làm gì để không bị “lép vế”?

Hợp tác Việt Nam - Kazakhstan: Mở lối sang ngành công nghiệp nền tảng, giá trị cao

Xuất khẩu tăng, ngành nông nghiệp xuất siêu hơn 5,1 tỷ USD

Bộ Công Thương sửa đổi quy định về xuất xứ hàng hóa và giấy chứng nhận C/O

Infographic | Xuất khẩu sang Liên bang Nga đạt 545,5 triệu USD trong quý 1/2025

Từ 5/5/2025, cấp C/O không ưu đãi, CNM và đăng ký mã số REX chuyển về Bộ Công Thương

Giải mã nguyên nhân khiến giá dừa xuất khẩu lập đỉnh

EC lùi thời gian thanh tra 'thẻ vàng' IUU đến cuối năm