Sầu riêng Việt thêm đối thủ tại thị trường Trung Quốc

Sự góp mặt của sầu riêng tươi đến từ Malaysia sẽ làm tăng sức nóng cạnh tranh của mặt hàng sầu riêng trên thị trường Trung Quốc.
Sầu riêng hút khách tại Phiên chợ nông sản, đặc sản vùng miền Cơ hội lớn cho sầu riêng Đông Nam Á tạo cơn sốt ở thị trường Trung Quốc Nửa đầu năm 2024, xuất khẩu rau quả ước thu về 3,4 tỷ USD

Xuất khẩu sầu riêng đã thu về hơn tỷ USD chỉ trong nửa năm 2024

Sầu riêng Việt Nam đang bước vào chính vụ thu hoạch. Theo số liệu của Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), sản lượng sầu riêng năm nay ước đạt 1,5 triệu tấn, tăng mạnh so với năm ngoái.

Sầu riêng Việt thêm đối thủ tại thị trường Trung Quốc
Sầu riêng Việt thêm đối thủ tại thị trường Trung Quốc

Ngày 22/6, các vựa đóng hàng xuất khẩu thông báo giá sầu riêng Monthong (Dona) loại 1 dao động khoảng 80.000 - 85.000 đồng/kg, loại 2 giá 70.000 – 80.000 đồng/kg; sầu riêng Ri 6 loại 1 giá 55.000 - 60.000 đồng/kg, loại 2 giá 40.000 - 45.000 đồng/kg.

Sầu riêng là một trong số nông sản được thị trường tỷ dân Trung Quốc ưa chuộng. Tháng 4 vừa qua, Việt Nam lần đầu vượt Thái Lan về xuất khẩu loại quả này sang Trung Quốc. Khoảng 2 năm trở lại đây, thị trường Trung Quốc “ăn hàng” nên nông dân bán được sầu riêng với giá cao.

Theo ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, ước tính 6 tháng đầu năm nay, xuất khẩu rau quả thu về khoảng 3,5 tỷ USD, trong đó sầu riêng chiếm 30 - 35% kim ngạch xuất khẩu của ngành hàng này. Điều này đồng nghĩa, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng trong nửa đầu năm nay đã đạt hơn 1 tỷ USD.

Ông Nguyễn Đình Tùng - Tổng giám đốc Vina T&T Group chia sẻ, lượng đơn sầu riêng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc của công ty rất ổn định. Năm nay, doanh nghiệp dự kiến xuất khẩu sang Trung Quốc khoảng 150 container sầu riêng, tương đương với 2.400 tấn hàng.

Thêm đối thủ cạnh tranh nhưng không quá lo ngại

Thống kê của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, trong 4 tháng đầu năm nay, sầu riêng Việt Nam chiếm 39,2% tổng lượng sầu riêng tươi mà quốc gia này nhập khẩu, tăng 25,9 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2023. Trong khi đó, tỷ trọng nhập khẩu từ Thái Lan giảm còn 60% trong tổng lượng nhập khẩu của Trung Quốc, tương đương giảm 26,7 điểm phần trăm.

Song, ngoài Thái Lan và Philippines, sầu riêng Việt Nam sẽ có thêm đối thủ cạnh tranh tại thị trường hơn tỷ dân này. Bởi, từ ngày 19/6, sầu riêng tươi của Malaysia được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc sau khi hai nước ký nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với sầu riêng. Trước đó, Malaysia chỉ được phép xuất khẩu sầu riêng đông lạnh vào thị trường Trung Quốc.

Thị trường xuất khẩu sầu riêng của Malaysia sang Trung Quốc đã được mở rộng. Ông Datuk Seri Mohamad Sabu - Bộ trưởng Nông nghiệp và an ninh thực phẩm Malaysia kỳ vọng, Nghị định thư này sẽ thúc đẩy ngành sầu riêng trong nước và tăng giá trị xuất khẩu nông sản. Đồng thời, bày tỏ tin tưởng Nghị định thư trên tạo ra nhiều cơ hội hơn cho hơn 63.000 người trồng sầu riêng trên toàn quốc.

Trong giai đoạn 2018 - 2022, tổng giá trị xuất khẩu sầu riêng của Malaysia đã tăng 256,3%. Năm 2022, xuất khẩu sầu riêng của Malaysia ghi nhận giá trị 1,14 tỷ ringgit (250 triệu USD). Trung Quốc là thị trường chính của sầu riêng Malaysia, với giá trị xuất khẩu đạt 887 triệu ringgit (188 triệu USD) vào năm 2022. Ông Mohamad Sabu kỳ vọng giá trị xuất khẩu sầu riêng của Malaysia sang Trung Quốc sẽ tăng lên mức 1,8 tỷ ringgit (380 triệu USD) vào năm 2030.

Đa số các trang trại sầu riêng ở Malaysia đều trồng các giống đặc sản tương tự như Musang King. Vì vậy, sầu riêng của Malaysia sẽ nổi trội trên phân khúc cao cấp của thị trường quốc tế. Bộ trưởng Mohamad Sabu nhận định, Malaysia có khả năng giành được thị phần đáng kể ở Trung Quốc nhờ sầu riêng Musang King. “Nếu bắt đầu trồng sầu riêng ngay bây giờ, chúng ta có thể thu thành quả sau 5 hoặc 6 năm”, ông nói và nhấn mạnh nông dân có thể trồng bất cứ giống sầu riêng nào nhưng phải bảo đảm chất lượng xuất khẩu.

Sự góp mặt của sầu riêng tươi đến từ Malaysia sẽ làm tăng sức nóng cạnh tranh trên thị trường của Trung Quốc. Bởi trước đây, chỉ có 3 nước được phép xuất khẩu sầu riêng tươi sang nền kinh tế lớn thứ hai thế giới là Thái Lan, Việt Nam và Philippines.

Sản lượng sầu riêng của Malaysia thấp hơn Thái Lan và Việt Nam. Tuy nhiên, Malaysia có lợi thế về các giống sầu riêng chất lượng cao. Nước này là quê hương của giống sầu riêng Musang King, được xem là “vua của các loại sầu riêng” nhờ mùi thơm nồng nàn và cơm màu vàng óng.

Về vấn đề này, ông Đặng Phúc Nguyên cho biết, đến nay, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ sầu riêng lớn nhất thế giới. Quy mô thị trường sầu riêng ở quốc gia này tăng mạnh theo mỗi năm và có thể “bao thầu” tất cả sản lượng sầu riêng tại các quốc gia ở Đông Nam Á.

Thế nhưng, trong 4 quốc gia được xuất khẩu sầu riêng tươi chính ngạch vào Trung Quốc, Việt Nam vẫn là nước có nhiều lợi thế. Nguyên nhân là do mùa thu hoạch sầu của Malaysia, Thái Lan và Philippines chỉ kéo dài vài tháng giữa năm, còn Việt Nam được thu rải vụ nên mùa nào cũng có hàng xuất khẩu.

Riêng về Malaysia, theo ông Đặng Phúc Nguyên, sầu riêng của quốc gia này khi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc nhắm vào phân khúc cao cấp, trong khi sầu Việt thường ở phân khúc bình dân. Do đó, chúng ta không quá áp lực về cạnh tranh với hàng Malaysia.

Ngoài sầu tươi, ông Đặng Phúc Nguyên thông tin thêm, Trung Quốc còn chi hơn 1 tỷ USD để nhập sầu riêng đông lạnh. Đây cũng là phân khúc tiềm năng đối với sầu riêng Việt Nam.

Hiện, các vấn đề đàm phán kỹ thuật để xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang thị trường Trung Quốc đã hoàn tất. Tới đây, nếu Nghị định thư được ký kết, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc có thể đạt 300 triệu USD. Như vậy, tổng kim ngạch xuất khẩu sầu riêng năm 2024 của Việt Nam dự kiến sẽ thu về 3,5 tỷ USD.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Trung Quốc

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chặn gian lận xuất xứ, Bộ Công Thương đề nghị quản lý chặt nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu

Chặn gian lận xuất xứ, Bộ Công Thương đề nghị quản lý chặt nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu

Để chặn gian lận xuất xứ, Bộ Công Thương đề nghị các hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp xuất khẩu tăng cường quản lý nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu.
Viet Nam International Sourcing 2025: Gỡ điểm nghẽn chuỗi cung ứng, tạo sức bật cho hàng Việt

Viet Nam International Sourcing 2025: Gỡ điểm nghẽn chuỗi cung ứng, tạo sức bật cho hàng Việt

Viet Nam International Sourcing 2025 được kỳ vọng thúc đẩy kết nối thương mại; là giải pháp giúp doanh nghiệp tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Xuất khẩu cà phê: Gia tăng tỷ trọng chế biến sâu

Xuất khẩu cà phê: Gia tăng tỷ trọng chế biến sâu

Khối lượng xuất khẩu cà phê chế biến sâu đã tăng từ mức 8,8% năm 2022 lên 9,6% năm 2024. Đây là một chỉ dấu tốt cho sự tăng trưởng xuất khẩu của ngành.
Viet Nam International Sourcing 2025: Bắt tay quốc tế, tăng tốc xuất khẩu, hút khách du lịch

Viet Nam International Sourcing 2025: Bắt tay quốc tế, tăng tốc xuất khẩu, hút khách du lịch

Viet Nam International Sourcing 2025 không chỉ tập trung kết nối doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu trong và ngoài nước mà là cầu nối để quảng bá du lịch Việt Nam
TS. Tô Hoài Nam: Xanh hóa là ‘chìa khóa’ giúp hàng Việt vượt rào thuế quan

TS. Tô Hoài Nam: Xanh hóa là ‘chìa khóa’ giúp hàng Việt vượt rào thuế quan

TS.Tô Hoài Nam cho rằng, doanh nghiệp cần xanh hóa sản phẩm, tận dụng FTA để đa dạng thị trường xuất khẩu, ứng phó với khó khăn hiện tại.

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam sẵn sàng cùng ASEAN đối thoại với Hoa Kỳ về thuế quan

Việt Nam sẵn sàng cùng ASEAN đối thoại với Hoa Kỳ về thuế quan

Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên cho biết, Việt Nam sẵn sàng cùng ASEAN để cùng nhau xử lý những khó khăn liên quan đến thuế quan của Hoa Kỳ.
Chi tiết chỉ tiêu xuất khẩu từng mặt hàng nông thủy sản

Chi tiết chỉ tiêu xuất khẩu từng mặt hàng nông thủy sản

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng toàn ngành 4% và kim ngạch xuất khẩu 65 tỷ USD, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đặt chỉ tiêu cho từng nhóm ngành hàng cụ thể.
EU ‘siết’ nhập khẩu thép và điện tử, thương vụ cảnh báo nóng

EU ‘siết’ nhập khẩu thép và điện tử, thương vụ cảnh báo nóng

EU đang siết nhập khẩu một số mặt hàng có xuất xứ từ Trung Quốc như thép, điện tử... Doanh nghiệp Việt Nam cùng xuất khẩu mặt hàng này cần lưu ý một số nguy cơ.
Chủ động thích ứng, xuất khẩu gỗ hướng đến 18 tỷ USD

Chủ động thích ứng, xuất khẩu gỗ hướng đến 18 tỷ USD

Thu về gần 4 tỷ USD xuất khẩu trong quý I/2025, ngành gỗ và lâm sản chủ động thích ứng yêu cầu của thị trường, hướng đến phát triển bền vững.
Chính sách thuế quan tác động gì tới người tiêu dùng Mỹ?

Chính sách thuế quan tác động gì tới người tiêu dùng Mỹ?

Chính sách thuế quan mới của Mỹ đang tạo ra những biến động đáng kể trong thị trường tiêu dùng Mỹ, ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả của nhiều mặt hàng.
Xuất khẩu sang EU: Đừng để thói quen làm mất thị trường

Xuất khẩu sang EU: Đừng để thói quen làm mất thị trường

Quy định của EU rất rõ ràng và hướng đến bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Tuy nhiên, đôi khi doanh nghiệp Việt ‘lơ đễnh’ có thể dẫn đến việc bị cấm nhập khẩu.
Nhìn lại những lần doanh nghiệp Việt vượt

Nhìn lại những lần doanh nghiệp Việt vượt 'bão' thuế quan: Bộ Công Thương luôn sát cánh

Dù nhiều lần bị điều tra, áp thuế song doanh nghiệp Việt luôn chủ động, linh hoạt các giải pháp bên cạnh sự hỗ trợ của Chính phủ, Bộ Công Thương để vượt bão.
Giá gạo xuất khẩu tăng, doanh nghiệp chưa vội chốt đơn hàng

Giá gạo xuất khẩu tăng, doanh nghiệp chưa vội chốt đơn hàng

Vụ Đông Xuân gần kết thúc, lượng lúa trong dân không còn nhiều, giá gạo xuất khẩu tăng trở lại, dù vậy, doanh nghiệp chưa vội chốt đơn.
Thức ăn cá tra cần một chiến lược công thương trước sóng thuế quan

Thức ăn cá tra cần một chiến lược công thương trước sóng thuế quan

Giá thức ăn chạm trần, thuế phòng vệ tăng cao, ngành cá tra đứng trước sóng gió kép – đã đến lúc cần một chiến lược công thương đủ tầm và đủ sâu.
TS Võ Trí Thành: Từ thách thức thuế quan đến cơ hội cải cách kinh tế

TS Võ Trí Thành: Từ thách thức thuế quan đến cơ hội cải cách kinh tế

“Trong nguy có cơ”, TS. Võ Trí Thành cho rằng, việc Hoa Kỳ áp thuế là cơ hội để tái cấu trúc nền kinh tế, là dịp để doanh nghiệp xuất khẩu nhìn lại chính mình.
Các lô hàng đang trên đường đến Mỹ bị áp thuế ra sao?

Các lô hàng đang trên đường đến Mỹ bị áp thuế ra sao?

Hàng hóa đang trên đường đến Mỹ sẽ không bị áp thuế đối ứng, theo thông báo mới từ Cơ quan Hải quan Mỹ, giúp doanh nghiệp xuất khẩu giảm lo ngại về chi phí.
Argentina tuyên bố thoả thuận thuế 0%, Campuchia đề nghị 5% với Mỹ

Argentina tuyên bố thoả thuận thuế 0%, Campuchia đề nghị 5% với Mỹ

Ngày 2/4/2025, Mỹ công bố chính sách thuế quan mới. Trong đó, Argentina bị áp mức thuế 10%, trong khi Campuchia phải đối mặt với mức thuế lên tới 49%.
Kiểm soát thương mại chiến lược: Đòn bẩy tái cân bằng xuất nhập khẩu

Kiểm soát thương mại chiến lược: Đòn bẩy tái cân bằng xuất nhập khẩu

Dự thảo Nghị định về thương mại chiến lược là một bước đi quan trọng nhằm định hình lại chính sách xuất nhập khẩu theo hướng chủ động, có định hướng...
Bộ trưởng Bộ Tài chính cập nhật kịch bản tăng trưởng mới

Bộ trưởng Bộ Tài chính cập nhật kịch bản tăng trưởng mới

Để đạt mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên thì 9 tháng cuối năm cần tăng khoảng 8,3%; tăng trưởng quý II là 8,2%, quý III và quý IV lần lượt là 8,3% và 8,4%.
Xuất nhập khẩu 3 tháng đầu năm đạt 202,52 tỷ USD

Xuất nhập khẩu 3 tháng đầu năm đạt 202,52 tỷ USD

Theo Cục Thống kê – Bộ Tài chính, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá 3 tháng đầu năm 2025 đạt 202,52 tỷ USD, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm trước.
Giảm thuế nhập khẩu với Hoa Kỳ: Mở cửa thị trường, giữ chắc nền móng

Giảm thuế nhập khẩu với Hoa Kỳ: Mở cửa thị trường, giữ chắc nền móng

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ động đề xuất mức thuế nhập khẩu 0% với hàng hóa từ Hoa Kỳ trong cuộc điện đàm quan trọng với Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Đàm phán thuế quan Việt - Mỹ trên bàn cờ lớn: Một vài khuyến nghị

Đàm phán thuế quan Việt - Mỹ trên bàn cờ lớn: Một vài khuyến nghị

Trong môi trường địa kinh tế đầy biến động, thuế quan hiện không chỉ là rào cản thương mại, mà còn là bàn đạp chiến lược trong bàn cờ quyền lực kinh tế toàn cầu
Hiệp hội Logistics Việt Nam thành lập tổ phản ứng nhanh tiếp nhận ý kiến doanh nghiệp

Hiệp hội Logistics Việt Nam thành lập tổ phản ứng nhanh tiếp nhận ý kiến doanh nghiệp

Hiệp hội Doanh nghiệp Logistics Việt Nam quyết định thành lập Tổ phản ứng nhanh của hiệp hội để xử lý với những biến động trên thị trường.
Bộ Công Thương sẽ xây dựng website riêng về xuất xứ hàng hóa

Bộ Công Thương sẽ xây dựng website riêng về xuất xứ hàng hóa

Lãnh đạo Bộ Công Thương cho biết, sẽ có website về xuất xứ hàng hóa để giúp doanh nghiệp tiếp cận FTA dễ hơn và góp phần phòng chống gian lận thương mại.
Chưa vội điều chỉnh mục tiêu xuất khẩu: Bình tĩnh nhìn tổng thể

Chưa vội điều chỉnh mục tiêu xuất khẩu: Bình tĩnh nhìn tổng thể

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân nhấn mạnh, chưa bàn đến điều chỉnh chỉ tiêu xuất khẩu, theo tinh thần “bình tĩnh, nhìn tổng thể và toàn diện”.
Mobile VerionPhiên bản di động