Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo: UAE ứng phó ra sao? Ấn Độ tiếp tục siết chặt nguồn cung nội địa sau lệnh cấm xuất khẩu gạo Vì sao UAE cấm xuất khẩu gạo trong 4 tháng? |
Tuy nhiên, lệnh cấm này không áp dụng đối với một số quốc gia thành viên của Liên minh Kinh tế Á-Âu (Armenia, Belarus, Kazakhstan và Kyrgyzstan) hay Nam Ossetia và Abkhazia. Bên cạnh đó, gạo vẫn có thể được vận chuyển ra nước ngoài để viện trợ nhân đạo, hoặc quá cảnh qua lãnh thổ Nga.
Trên thực tế, lệnh cấm xuất khẩu gạo của Nga đã có hiệu lực từ ngày 1/7/2022 và kéo dài đến ngày 31/12/2022. Ngày 30/7, Chính phủ Nga tiếp tục gia hạn lệnh cấm xuất khẩu gạo đến hết năm nay. Lệnh cấm xuất khẩu gạo của chính phủ Nga nhằm bảo vệ thị trường nội địa sau khi tổ hợp thủy điện Fedorovsky ở vùng Krasnodar - vựa lúa lớn nhất của Nga, cung cấp khoảng 70% tổng sản lượng gạo của Nga - gặp sự cố vào tháng 4 năm 2022. Chính sự cố này đã khiến sản lượng gạo của Nga năm 2022 giảm xuống còn 797,6 nghìn tấn so với mức 1,076 triệu tấn được ghi nhận của năm 2021. Đây cũng là lần đầu tiên Nga ghi nhận sản lượng gạo dưới 1 triệu tấn trong những năm gần đây.
Sự cố vỡ tổ hợp đập thủy điện Fedorovsky xảy ra ngay trước khi nông dân xuống giống đã gây ra tình trạng thiếu nước nghiêm trọng tại 4 vùng trồng lúa chính ở vùng Krasnodar. Bộ trưởng Nông nghiệp Nga Dmitry Patrushev cho biết cơ quan này có kế hoạch tăng diện tích trồng lúa ở các khu vực khác của Nga để có thể đáp ứng nhu cầu gạo trong nước.
Đặc biệt, vùng Cộng hòa Dagestan, nơi đứng thứ hai về sản xuất lúa gạo ở Nga, tuyên bố sẵn sàng tăng diện tích trồng lúa để bù đắp cho vựa lúa Krasnodar. Phát biểu tại một hội nghị ở Moscow ngày 20/7, ông Roman Nekrasov, Giám đốc bộ phận trồng trọt của Bộ Nông nghiệp Nga cho biết, năng suất lúa năm 2023 tại Nga thấp hơn so với năm ngoái do chịu ảnh hưởng từ sự cố vỡ đập thủy điện Fedorovsky. Cụ thể, theo Bộ Nông nghiệp Nga, lượng lúa thu hoạch năm 2023 ước đạt khoảng 1 triệu tấn, giảm từ 100.000 - 200.000 tấn so với mọi năm.
Theo tờ Rossiyskaya Gazeta, người dân Nga cũng đang lo lắng về lượng gạo trong nước khi chính phủ nước này tiếp tục gia hạn lệnh cấm xuất khẩu gạo. Vladimir Petrichenko, Tổng giám đốc Trung tâm Phân tích Prozerno cho biết tổng diện tích gieo trồng năm nay đã phục hồi, cũng như điều kiện thời tiết ở khu vực phía nam năm nay vô cùng thuận lợi. Dự kiến thu hoạch 1,06 triệu tấn lúa, đủ tiêu thụ trong nước và thậm chí xuất khẩu.
Theo Viện Nghiên cứu Thị trường Nông nghiệp Nga (IKAR), diện tích lúa gieo sạ năm 2023 sẽ đạt 189.000 ha, tăng 15.000 ha so với 174.000 ha năm ngoái bất chấp vấn đề nghiêm trọng với tổ hợp thủy điện Fedorovsky. Ngoài ra, ông Petrichenko cũng cho biết thêm giá gạo tại Nga thậm chí có thể giảm nhẹ do nước này đang bước vào vụ mùa mới. Điều này hoàn toàn trái ngược với xu hướng chung của thị trường thế giới khi giá gạo khắp nơi không ngừng tăng lên từng ngày.
Cuối tháng 6, hãng tin Interfax dẫn lời Irina Glazunova, phó tổng giám đốc IKAR, cho biết mặc dù sản lượng gạo giảm nhưng lượng dự trữ loại ngũ cốc này vẫn khá đầy đủ và người dân Nga không cần quá lo lắng về vấn đề an ninh lương thực. Theo báo cáo của cơ quan này, nhu cầu gạo của người dân Nga tính đến tháng 6 là 650.000 tấn/năm trong khi nguồn cung thời điểm đó vẫn ở mức khoảng 796.000 tấn/năm.