Ấn Độ ngừng xuất khẩu gạo, doanh nghiệp thận trọng giao dịch Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo: UAE ứng phó ra sao? |
Các nguồn tin cho biết Chính phủ đang xem xét lại chính sách cung cấp gạo dư thừa từ Tập đoàn Lương thực Ấn Độ (FCI) để sản xuất ethanol và có thể đưa ra một số hạn chế. Động thái của chính phủ Ấn Độ diễn ra ngay sau lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng non-basmati, có hiệu lực ngay lập tức vào ngày 20/7. Chính phủ cho biết, lệnh cấm này nhằm mục đích kiềm chế lạm phát và đảm bảo có đủ hàng ở thị trường nội địa.
Cho đến nay, Chính phủ đang cung cấp gạo không tăng cường vi chất dinh dưỡng từ kho dự trữ “Central Pool” do FCI nắm giữ để sản xuất ethanol với mức giá 2.000 Rs/tạ. Các nguồn tin cho biết, so với mục tiêu bán 34 vạn tấn gạo cho các nhà máy chưng cất trong năm sản xuất ethanol hiện tại (2022-2023), cho đến nay FCI đã cung cấp khoảng 14 vạn tấn.
Động thái cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ đã gây ra một số cuộc mua bán hoảng loạn ở nhiều quốc gia khác nhau, hàng dài người tiêu dùng xếp hàng dài bên ngoài các cửa hàng tạp hóa để mua gạo dự trữ. Từ Mỹ đến Canada và Úc, các báo cáo về người Ấn Độ ở nước ngoài dự trữ gạo. Một số cửa hàng đã áp đặt giới hạn mua, trong khi những nơi khác tăng giá để kiếm lời. Các nhà hàng Ấn Độ lo thiếu hàng.
Gạo rất quan trọng đối với chế độ ăn của hàng tỷ người ở châu Á và châu Phi. Các hạn chế của Ấn Độ áp dụng đối với các lô hàng gạo trắng non-basmati, nhằm mục đích kiểm soát giá nội địa, nhưng chúng làm gia tăng căng thẳng trên thị trường lương thực toàn cầu vốn đã bị ảnh hưởng bởi thời tiết xấu và xung đột ngày càng trầm trọng ở Ukraine.
Trong vài ngày qua, mọi người đã bắt đầu mua gạo với số lượng có thể gấp đôi bình thường. Vì vậy, các cửa hàng phải hạn chế. Có những cửa hàng hiện cho phép khách hàng mỗi người chỉ được mua một bao gạo 5kg. Ở Mỹ, mọi người bị cuốn vào cơn mua sắm và một số cửa hàng tạp hóa Nam Á ở Toronto cũng đã thực hiện hạn chế mua hàng và tăng giá bán lẻ.
Govindasamy Jayabalan, Chủ tịch Hiệp hội Chủ nhà hàng Ấn Độ Malaysia, cho biết, ông lo ngại điều này sẽ dẫn đến tình trạng thiếu gạo và tăng chi phí chế biến các món ăn như thosai và bún gạo. Hầu hết khách hàng của nhà hàng thuộc nhóm thu nhập thấp nên dù không muốn tăng giá lương thực nhưng điều này đang đặt các nhà hàng vào một tình thế khó khăn.