Vì sao quả na tốt cho người mắc bệnh tiểu đường? Lý do người bệnh tiểu đường không nên từ chối hoàn toàn quả nhãn? |
Măng chứa nhiều chất xơ hơn rau
Theo giới chuyên gia, giá trị dinh dưỡng của măng tươi cũng tương tự như rau, thành phần chứa đủ các chất glucid, vitamin, muối khoáng, protid, nhưng măng chứa nhiều chất xơ hơn rau và khi măng càng già thì tỷ lệ chất xơ càng cao, cứng và khó tiêu hơn.
Với người bệnh tiểu đường, măng có tác dụng kiểm soát tốt nồng độ đường trong máu nhờ hạn chế hấp thu đường. Chất xơ trong thực phẩm có khả năng làm giảm sự hấp thu đường, kiểm soát đường huyết hiệu quả, do chứa hàm lượng chất xơ cao (4,5%) nên tác dụng này của măng được thể hiện rõ ràng, đặc biệt là sau bữa ăn có kèm măng.
Măng tươi có khả năng kiểm soát lượng đường trong máu hiệu quả. Ảnh minh họa |
Tăng cường miễn dịch: Măng chứa nhiều vitamin và khoáng chất, 19 loại acid amin thiết yếu, giúp nâng cao đề kháng của cơ thể, ngăn ngừa bệnh tiến triển nhanh. Ngoài ra, nhờ tăng sức đề kháng, tỷ lệ gặp biến chứng nhiễm trùng ở người bệnh tiểu đường cũng giảm đáng kể.
Tiểu đường là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây tổn thương mạch máu, gây ra biến chứng tim mạch. Măng chứa chất chống oxy hóa, giúp loại bỏ các gốc tự do, có thể cải thiện tình trạng trên.
Măng còn biết đến là thực phẩm giàu chất xơ, làm giảm Triglycerid và LDL-Cholesterol, tăng HDL-Cholesterol, giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch và các bệnh lý tim mạch nguy hiểm.
Lưu ý cho bệnh nhân tiểu đường khi ăn măng
Măng tuy mang lại nhiều tác dụng tích cực cho bệnh nhân tiểu đường nhưng để tránh tác dụng không mong muốn, người bệnh cần lưu ý: Chỉ ăn trong bữa chính, sở dĩ do măng chứa thành phần acid cyanhydric, làm giảm pH dạ dày, có thể gây viêm loét dạ dày. Do đó, nên ăn măng kèm thức ăn để giảm độ acid, đồng thời tăng hiệu quả của chất xơ, giúp hấp thu dinh dưỡng tốt.
Người bệnh tiểu đường không nên ăn quá nhiều trong 1 bữa, vì ăn nhiều măng có thể gây khó tiêu, ảnh hưởng đến tiêu hóa. Để duy trì lượng đường trong máu, bệnh nhân cần có chế độ ăn nghiêm ngặt. Vì vậy, khi ăn măng, cần tính toán lượng calo cũng như chất dinh dưỡng khác cần nạp cho cơ thể để đảm bảo lượng đường trong máu không tăng cao.
Một tuần chỉ nên ăn 2-3 bữa măng, mỗi bữa cách nhau 1-2 ngày và kết hợp với các món khác để thay đổi khẩu vị. Bên cạnh đó, cần chọn măng tươi, có nguồn gốc đảm bảo.
Tuy nhiên, người bệnh tiểu đường mắc 1 trong 4 bệnh này tuyệt đối không nên ăn măng: Người bị đau dạ dày; người bị bệnh gút; người bị bệnh thận; phụ nữ mang thai.
* Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo.