Những cách phòng bệnh tiểu đường đơn giản mọi người cần lưu ý Vì sao quả na tốt cho người mắc bệnh tiểu đường? |
Giá trị dinh dưỡng của quả nhãn
Theo Đông y, long nhãn được gọi là quế viên, vị ngọt, tính bình, có chức năng bổ ích tâm tỳ, ích khí, dưỡng huyết an thần. Còn có thể sinh tân dịch, nhuận ngũ tạng, là loại quả ngon, bổ dưỡng tốt...
Trong y học hiện đại, quả nhãn giàu giá trị dinh dưỡng như protein, chất béo, đường thiên nhiên, các loại vitamin và khoáng chất như vitamin A , C, kali, photpho, magie, sắt, axit hữu cơ, chất xơ…
Người mắc bệnh tiểu đường không nên từ chối hoàn toàn quả nhãn |
Nhãn còn được biết là thực phẩm chứa ít calo, carbs và không có chất béo. Tiêu thụ khoảng 28gram nhãn tươi cung cấp cho cơ thể 17 calo và 4 gam carbs. Tuy nhiên, so với nhãn tươi thì nhãn khô có hàm lượng calo và carbs cao hơn. Tiêu thụ khoảng 28gram nhãn khô có thể cung cấp lên đến 80 calo và 21 carbs.
Tính toán giá trị dinh dưỡng của quả nhãn cho thấy, 28gram nhãn tươi cung cấp đến gần 40% lượng vitamin C được khuyên là nên bổ sung mỗi ngày. Vitamin C đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của làn da, mạch máu và xương, còn chất chống oxy hóa có trong nhãn có tác dụng chống lại các gốc tự do trong cơ thể làm tổn thương tế bào và gây bệnh.
Mặc dù chưa có nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh lợi ích của quả nhãn đối với sức khỏe nhưng nhãn thường được biết đến là như một loại thuốc bổ tổng hợp để tăng cường năng lượng và hệ miễn dịch, giúp giảm mệt mỏi, căng thẳng, phiền muộn.
Người bệnh tiểu đường cần ăn liều lượng phù hợp
Câu hỏi được nhiều người quan tâm là, người bệnh tiểu đường ăn nhãn được không? bởi nhãn là loại trái cây ngon nhưng rất ngọt.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nhãn nằm trong danh sách các loại quả hạn chế ăn nhất có thể với người bệnh tiểu đường. Nguyên nhân do trong nhãn có nhiều đường, tính ngọt cao, nếu ăn vào sẽ làm tăng lượng đường, gây tăng cân, thậm chí nếu ăn 300g nhãn nghĩa là bạn đang hấp thụ 1,5 bát cơm, điều này dễ gây ra béo phì – một trong yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường.
Nhưng nếu ăn với liều lượng vừa phải sẽ tốt cho sức khỏe. Trên thực tế, nhãn có chỉ số chuyển hóa đường huyết (GI) là 57 – ở mức trung bình và có thể sử dụng được cho người bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, do nhãn có kích thước nhỏ nên khó kiểm soát được lượng nhãn tiêu thụ, có thể khiến đường huyết tăng.
Do đó, người bệnh tiểu đường có thể ăn nhãn nhưng nên ăn ở mức vừa phải để vừa đảm bảo cung cấp cho cơ thể các dưỡng chất cần thiết, vừa kiểm soát được chỉ số đường huyết.
Thời gian: Nên ăn nhãn sau khi ăn các bữa chính ít nhất 2 tiếng, mỗi ngày chỉ nên ăn từ 2 – 3 lần, không nên ăn liên tục. Nên ăn nhãn tươi hoặc các món ăn chế biến từ long nhãn, không nên ăn trực tiếp nhãn khô bởi nhãn sấy khô chứa nhiều đường hơn nhãn tươi. Các khuyến cáo cho thấy, chỉ nên ăn từ 100 – 150g nhãn/ngày, chia nhỏ thành 2 – 3 lần ăn.
Một số loại trái cây phù hợp cho người tiểu đường
Người bị tiểu đường nên ăn những loại trái cây có chỉ số đường huyết thấp và chứa ít đường tự nhiên, như quả dâu có chỉ số đường huyết thấp và chứa nhiều chất xơ, giúp kiểm soát đường huyết. Hay quả lựu giàu chất chống oxy hóa và có chỉ số đường huyết thấp; Kiwi cung cấp nhiều vitamin C và chất xơ, giúp kiểm soát đường huyết; quả hạnh nhân chứa ít đường và giúp kiểm soát đường huyết; dưa hấu có nhiều nước và ít carbohydrate, giúp duy trì đường huyết ổn định; quả cam, táo…
* Bài viết chỉ mang tính tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.