Vì sao BSR cần nhập dầu thô từ Azerbaijan mà không phải từ nơi khác?

Khi lượng dầu khai thác từ mỏ Bạch Hổ ngày càng cạn dần, Nhà máy Lọc dầu (NMLD) Dung Quất đứng trước bài toán phải tìm nguồn nguyên liệu thay thế. Và dầu thô Azeri từ Azerbaijan được chọn. Tại sao phải chọn nhập dầu thô từ Azerbaijan mà không phải từ nơi khác là câu hỏi mà dư luận thắc mắc.  

Dầu Azeri chất lượng “top” đầu thế giới

Điều đầu tiên và cũng là quan trọng nhất để dầu Azeri được Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) chọn mua là tính phù hợp trên phương diện kỹ thuật. Và muốn hiểu điều này, chúng ta phải kể lại câu chuyện về cấu hình của nhà máy này.

vi sao bsr can nhap dau tho tu azerbaijan ma khong phai tu noi khac

Nhà máy Lọc dầu Dung Quất

NMLD Dung Quất được xây dựng với cấu hình phù hợp với nguồn dầu thô được khai thác từ mỏ Bạch Hổ. Dầu thô Bạch Hổ được gọi là “dầu ngọt”, là một trong những nguồn dầu thô tốt nhất thế giới vì chứa ít chất lưu huỳnh, nguy cơ ăn mòn bên trong đường ống/thiết bị là rất thấp. Thế nhưng, sau hơn 30 năm khai thác thương mại, trữ lượng của mỏ Bạch Hổ giảm mạnh. Vì thế, nếu không nâng cấp, mở rộng NMLD Dung Quất và không đi tìm nguồn nguyên liệu thay thế thì không khác gì đưa nhà máy vào “ngõ cụt”.

Xét trên phương diện kỹ thuật, dầu Azeri từ Azerbaijan là một trong số ít loại dầu ngọt, nhẹ, tương đồng dầu Bạch Hổ. Để có thể đi đến kết luận này, nhiều năm qua, BSR đã nghiên cứu lựa chọn các loại dầu thô thay thế dầu Bạch Hổ để đưa vào chế biến. Việc đánh giá khả năng chế biến các loại dầu thô tại NMLD Dung Quất cũng được thực hiện tương tự như các NMLD khác trên thế giới, đó là xem xét chất lượng dầu thô thể hiện qua bảng phân tích chất lượng dầu (Crude Assay) để đánh giá độ phù hợp với cấu hình công nghệ của Nhà máy.

Từ các bảng phân tích tính chất dầu thô được cung cấp bởi các nhà sản xuất, buôn bán dầu như PVOIL, BP, Shell, Chevron, Total, Exxon, Petronas… BSR đã sơ loại các loại dầu thô có thể xem xét đánh giá trong giới hạn vận hành của nhà máy. Đó là điểm chảy thấp hơn 38 độ C; hàm lượng lưu huỳnh thấp hơn 0,47 wt.%.

Những loại dầu đã vượt qua bước sơ loại sẽ được xử lý cập nhật sản lượng các phân đoạn, thành phần kim loại, hàm lượng conradson carbon, tính chất các phân đoạn, để phản ánh đúng tính chất của dầu thô thương mại có trên thị trường. Trên cơ sở các dữ liệu thu thập được, BSR đã xây dựng được danh sách các loại dầu thô có thể đưa vào chế biến, nâng danh sách các loại dầu thô có khả năng chế biến tại Nhà máy từ 48 loại năm 2012 lên 75 loại ở thời điểm hiện tại.

BSR cũng đã thiết lập được tỷ lệ phối trộn của từng nhóm dầu thô làm cơ sở cho việc lập kế hoạch sản xuất, mua dầu, lập kế hoạch nhập dầu, xuất kho phù hợp, đảm bảo cho nhà máy vận hành ổn định ở công suất cao. Sau tất cả các công đoạn phức tạp trên, các kết luận chỉ ra dầu Azeri từ Azerbaijan là phù hợp nhất cho cấu hình của NMLD Dung Quất.

Kiến nghị chính đáng của tỉnh Quảng Ngãi

vi sao bsr can nhap dau tho tu azerbaijan ma khong phai tu noi khac
Người lao động làm việc tại NMLD Dung Quất

NMLD Dung Quất đóng một vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Quảng Ngãi. Nguồn thu từ NMLD Dung Quất luôn chiếm trên dưới 90% tổng thu ngân sách toàn tỉnh Quảng Ngãi. Nói về việc này, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi Lê Viết Chữ nhấn mạnh: "20 năm qua, đóng góp của BSR cho sự phát triển chung của tỉnh Quảng Ngãi là rất lớn. BSR đã giúp Quảng Ngãi chuyển mình từ một tỉnh thuần nông thành một tỉnh công nghiệp".

Với vai trò quan trọng như vậy, chính quyền tỉnh Quảng Ngãi luôn có sự quan tâm sâu sát tới tình hình sản xuất kinh doanh của NMLD Dung Quất. Trong Công văn 6675/UBND - CNXD do Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Ngọc Căng ký gửi Chính phủ liên quan đến những khó khăn, vướng mắc trong quá trình hoạt động đầu tư kinh doanh của NMLD Dung Quất có kiến nghị về việc “xem xét chấp thuận điều chỉnh mức thuế suất nhập khẩu dầu thô Azeri từ Azerbaijan nói riêng và các loại dầu thô nhập khẩu khác nói chung cho NMLD Dung Quất (bao gồm NMLD Dung Quất sau khi được nâng cấp, mở rộng) tương tự như NMLD Nghi Sơn là 0%”.

Sở dĩ có kiến nghị này vì dầu thô Azeri chưa được hưởng ưu đãi thương mại từ nguyên tắc tối huệ quốc nên vẫn bị đánh thuế 5% khi nhập khẩu dù cho Việt Nam và Azerbaijan có quan hệ ngoại giao truyền thống và thương mại hai bên rất phát triển.

Nguyên tắc tối huệ quốc (Most favoured nation - MFN) là một trong những quy chế pháp lý quan trọng trong thương mại quốc tế hiện đại. Nguyên tắc này được hiểu là chính sách không phân biết đối xử trong thương mại, nó đề ra cho tất cả các đối tác thương mại quy chế hải quan và thuế quan như nhau.

Để thuận lợi cho việc nhập khẩu dầu thô và hoạt động sản xuất kinh doanh của NMLD Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi đưa ra kiến nghị này hoàn toàn chính đáng với mong muốn Chính phủ xem xét việc điều chỉnh mức thuế suất nhập khẩu như với dầu thô được nhập với các nước được áp dụng nguyên tắc tối huệ quốc. Điều này sẽ tạo điều kiện cho quan hệ ngoại giao truyền thống và thương mại của Việt Nam và Azerbaijan phát triển thêm.

Xét về yếu tố lịch sử, Azerbaijan cũng là đối tác truyền thống của BSR cũng như các công ty hoạt động trong ngành dầu khí của nước ta. Đối tác cung cấp dầu Azeri cho BSR là SOCAR Trading S.A. Đây là công ty con của Công ty Dầu khí Quốc gia Azerbaijan. Sản lượng kinh doanh dầu thô của SOCAR năm 2016 đạt 298 triệu thùng, trong đó có 158 triệu thùng dầu Azeri, tương đương khoảng 23 triệu tấn dầu Azeri /năm.

Với sản lượng cao như vậy, chất lượng ổn định, tỷ lệ phối trộn cao lên tới 70% khả năng thay thế được dầu Bạch Hổ và độ linh động trong điều kiện bốc dầu, thương mại. Từ các yếu tố trên, dầu thô Azeri được đánh giá là loại dầu chiến lược cho NMLD Dung Quất trước và sau nâng cấp mở rộng. Đến hết năm 2017, khối lượng dầu thô Azeri do đối tác cung cấp cho NMLD Dung Quất đạt khoảng 10,6 triệu thùng.

Với các lý do đã phân tích, có thể thấy dầu Azeri từ Azerbaijan là loại dầu phù hợp nhất để NMLD Dung Quất nhập khẩu chứ không phải nguồn dầu thô từ các nơi khác.

Thanh Hiếu
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

EVN tập trung đầu tư các công trình trọng điểm đảm bảo cung ứng điện

EVN tập trung đầu tư các công trình trọng điểm đảm bảo cung ứng điện

EVN vừa có văn bản chỉ đạo các đơn vị thành viên tập trung đầu tư các công trình trọng điểm đảm bảo cung ứng điện năm 2024 và các năm tiếp theo.
Làm rõ hơn về 2 chính sách trong cơ chế mua bán điện trực tiếp

Làm rõ hơn về 2 chính sách trong cơ chế mua bán điện trực tiếp

Đối với cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA), khách hàng có thể mua trực tiếp điện từ đơn vị sản xuất thông qua lưới điện quốc gia hoặc đường dây riêng.
EU ủng hộ Ukraine tăng cường nhập khẩu điện; giá năng lượng giúp kinh tế Mỹ phát triển tốt hơn châu Âu

EU ủng hộ Ukraine tăng cường nhập khẩu điện; giá năng lượng giúp kinh tế Mỹ phát triển tốt hơn châu Âu

Liên minh châu Âu (EU) ủng hộ đề xuất của Ukraine về việc tăng công suất nhập khẩu điện từ Mạng lưới vận hành hệ thống truyền tải điện châu Âu (ENTSO-E).
Đảm bảo cung ứng điện mùa khô cho khu vực phía Nam: Bài 2-Chung tay sử dụng điện tiết kiệm

Đảm bảo cung ứng điện mùa khô cho khu vực phía Nam: Bài 2-Chung tay sử dụng điện tiết kiệm

Tình hình nắng nóng ngày càng phức tạp, nhất là ở miền Nam, cùng với các giải pháp đảm bảo cấp điện, công tác tiết kiệm điện đang được quyết liệt triển khai.
Cơ chế mua bán điện trực tiếp: Thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo và thị trường điện cạnh tranh

Cơ chế mua bán điện trực tiếp: Thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo và thị trường điện cạnh tranh

Việc xây dựng cơ chế mua bán điện trực tiếp sẽ góp phần thúc đẩy thu hút đầu tư vào năng lượng tái tạo và thực hiện lộ trình thị trường điện cạnh tranh.

Tin cùng chuyên mục

Ấn Độ giảm nhập khẩu dầu; Nga vẫn bơm khí đốt sang châu Âu

Ấn Độ giảm nhập khẩu dầu; Nga vẫn bơm khí đốt sang châu Âu

Theo Bộ Dầu mỏ và Khí đốt Ấn Độ, sau thời gian ồ ạt mua dầu giá rẻ từ nước ngoài, gần đây nước này đã bắt đầu giảm nhập khẩu dầu.
Đảm bảo cung ứng điện mùa khô cho khu vực phía Nam: Bài 1-Chủ động ứng phó nguy cơ thiếu điện

Đảm bảo cung ứng điện mùa khô cho khu vực phía Nam: Bài 1-Chủ động ứng phó nguy cơ thiếu điện

Dự báo năm 2024 có khả năng xảy ra khô hạn kéo dài trong các tháng mùa khô tại miền Nam, ngành điện đã và đang quyết liệt triển khai phương án đảm bảo cấp điện.
NPTS chủ động phối hợp với các PTC đảm bảo cấp điện cho mùa khô năm 2024

NPTS chủ động phối hợp với các PTC đảm bảo cấp điện cho mùa khô năm 2024

Nhằm đảm bảo cấp điện trong mùa khô 2024, NPTS đã chủ động phối hợp với các PTC để thực hiện thí nghiệm định kỳ, xử lý khiếm khuyết trên lưới truyền tải.
Lâm Đồng: Nhanh chóng gỡ khó cho dự án Thuỷ điện Cam Ly

Lâm Đồng: Nhanh chóng gỡ khó cho dự án Thuỷ điện Cam Ly

Ngay sau khi nhận được kiến nghị của chủ đầu tư dự án Nhà máy Thủy điện Cam Ly tại TP. Đà Lạt, Uỷ ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng đã vào cuộc chỉ đạo gỡ khó.
Ký kết Bản ghi nhớ về hợp tác thúc đẩy phát triển thị trường điện cạnh tranh với Australia

Ký kết Bản ghi nhớ về hợp tác thúc đẩy phát triển thị trường điện cạnh tranh với Australia

Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) và Đại sứ quán Australia tại Việt Nam vừa ký biên bản ghi nhớ hợp tác thúc đẩy phát triển thị trường điện cạnh tranh.
Đường dây 220kV Nậm Sum- Nông Cống có kịp về đích khi còn vướng mắc?

Đường dây 220kV Nậm Sum- Nông Cống có kịp về đích khi còn vướng mắc?

Chỉ còn 1 tháng rưỡi nữa là đường dây 220kV Nậm Sum- Nông Cống phải hoàn thành đóng điện nhưng hiện vẫn còn nhiều vướng mắc giải phóng mặt bằng.
Dấu ấn 20 năm thực thi Luật Điện lực - Bài 1: Những nỗ lực của Bộ Công Thương

Dấu ấn 20 năm thực thi Luật Điện lực - Bài 1: Những nỗ lực của Bộ Công Thương

Sau 20 năm thực thi Luật Điện lực, hệ thống điện Việt Nam đã phát triển vững chắc. Thành quả này có đóng góp quan trọng của Bộ Công Thương.
Bộ Công Thương hoàn thành xây dựng cơ chế mua bán điện khí để báo cáo Chính phủ

Bộ Công Thương hoàn thành xây dựng cơ chế mua bán điện khí để báo cáo Chính phủ

Nhằm triển khai thực hiện Quy hoạch điện VIII, trong đó có điện khí, Bộ Công Thương hoàn thành xây dựng cơ chế mua bán điện khí để báo cáo Chính phủ.
Hà Giang: Sẵn sàng đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định mùa mưa bão

Hà Giang: Sẵn sàng đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định mùa mưa bão

Nhằm đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định trong mùa mưa bão năm 2024, hiện công tác bảo dưỡng, sửa chữa, phương án ứng phó sự cố đã được PC Hà Giang hoàn tất.
Hoa Kỳ thúc đẩy đầu tư vào năng lượng sạch tiên tiến tại Việt Nam

Hoa Kỳ thúc đẩy đầu tư vào năng lượng sạch tiên tiến tại Việt Nam

Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ và Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam cam kết thúc đẩy tài chính xanh và phát triển ngành năng lượng sạch tại Việt Nam.
Petrovietnam ước đạt 231 nghìn tỷ đồng doanh thu trong 3 tháng đầu năm

Petrovietnam ước đạt 231 nghìn tỷ đồng doanh thu trong 3 tháng đầu năm

Trong 3 tháng đầu năm 2024, hoạt động sản xuất, kinh doanh của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) có sự tăng trưởng tích cực với doanh thu tăng 19%.
Trà Vinh: Đề xuất đầu tư nhà máy điện rác trên 3.000 tỷ đồng

Trà Vinh: Đề xuất đầu tư nhà máy điện rác trên 3.000 tỷ đồng

Một doanh nghiệp tư nhân muốn đầu tư xây dựng nhà máy điện rác xử lý 500 tấn/ngày, tổng mức đầu tư khoảng 3.000 – 3.500 tỷ đồng tại tỉnh Trà Vinh.
Tạo khuôn khổ pháp lý đồng bộ cho hoạt động điện lực

Tạo khuôn khổ pháp lý đồng bộ cho hoạt động điện lực

Dự án Luật Điện lực (sửa đổi) đã được Chính phủ đề xuất Ủy ban Thường vụ Quốc hội đưa vào Chương trình xây dựng pháp luật năm 2024.
Bộ Công Thương lấy ý kiến về điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu

Bộ Công Thương lấy ý kiến về điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu

Bộ Công Thương vừa hoàn thiện dự thảo Nghị định Quy định về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu để lấy ý kiến.
Bộ Công Thương lấy ý kiến về Dự thảo Nghị định Quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp

Bộ Công Thương lấy ý kiến về Dự thảo Nghị định Quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp

Bộ Công Thương vừa hoàn thiện Dự thảo Nghị định Quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện với khách hàng sử dụng điện lớn.
Phải xử lý dứt điểm vướng mắc tại Nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và 4 trong tháng 4/2024

Phải xử lý dứt điểm vướng mắc tại Nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và 4 trong tháng 4/2024

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên yêu cầu Đồng Nai và các đơn vị liên quan tập trung xử lý dứt điểm vướng mắc tại dự án Nhiệt điện Nhơn Trạch 3 & 4 trong tháng 4/2024.
Longform: Xu hướng LNG và hành trình phát triển điện khí Việt Nam

Longform: Xu hướng LNG và hành trình phát triển điện khí Việt Nam

Khi nguồn nguyên liệu hóa thạch đang dần cạn kiệt thì việc đầu tư vào các nguồn năng lượng tái tạo như điện khí LNG được xem là một hướng đi đột phá toàn cầu.
PC Sơn La: Nâng cao khả năng ứng phó mất điện trên diện rộng

PC Sơn La: Nâng cao khả năng ứng phó mất điện trên diện rộng

PC Sơn La diễn tập sự cố, đảm bảo cung ứng điện, ứng phó với những bất lợi và diễn biến phức tạp của thời tiết trong thời gian tới.
Tiền Giang: Đặt mục tiêu tiết kiệm 5% tổng số điện năng tiêu thụ trong năm

Tiền Giang: Đặt mục tiêu tiết kiệm 5% tổng số điện năng tiêu thụ trong năm

Sở Công Thương tỉnh Tiền Giang đề nghị các sở, ngành phải triển khai kế hoạch tiết kiệm điện, đảm bảo tối thiểu tiết kiệm 5% tổng điện năng tiêu thụ trong năm.
Giá dầu sẽ cao nhất mọi thời đại trong bối cảnh xung đột Iran - Israel?

Giá dầu sẽ cao nhất mọi thời đại trong bối cảnh xung đột Iran - Israel?

Bất chấp nhiều dự đoán giá dầu lên cao sau khi Iran tấn công Israel, chuyên gia tin rằng khối OPEC+ và Mỹ có thể giữ giá dầu xuống dưới 100USD/thùng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động