Chủ nhật 20/04/2025 14:46

VASEP ‘bác’ thông tin ngành tôm Việt Nam lạm dụng lao động

VASEP phản bác những thông tin được đăng tải từ Sustainability Incubator với cáo buộc Việt Nam lạm dụng lao động trong ngành tôm.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa phát đi thông cáo báo chí, trong đó phản bác những thông tin được đăng tải từ Sustainability Incubator với cáo buộc Việt Nam lạm dụng lao động trong ngành tôm.

VASEP ‘bác’ thông tin ngành tôm Việt Nam lạm dụng lao động (Ảnh: VASEP)

Theo VASEP, những cáo buộc trong báo cáo của Sustainability Incubator là vô căn cứ, gây hiểu lầm và tổn hại đến uy tín của ngành xuất khẩu tôm của Việt Nam.

VASEP cho biết, tính đến năm 2024, các sản phẩm thủy sản của Việt Nam được xuất khẩu sang hơn 170 thị trường trên thế giới. Với giá trị xuất khẩu thủy sản đạt 9 - 11 tỉ USD trong những năm gần đây, Việt Nam đang đứng thứ 3 trong số các nhà cung cấp thủy sản hàng đầu cho thị trường thế giới sau Trung Quốc và Na Uy.

Ngành tôm của Việt Nam là động lực kinh tế chính, mang lại sinh kế cho hàng triệu người, đặc biệt là ở các vùng nông thôn. Ngành đã trải qua quá trình hiện đại hóa đáng kể và cam kết đảm bảo các hoạt động đạo đức và bền vững.

Hằng năm, VASEP cho biết ngành tôm đóng góp khoảng 40 - 45% tổng giá trị, tương đương 3,5 - 4 tỉ USD mỗi năm. Hiện nay, tôm được xuất khẩu từ Việt Nam sang 100 quốc gia, vùng lãnh thổ, trong đó 5 thị trường lớn nhất là: Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc. Với những nỗ lực không ngừng, Việt Nam tự hào là 1 trong 4 nhà cung cấp tôm hàng đầu thế giới, chiếm 10 - 13% giá trị thị trường tôm thế giới.

Việt Nam có nhiều lợi thế để phát triển ngành tôm, đặc biệt là Đồng bằng sông Cửu Long nơi chiếm 95% sản lượng tôm và cũng là trung tâm của các nhà máy chế biến tôm. Cho đến nay, có hơn 200 nhà máy chế biến tôm được Ủy ban châu Âu (EC) chấp thuận với các cuộc thanh tra định kỳ tại Việt Nam.

VASEP cho rằng, bằng chứng đáng tin cậy nhất cho thấy nuôi tôm vừa an toàn vừa bền vững có thể được tìm thấy thông qua số lượng ngày càng tăng các chương trình chứng nhận do các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế đưa ra về Thực hành nuôi trồng thủy sản tốt bao gồm BAP (Thực hành nuôi trồng thủy sản tốt nhất), Global Gap và ASC (Hội đồng quản lý nuôi trồng thủy sản).

Để đạt được các chứng nhận này, các trang trại phải được xây dựng và vận hành dựa trên các tiêu chí: Trách nhiệm xã hội; tuân thủ pháp luật; bảo tồn môi trường tự nhiên và đa dạng sinh học.

Cùng với đó, bảo tồn tài nguyên nước, bảo tồn sự đa dạng của các loài và quần thể hoang dã, sử dụng thức ăn và các nguồn tài nguyên khác một cách có trách nhiệm, sức khỏe động vật.

Về vấn đề lao động, theo VASEP, giờ làm việc của người lao động trong các công ty tôm Việt Nam đã được áp dụng theo Bộ luật Lao động 2019, Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ.

Với trách nhiệm và kinh nghiệm của một Tổ chức đại diện cho các nhà sản xuất và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, VASEP khẳng định ngành tôm Việt Nam có đủ điều kiện thuận lợi để phát triển theo hướng bền vững hơn, tuân thủ mọi luật pháp và quy định quốc gia và quốc tế về điều kiện lao động, trách nhiệm xã hội và an toàn thực phẩm.

VASEP một lần nữa khẳng định rằng những thông tin và phát hiện trong báo cáo của tổ chức Sustainability Incubator về ngành tôm Việt Nam là không đúng sự thật, vô căn cứ và không khách quan.

Báo cáo của Sustainability Incubator dài 36 trang với nội dung cung cấp phân tích về nghiên cứu thực địa trong ngành tôm Việt Nam, tiến hành từ tháng 7/2023 đến tháng 5/2024, với nghiên cứu chính được thực hiện bởi 3 nhóm nghiên cứu độc lập tại Việt Nam. Những nhóm nghiên cứu này được Sustainability Incubator ẩn danh trong phần tác giả. Báo cáo được hoàn thành bởi một thành viên khác thuộc Sustainability Incubator.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: xuất khẩu tôm

Tin cùng chuyên mục

Dự báo, giá gạo xuất khẩu tiếp tục giữ đà tăng

HCMC FOODEX 2025: Mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu

Việt Nam - Áo: ‘Bắt mạch’ dòng chảy thương mại mới thời EVFTA

Xuất khẩu rau, quả: Vì sao sầu riêng mất 'ngôi vương'?

Bộ Công Thương xây dựng hệ thống cảnh báo sớm vụ kiện phòng vệ thương mại

Thêm 4 Nghị định thư xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Đơn hàng tốt, doanh nghiệp dệt may thu lãi lớn

Bộ Công Thương sẽ ký 4 thỏa thuận hợp tác với Trung Quốc

Thương mại Việt -Trung: Bộ Công Thương thúc đẩy hợp tác sâu tới nhiều địa phương

Bộ Công Thương thúc đẩy thương mại Việt Nam - Trung Quốc

Lý giải xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn đạt 17,8 tỷ USD

Chặn gian lận xuất xứ, Bộ Công Thương đề nghị quản lý chặt nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu

Viet Nam International Sourcing 2025: Gỡ điểm nghẽn chuỗi cung ứng, tạo sức bật cho hàng Việt

Xuất khẩu cà phê: Gia tăng tỷ trọng chế biến sâu

Viet Nam International Sourcing 2025: Bắt tay quốc tế, tăng tốc xuất khẩu, hút khách du lịch

TS. Tô Hoài Nam: Xanh hóa là ‘chìa khóa’ giúp hàng Việt vượt rào thuế quan

Việt Nam sẵn sàng cùng ASEAN đối thoại với Hoa Kỳ về thuế quan

Chi tiết chỉ tiêu xuất khẩu từng mặt hàng nông thủy sản

EU ‘siết’ nhập khẩu thép và điện tử, thương vụ cảnh báo nóng

Chủ động thích ứng, xuất khẩu gỗ hướng đến 18 tỷ USD