Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về giám sát 3 chương trình mục tiêu quốc gia

Các Chương trình mục tiêu quốc gia bước đầu đạt một số kết quả tích cực, bám sát mục tiêu, yêu cầu, nội dung, phạm vi, nguyên tắc trong Nghị quyết của Quốc hội.
Yên Bái kiến nghị Chính phủ gỡ vướng cho các chương trình mục tiêu quốc gia Bài 1: Huy động sự vào cuộc của hệ thống chính trị Bài 2: Đột phá vào các "điểm nghẽn"

Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi được cải thiện

Chiều 13/9, tiếp tục Phiên họp thứ 26, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét báo cáo kết quả của Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội về “Việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030".

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về giám sát 3 chương trình mục tiêu quốc gia
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm, Phó Trưởng đoàn Thường trực Đoàn giám sát

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm cho biết, đây là lần đầu tiên Quốc hội tiến hành giám sát giữa kỳ và tiến hành đồng thời với 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, phạm vi rộng, cùng với những yêu cầu đổi mới, Đoàn giám sát đã giải quyết nhiều nhiệm vụ, khối lượng công việc lớn với cách tiếp cận và cách làm mới phù hợp.

Việc xác định nội dung trọng tâm là giám sát, đánh giá tiến trình chính sách và công tác chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện là hướng đi đúng, nhất là trong bối cảnh các Chương trình mục tiêu quốc gia đang bị chậm tiến độ theo mục tiêu, yêu cầu đề ra.

Theo ông Y Thanh Hà Niê Kđăm, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đồng hành của Quốc hội và sự quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tình hình triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia bước đầu đạt được một số kết quả tích cực, bám sát mục tiêu, yêu cầu, nội dung, phạm vi, nguyên tắc trong Nghị quyết của Quốc hội.

Cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội vùng nông thôn, miền núi được cải thiện nhiều; công tác kiểm tra, giám sát liên ngành và riêng từng Chương trình được tăng cường. Chính phủ và các bộ, ngành đã tổ chức nhiều hội nghị đối thoại, lắng nghe ý kiến các địa phương.

Qua đó, đã tổng hợp được hơn 300 kiến nghị của địa phương, 150 ý kiến kiến nghị của Đại biểu Quốc hội tại kỳ họp và nhiều nội dung Đoàn giám sát phát hiện về những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện các chương trình.

Trên cơ sở đó, Chính phủ đã kịp thời giao nhiệm vụ cho các bộ, ngành sửa đổi, bổ sung hoặc sửa đổi 11/11 văn bản quan trọng gồm Nghị định 27 và các Thông tư hướng dẫn, cũng như trả lời giải thích, làm rõ những nội dung còn có cách hiểu khác nhau ở địa phương.

Ban Chỉ đạo chung các Chương trình mục tiêu quốc gia đã kiện toàn theo Nghị quyết của Quốc hội thống nhất 01 Ban Chỉ đạo từ Trung ương đến địa phương. Cơ quan giúp việc cho từng Chương trình căn cứ vào tình hình thực tiễn và kế thừa từ các giai đoạn trước đã thành lập văn phòng điều phối, văn phòng giảm nghèo hoặc tổ công tác.

Công tác lập kế hoạch và phân bổ vốn thực hiện các Chương trình đã được Chính phủ giao về các địa phương theo quy định của Luật Ngân sách, Luật Đầu tư công; nội dung bám sát các nghị quyết của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư các Chương trình mục tiêu quốc gia; kết quả giải ngân đã có tiến bộ trong năm 2023, nhất là nguồn vốn đầu tư.

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, ước đến 31/8/2023, kết quả giải ngân vốn đầu tư phát triển kéo dài của 3 Chương trình mục tiêu quốc gia đạt khoảng 58,47% kế hoạch vốn kéo dài (tính tổng vốn kế hoạch của năm 2022 đã giải ngân trong năm 2022 và trong 8 tháng năm 2023 đạt 79,82% kế hoạch năm 2022; kết quả giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 ước đến 31/8/2023 đạt 41,9% kế hoạch.

"Thông qua hoạt động giám sát, sự đồng hành của Quốc hội với Chính phủ đã có sự chuyển biến tích cực, đặc biệt là các bộ, ngành, địa phương về nhận thức, nhận diện đối với 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, là cơ sở quan trọng để tiếp tục đổi mới một cách toàn diện theo tinh thần Nghị quyết của Đảng và Nghị quyết của Quốc hội" - Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội nhấn mạnh.

Nguồn vốn bố trí chưa tương xứng so với mục tiêu, yêu cầu đặt ra

Tuy nhiên, ông Y Thanh Hà Niê Kđăm cho hay, các cơ quan bộ, ngành liên quan còn hạn chế trong quản lý và tổ chức thực hiện các Chương trình, nhất là việc ban hành VBQPPL thuộc thẩm quyền quản lý. Các văn bản chính ban hành chậm, chậm được sửa đổi, số lượng văn bản quá nhiều (khoảng trên 400 văn bản của cả trung ương và địa phương). Đến nay, một số địa phương vẫn tiếp tục ban hành các văn bản còn thiếu.

Nhiều văn bản không phù hợp, vướng mắc trong triển khai phải sửa đổi, bổ sung như Nghị định số 27/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia và nhiều thông tư khác, nhất là các thông tư về quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước.

Ban Chỉ đạo chung cho 3 Chương trình mục tiêu quốc gia các cấp tuy đã được kiện toàn, thành lập song cơ chế quản lý, chỉ đạo, lãnh đạo vẫn theo tính chất ngành dọc của từng cơ quan; hiệu quả phối hợp liên ngành (theo chiều ngang) chưa thật sự chuyển biến rõ nét, nhất là giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo và phối hợp giải quyết những công việc liên quan đến quản lý và tổ chức thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia.

Vai trò của cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) và sự phối hợp giữa 3 bộ chủ quản với các bộ, ngành trong cơ chế 1 Ban chỉ đạo chung còn có hạn chế. Mô hình tổ chức, bộ máy giúp việc chưa có sự đồng bộ, thống nhất ở cấp tỉnh, cấp huyện (có tỉnh thành lập văn phòng điều phối, có tỉnh thành lập tổ giúp việc...); đa số địa phương cán bộ cấp huyện, xã là kiêm nhiệm quản lý, tổ chức thực hiện chương trình.

Còn có sự trùng lặp về địa bàn, hiện thực hiện cả 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (nhất là Chương trình giảm nghèo bền vững và Chương trình dân tộc thiểu số và miền núi); việc lập kế hoạch xác định nhu cầu của các địa phương một số nơi chưa sát thực tế (sử dụng số liệu báo cáo cũ) làm cho công tác thực hiện phân bổ vốn không hợp lý, dẫn đến tình trạng vừa thừa, vừa thiếu trong khi mỗi chương trình lại có cơ chế quản lý khác nhau nên không thực hiện được lồng ghép.

Nguồn vốn bố trí chưa tương xứng so với mục tiêu, yêu cầu đặt ra. Phân bổ vốn đầu tư phát triển ngân sách trung ương chậm (quý II/2022 mới giao). Tỷ lệ vốn đối ứng của địa phương chưa hợp lý. Có tình trạng phân bổ vốn dàn đều các nội dung thực hiện chương trình mà chưa sát với tình hình cụ thể, nhu cầu ở các địa phương.

Việc giao chi tiết vốn sự nghiệp theo từng lĩnh vực, theo dự án, tiểu dự án thành phần từ trung ương về địa phương tuy theo đúng quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước nhưng chưa phù hợp với thực tiễn triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi dẫn đến sử dụng vốn không linh hoạt, hiệu quả; không thực hiện được cơ chế lồng ghép, chuyển nguồn vốn giữa các dự án.

Việc nắm bắt các vấn đề, hướng dẫn, hỗ trợ, tháo gỡ các vướng mắc trong triển khai thực hiện chương trình ở cơ sở (nhất là cấp xã, huyện nghèo) chưa kịp thời. Thực tế ở cấp xã, huyện rất lúng túng trong việc thẩm định giá, quy trình thực hiện đấu thầu, phê duyệt thầu, lựa chọn thầu; điều chỉnh danh mục, quy mô, đối tượng thụ hưởng… với các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất theo cộng đồng và liên kết chuỗi, chưa tổng hợp được kết quả và công khai minh bạch việc trả lời khó khăn vướng mắc của các bộ, ngành Trung ương.

Những hạn chế, bất cập trên đã làm cho tiến độ giải ngân vốn ngân sách trung ương năm 2022 đến 31/01/2023 chỉ đạt 42,49% kế hoạch (vốn đầu tư phát triển đạt 54% kế hoạch, vốn sự nghiệp đạt rất thấp, chỉ đạt 7,82% kế hoạch) và kết quả giải ngân kinh phí sự nghiệp nguồn ngân sách trung ương năm 2023 đến tháng 6/2023 mới đạt 5,33% kế hoạch, kết quả giải ngân vốn đầu tư công ước đến 31/8/2023 mới đạt 41,9% kế hoạch.

Nhiều dự án, tiểu dự án chưa thực hiện hoặc chưa phát huy được hiệu quả, khả năng hoàn thành mục tiêu giải ngân nguồn vốn ngân sách trung ương của các Chương trình mục tiêu quốc gia đến năm 2025 là rất khó khăn.

"Nhiều dự án, tiểu dự án chưa thực hiện hoặc chưa phát huy được hiệu quả; cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, thu nhập, mức sống của người dân chưa đạt như mong đợi. Giảm nghèo chưa đạt được mục tiêu đa chiều, bền vững, chưa hạn chế được tái nghèo, phát sinh nghèo nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi" - ông Y Thanh Hà Niê Kđăm nêu.

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Cơ hội lớn cho Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Cơ hội lớn cho Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Theo Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, trong xu thế chuyển đổi xanh, chuyển đổi số đây là cơ hội lớn cho Bộ TN&MT và Bộ Nông nghiệp và PTNT sau sáp nhập.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Việc tinh gọn bộ máy ảnh hưởng tới khoảng 100.000 người

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Việc tinh gọn bộ máy ảnh hưởng tới khoảng 100.000 người

Thông tin trên được Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nêu tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2024 của Bộ Nội vụ.
Thủ tướng: Đà Nẵng

Thủ tướng: Đà Nẵng 'đi trước mở đường' trong định hướng xây dựng quốc gia thương mại tự do

Trong định hướng xây dựng quốc gia thương mại tự do, Đà Nẵng có vai trò quan trọng, "đi trước mở đường", cần tiến hành thí điểm với tinh thần mạnh dạn làm.
Thủ tướng chủ trì phiên họp về thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng

Thủ tướng chủ trì phiên họp về thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng

Sáng 21/12, Thủ tướng Chính phủ chủ trì phiên họp về thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng.
Chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường tiếp tục được hoàn thiện

Chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường tiếp tục được hoàn thiện

Sáng 21/12, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị tổng kết ngành Tài nguyên và Môi trường năm 2024. Sự kiện có sự tham dự của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà.

Tin cùng chuyên mục

Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2025

Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2025

Đây là một trong số các nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ đặt ra cho Bộ Công Thương về việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025.
Thủ tướng: Cần tạo đột phá về ngoại giao kinh tế

Thủ tướng: Cần tạo đột phá về ngoại giao kinh tế

Cần quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm, tạo đột phá về ngoại giao kinh tế.
Tổng kiểm kê tài sản công, không để xảy ra tình trạng chậm, muộn

Tổng kiểm kê tài sản công, không để xảy ra tình trạng chậm, muộn

Các bộ, ngành, địa phương không để xảy ra tình trạng chậm, muộn làm ảnh hưởng tới kết quả, tiến độ tổng kiểm kê tài sản công của cả nước.
Việt Nam - Singapore: Hướng tới nâng cấp khuôn khổ quan hệ song phương

Việt Nam - Singapore: Hướng tới nâng cấp khuôn khổ quan hệ song phương

Tổng Bí thư Tô Lâm đã điện đàm với Tổng Thư ký Đảng Hành động Nhân dân (PAP), Thủ tướng Singapore Lawrence Wong.
Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt: Xứng đáng với truyền thống quyết chiến, quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam

Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt: Xứng đáng với truyền thống quyết chiến, quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam

Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt nhấn mạnh, ông luôn tâm niệm cần sống xứng đáng với truyền thống quyết chiến, quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam chính quy, tinh nhuệ, hiện đại

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam chính quy, tinh nhuệ, hiện đại

Tại Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài diễn văn kỷ niệm.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Quân đội luôn luôn đồng cam, cộng khổ với nhân dân trong mọi lúc, mọi nơi

Tổng Bí thư Tô Lâm: Quân đội luôn luôn đồng cam, cộng khổ với nhân dân trong mọi lúc, mọi nơi

Sáng 20/12, tại Thủ đô Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được Quốc hội thông qua

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được Quốc hội thông qua

Lệnh của Chủ tịch nước công bố các luật đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 8.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Với lòng biết ơn vô hạn, các đại biểu đã thành kính, nghiêng mình tưởng nhớ công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
Báo Công Thương là

Báo Công Thương là 'cầu nối' lan tỏa thông tin các hoạt động của Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài

Tổng Biên tập Báo Công Thương Nguyễn Văn Minh đề nghị các thương vụ tiếp tục cung cấp thông tin để Báo lan tỏa các hoạt động của thương vụ, về ngành Công Thương
Trung Quốc sẵn sàng cùng Quân đội nhân dân Việt Nam thúc đẩy hợp tác thực chất, toàn diện

Trung Quốc sẵn sàng cùng Quân đội nhân dân Việt Nam thúc đẩy hợp tác thực chất, toàn diện

Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương đã tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, Thượng tướng Đổng Quân và Đoàn đại biểu Quân đội Trung Quốc.
Việt Nam cam kết phát huy vai trò tích cực, có trách nhiệm trong Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc

Việt Nam cam kết phát huy vai trò tích cực, có trách nhiệm trong Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc

Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2026-2028 tiếp nối những đóng góp tích cực, cam kết vào nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế.
Bộ Ngoại giao: Tinh gọn bộ máy để nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại trong kỷ nguyên mới

Bộ Ngoại giao: Tinh gọn bộ máy để nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại trong kỷ nguyên mới

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh yêu cầu sắp xếp bộ máy tinh gọn, mạnh mẽ hơn, đảm bảo hiệu quả, hiệu lực và vận hành tốt hơn trước.
Bộ Ngoại giao Việt Nam thông tin về vụ việc công dân Việt bị sát hại tại Singapore

Bộ Ngoại giao Việt Nam thông tin về vụ việc công dân Việt bị sát hại tại Singapore

Bộ Ngoại giao Việt Nam thông báo về vụ công dân Việt Nam bị sát hại tại Singapore, đồng thời hỗ trợ gia đình nạn nhân và theo dõi vụ việc.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Quân đội nhân dân Việt Nam - Niềm tự hào dân tộc

Tổng Bí thư Tô Lâm: Quân đội nhân dân Việt Nam - Niềm tự hào dân tộc

Báo Công Thương trân trọng giới thiệu bài viết: Quân đội nhân dân Việt Nam - Niềm tự hào dân tộc của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Tiếp tục phòng chống tiêu cực trong Đảng: Không vùng cấm, không ngoại lệ

Tiếp tục phòng chống tiêu cực trong Đảng: Không vùng cấm, không ngoại lệ

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì và chỉ đạo Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng năm 2024; triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Thủ tướng: Sớm hoàn thiện Đề án thành lập Đảng bộ Chính phủ

Thủ tướng: Sớm hoàn thiện Đề án thành lập Đảng bộ Chính phủ

Thủ tướng nhấn mạnh phải thực hiện nghiêm Điều lệ Đảng, các nguyên tắc lãnh đạo, quy định của Đảng trong quá trình hoàn thiện Đề án thành lập Đảng bộ Chính phủ.
Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí

Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí

Thủ tướng Chính phủ – Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí vừa ký Quyết định số 145/QĐ-BCĐ ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo.
Thủ tướng phê chuẩn ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Thủ tướng phê chuẩn ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phê chuẩn ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Văn phòng Trung ương Đảng phải là ‘túi khôn’ của Đảng

Tổng Bí thư Tô Lâm: Văn phòng Trung ương Đảng phải là ‘túi khôn’ của Đảng

Đây là ý kiến phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ công tác năm 2025 của Văn phòng Trung ương Đảng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động