Giám sát 3 chương trình mục tiêu quốc gia - Để chính sách thực sự phát huy hiệu quả

Bài 2: Đột phá vào các "điểm nghẽn"

Nguồn vốn đầu tư 3 chương trình mục tiêu quốc gia chưa đáp ứng được yêu cầu, phân bổ vốn còn manh mún, chưa phù hợp với đặc thù từng vùng, miền...
Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy triển khai thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia Trách nhiệm, tích cực, quyết liệt hơn nữa trong triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia Bài 1: Huy động sự vào cuộc của hệ thống chính trị

Nhiều nội dung hướng dẫn chưa rõ ràng, khó thực hiện

Bên cạnh những kết quả tích cực đạt được, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm đã chỉ rõ một số hạn chế, bất cập trong quá trình triển khai thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia.

Hiện nay, Ban Chỉ đạo Trung ương và cấp tỉnh đã được kiện toàn thành lập Ban Chỉ đạo cấp huyện và phân công cán bộ xã phụ trách các chương trình. Nhưng việc thành lập bộ giúp việc chưa có sự thống nhất giữa Trung ương và địa phương; có tỉnh thành lập Tổ Công tác, có tỉnh là văn phòng giúp việc, điều phối… dẫn đến thiếu thống nhất trong chỉ đạo, điều hành.

Bài 2: Đột phá vào các "điểm nghẽn"
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm

Cán bộ theo dõi từ huyện đến xã thường xuyên thay đổi nên công tác tham mưu giúp việc trong chỉ đạo điều hành thiếu tính liên tục, kịp thời. Năng lực một số cán bộ theo dõi các Chương trình mục tiêu quốc gia còn nhiều hạn chế so với yêu cầu nhất là ở các tỉnh, huyện, xã nghèo miền núi, biên giới đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác chỉ đạo, điều hành triển khai thực hiện Chương trình.

Cán bộ giúp việc Ban Quản lý cấp xã để thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia chủ yếu làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, nên công tác tổng hơp báo cáo số liệu đôi khi chưa đầy đủ. Còn có tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm, né tránh.

Mặc dù về số lượng các văn bản quản lý đến nay cơ bản đã hoàn thành, nhưng qua giám sát nhiều địa phương phản ánh số lượng văn bản quá nhiều, trên 300 văn bản của cả Trung ương và địa phương. Nhiều nội dung hướng dẫn chưa rõ ràng, khó thực hiện, mặc dù đã được sửa đổi, bổ sung nhưng địa phương vẫn không triển khai thực hiện được.

Một số văn bản sửa đổi, bổ sung văn bản đã ban hành như Nghị định 38/2023/NĐ-CP như do áp lực về thời gian, vẫn còn nội dung chưa tháo gỡ được, thậm chí quy định còn chặt chẽ, khó thực hiện hơn. "Hiện tại đến giữa kỳ thực hiện, nhưng vẫn còn một số nội dung chính sách, tiêu chí chưa được các bộ, ngành hướng dẫn" - ông Y Thanh Hà Niê Kđăm nói.

Đặc biệt, nguồn vốn đầu tư phát triển ngân sách trung ương phân bổ chậm (quý II năm 2022 mới giao) chưa có cơ chế giao kế hoạch vốn sự nghiệp nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 5 năm cho các chương trình mục tiêu quốc gia; việc lồng ghép nguồn vốn giữa các chương trình mục tiêu quốc gia khó thực hiện; tiến độ giải ngân kế hoạch vốn ngân sách trung ương năm 2022 (bao gồm cả kế hoạch vốn năm 2021 chuyển sang thực hiện năm 2022) và giai đoạn 2021-2025 còn chậm.

Tỷ lệ đối ứng vốn địa phương cao nhất là Chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới, trong khi nguồn thu ngân sách nhiều địa phương hạn chế. Việc giao các tỉnh chủ động cân đối nguồn vốn ngân sách địa phương và huy động các nguồn lực hợp pháp để thực hiện mục tiêu đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu là rất khó khăn, nhất là đối với tỉnh nghèo.

Chính phủ, các bộ ngành trung ương ban hành văn bản hướng dẫn và giao vốn kế hoạch trung hạn vốn đầu tư và hàng năm còn chậm; trong khi đó nhiều nội dung khi giao vốn không phù hợp, không có đối tượng để thực hiện. Quy định tỷ lệ vốn đối ứng tăng đang tạo ra áp lực, khó khăn đối với các tỉnh, huyện xã nghèo, ngân sách bao cấp chi thường xuyên hàng năm.

Nguồn vốn đầu tư 3 Chương trình mục tiêu quốc gia chưa đáp ứng được yêu cầu, phân bổ vốn còn manh mún, chưa phù hợp với đặc thù từng vùng, miền, thiếu cơ sở thực tiễn dẫn đến không có đối tượng để thực hiện, hoặc có đối tượng nhưng không thực hiện được do không còn nhu cầu (nhất là vốn sự nghiệp) - ông Y Thanh Hà Niê Kđăm nêu.

Cơ chế giao vốn sự nghiệp chi tiết từng dự án, nội dung cụ thể của Chương trình mục tiêu quốc gia dân tộc thiểu số và giảm nghèo bền vững đã không tạo chủ động cho địa phương trong khi Chương trình nông thôn mới lại giao quyền chủ động để địa phương thực hiện dẫn đến việc lập kế hoạch, phân bổ vốn của từng Chương trình khác nhau, chưa đặt trong tổng thể kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung của địa phương.

Mặc dù Chính phủ đã có rất nhiều nỗ lực, cố gắng kiểm tra, giám sát, kịp thời nắm bắt những vướng mắc để chỉ đạo tháo gỡ, nhưng vẫn còn một số bộ, ngành chưa sâu, sát, đánh giá, nắm bắt, tham mưu, xây dựng văn bản chưa bám sát với tình hình thực tiễn; công tác đánh giá, nhận định về kết quả, tình hình triển khai thực hiện của Chương trình còn chưa thực chất, vẫn chạy theo thành tích, thiếu tính bền vững.

Nắm bắt các vấn đề triển khai thực hiện của Chương trình ở cơ sở (nhất là cấp xã, huyện nghèo) chưa kịp thời để hướng dẫn, hỗ trợ triển khai thực hiện Chương trình. Thực tế ở cấp xã, huyện rất lúng túng trong việc thẩm định giá, quy trình thực hiện đấu thầu, phê duyệt thầu, lựa chọn thầu; điều chỉnh danh mục, quy mô, đối tượng thụ hưởng … với các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất theo cộng đồng và liên kết chuỗi… những vấn đề này cần phải được các cơ quan quản lý, chủ chương trình kịp thời nắm bắt để có hướng dẫn ngay.

Vướng mắc nhất hiện nay nằm ở giải ngân nguồn vốn

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc cũng chỉ ra nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế nêu trên. Nguyên nhân khách quan là ảnh hưởng từ tình hình kinh tế chung của thị trường thế giới như giá cả nguyên vật liệu đầu vào, giá sản phẩm tiêu thụ, đặc biệt hàng hóa nông sản chưa thật sự ổn định; ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Bài 2: Đột phá vào các "điểm nghẽn"
Các địa phương trong cả nước đã tích cực chủ động điều hành, thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia tuy nhiên còn gặp một số khó khăn, vướng mắc

Dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, trong thời gian dài đã ảnh hưởng đến công tác chỉ đạo thực hiện Chương trình, đồng thời ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế - xã hội nói chung trong đó có việc triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia.

Về nguyên nhân chủ quan, nhận thức của một số bộ phận cán bộ, đảng viên về nội dung, mục tiêu, ý nghĩa và trách nhiệm còn chưa cao. Năng lực cán bộ, quản lý Chương trình, trách nhiệm của một số cơ quan, bộ, ngành, địa phương còn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, có tình trạng đùn đẩy, né tránh, thiếu trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức trong thực thi công vụ.

Khi xây dựng, thiết kế Chương trình, các bộ, ngành, cơ quan tham mưu của Chính phủ chưa khảo sát kỹ, nên thiếu cơ sở thực tiễn, nhiều nội dung, chính sách không phù hợp với thực tế tại địa phương.

Chưa kể, việc ban hành đồng thời 3 Chương trình có nội dung, tính chất trùng nhau, nhưng hướng dẫn khác nhau cũng tạo ra khó khăn, bất cập trong chỉ đạo, điều hành thực hiện. Điều này cần phải cân nhắc và tính đến trong việc quyết định các Chương trình mục tiêu quốc gia cho giai đoạn tiếp theo.

Nêu những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia, đại biểu Tạ Thị Yên - đoàn Điện Biên cho biết, vấn đề vướng mắc nhất hiện nay là giải ngân nguồn vốn sự nghiệp đối với chương trình giảm nghèo bền vững và chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Vốn sự nghiệp được giao chi tiết cho từng địa phương theo từng dự án thành phần, giao cụ thể đến từng nội dung thuộc các lĩnh vực sự nghiệp y tế, giáo dục, văn hóa, kinh tế dẫn đến nhiều nội dung không phù hợp với nhiệm vụ chi của địa phương. “Nội dung cần chi thì không được phân bổ, có những nội dung thì được phân bổ quá nhiều, vượt quá nhiệm vụ chi, không thể giải ngân được - đại biểu nhận xét.

Địa phương không được tự điều chỉnh do thẩm quyền này là của Trung ương. Việc giao vốn như hiện nay không sai so với quy định của pháp luật hiện hành nhưng làm giảm tính chủ động của địa phương và ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng ngân sách.

Từ thực trạng đó, đại biểu đề nghị Quốc hội có cơ chế riêng đối với nguồn vốn sự nghiệp của chương trình mục tiêu quốc gia trên tinh thần cho phép địa phương được chủ động điều chỉnh dựa trên nhu cầu thực tế để hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ của chương trình, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn vì nếu thực hiện các thủ tục trình Trung ương điều chỉnh sẽ mất rất nhiều thời gian.

Đại biểu Bế Minh Đức - đoàn Cao Bằng nhận định, từ năm 2020 Quốc hội đã thông qua chủ trương đầu tư 3 chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó có Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 và chương trình được cụ thể hóa bằng Quyết định 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2022 của Thủ tướng Chính phủ.

"Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để các cấp, các ngành tập trung phát huy mọi nguồn lực, góp phần thực hiện thắng lợi các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc và chính sách dân tộc" - ông Bế Minh Đức nhấn mạnh.

Đại biểu đoàn Cao Bằng cho rằng, năm 2023, bước sang năm thứ 2 các địa phương được Trung ương giao nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia này vẫn còn gặp một số khó khăn, vướng mắc, cũng là nguyên nhân dẫn đến tiến độ giải ngân vốn chưa đạt được yêu cầu đề ra.

Làm rõ thêm một số khó khăn, vướng mắc, đại biểu đoàn Cao Bằng chia sẻ, nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2022 giao chậm. Vì vậy, số vốn phải chuyển nguồn kéo dài sang giải ngân năm 2023 là khá lớn nên khối lượng công việc nhiều, gây áp lực lớn cho việc triển khai thực hiện và giải ngân vốn năm 2023.

Thứ hai, phạm vi, nội dung thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia rất lớn, nhất là đối với Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Vì vậy, khi thực hiện cần có hướng dẫn, phối hợp của nhiều ngành, nhiều cấp nên mất nhiều thời gian.

Thứ ba, các văn bản hướng dẫn của Trung ương chưa đồng bộ, chưa đầy đủ, nhất là các văn bản hướng dẫn thực hiện vốn sự nghiệp, thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Đến nay, các bộ, ngành trung ương vẫn chưa có hướng dẫn đầy đủ hoặc một số hướng dẫn chưa rõ ràng, chưa đủ cơ sở để các địa phương thực hiện.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị phân tích, làm rõ tồn tại, hạn chế, bất cập, yếu kếm và nguyên nhân của từng chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó lưu ý việc ban hành quá nhiều văn bản, chậm ban hành, có nội dung không đảm bảo chất lượng, chậm giải ngân vốn, tính bền vững, tính thực chất kết quả của xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo, vấn đề đất ở, đất sản xuất, nhà ở, thu nhập, sinh kế và hạ tầng thiết yếu ở đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Từ đó, mới xác định cụ thể trách nhiệm của các bên liên quan, làm rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành. Đồng thời, bổ sung đầy đủ các kiến nghị của các chương trình mục tiêu quốc gia và xác định các kiến nghị theo đúng thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ ngành địa phương.

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Chương trình mục tiêu quốc gia

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Đề xuất chi 2.000 tỷ đồng mở rộng cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn thành 6 làn xe

Đề xuất chi 2.000 tỷ đồng mở rộng cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn thành 6 làn xe

Ban quản lý dự án Thăng Long vừa đề nghị Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án mở rộng đường bộ Cao tốc Bắc - Nam phía Đông.
TP. Hồ Chí Minh: Kịp thời cứu thoát 6 người trong vụ cháy nhà ở quận 10

TP. Hồ Chí Minh: Kịp thời cứu thoát 6 người trong vụ cháy nhà ở quận 10

Lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ - Công an TP. Hồ Chí Minh kịp thời giải cứu 6 người trong một vụ cháy trên đường Nguyễn Chí Thanh, quận 10.
Vụ đấu giá nhà hàng Thủy Tạ Đà Lạt: Người bỏ cọc mất bao nhiêu tiền?

Vụ đấu giá nhà hàng Thủy Tạ Đà Lạt: Người bỏ cọc mất bao nhiêu tiền?

Liên quan đến người trúng đấu giá thuê nhà hàng Thủy Tạ Đà Lạt với giá 151,5 tỷ đồng/10 năm bỏ cuộc, người này sẽ mất hơn 600 triệu tiền cọc trước khi đấu giá.
Chính sách bảo hiểm thất nghiệp: Tác động tích cực đến an sinh xã hội

Chính sách bảo hiểm thất nghiệp: Tác động tích cực đến an sinh xã hội

Mặc dù mới triển khai hơn 10 năm tại Việt Nam, song chính sách bảo hiểm thất nghiệp đã nhanh chóng trở thành điểm tựa an sinh xã hội vững chắc.
Thừa Thiên Huế: Xử phạt gần 200 triệu một doanh nghiệp xả thải nguy hại môi trường

Thừa Thiên Huế: Xử phạt gần 200 triệu một doanh nghiệp xả thải nguy hại môi trường

Lực lượng chức năng Thừa Thiên Huế tiến hành kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính một doanh nghiệp vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội sắp xây thêm cầu Thượng Cát giá trị gần 8.300 tỷ đồng

Hà Nội sắp xây thêm cầu Thượng Cát giá trị gần 8.300 tỷ đồng

Vừa qua, TP. Hà Nội điều chỉnh chủ trương đầu tư xây dựng cầu Thượng Cát nối Đại lộ Thăng Long qua Đông Anh với tổng mức đầu tư khoảng 8.298 tỷ đồng.
Dự báo thời tiết biển hôm nay 10/12/2023: Một số nơi có mưa rào và dông

Dự báo thời tiết biển hôm nay 10/12/2023: Một số nơi có mưa rào và dông

Dự báo thời tiết biển hôm nay 10/12/2023, vùng biển khu vực Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa) có mưa rào rải rác và có nơi có dông.
Thời tiết hôm nay ngày 10/12/2023: Bắc Bộ nắng ráo; Trung Bộ, Nam Bộ chiều tối mưa dông

Thời tiết hôm nay ngày 10/12/2023: Bắc Bộ nắng ráo; Trung Bộ, Nam Bộ chiều tối mưa dông

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 10/12/2023: Bắc Bộ sáng sớm có sương mù nhẹ, ngày nắng ráo; Trung Bộ, Nam Bộ ngày nắng, chiều tối mưa dông
Dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 10/12/2023: Hà Nội ngày nắng, sáng và đêm trời lạnh

Dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 10/12/2023: Hà Nội ngày nắng, sáng và đêm trời lạnh

Dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 10/12/2023: Hà Nội nhiều mây, không mưa, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ, trưa chiều giảm mây trời nắng. Gió nhẹ.
Ứng dụng công nghệ xác thực sinh trắc: Hạn chế gian lận, trục lợi bảo hiểm y tế

Ứng dụng công nghệ xác thực sinh trắc: Hạn chế gian lận, trục lợi bảo hiểm y tế

Ứng dụng công nghệ xác thực sinh trắc góp phần hạn chế gian lận, trục lợi trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế; tạo điều kiện tăng cường công tác thanh tra.
Công an Hà Nội diễn tập phương án đón, dẫn đoàn khách quốc tế

Công an Hà Nội diễn tập phương án đón, dẫn đoàn khách quốc tế

Công an Hà Nội triển khai diễn tập đón, dẫn đoàn theo phương án nhằm đảm bảo an ninh, an toàn sẵn sàng phục vụ nhiệm vụ đón đoàn khách quốc tế đến Việt Nam.
TP. Hồ Chí Minh: Phối hợp chặt chẽ đảm bảo an ninh, an toàn trong lĩnh vực xăng dầu

TP. Hồ Chí Minh: Phối hợp chặt chẽ đảm bảo an ninh, an toàn trong lĩnh vực xăng dầu

Phòng PA 04, Công an TP. Hồ Chí Minh và Tổng công ty Dầu Việt Nam vừa ký kết kế hoạch phối hợp đảm bảo an ninh kinh tế, an ninh nội bộ và an ninh trật tự.
Cần Thơ: Ngư dân bắt được cá trà sóc khủng, quý hiếm trên sông Hậu

Cần Thơ: Ngư dân bắt được cá trà sóc khủng, quý hiếm trên sông Hậu

Một ngư dân tại thành phố Cần Thơ trong lúc giăng lưới trên sông Hậu may mắn bắt được cá trà sóc “khủng”, cân nặng gần 20kg.
Người lao động PC Gia Lai hiến 172 đơn vị máu hưởng ứng “Tuần lễ hồng EVN lần thứ IX”

Người lao động PC Gia Lai hiến 172 đơn vị máu hưởng ứng “Tuần lễ hồng EVN lần thứ IX”

Gần 200 cán bộ nhân viên PC Gia Lai đã tham gia hiến máu tình nguyện, hiến 172 đơn vị máu khỏe mạnh, góp tay nối dài sự sống cho những người bệnh đang cần máu.
Mức phụ cấp của công chức, viên chức bị bãi bỏ khi cải cách chính sách tiền lương từ ngày 1/7/2024

Mức phụ cấp của công chức, viên chức bị bãi bỏ khi cải cách chính sách tiền lương từ ngày 1/7/2024

Từ ngày 1/7/2024 sẽ triển khai thực hiện cải cách chính sách tiền lương, theo đó mức phụ cấp độc hại nguy hiểm sẽ chính thức bị bãi bỏ.
TP. Hồ Chí Minh: Ăn nhầm bánh lạ, 3 người phụ nữ nhập viện, nghi ngộ độc ma tuý

TP. Hồ Chí Minh: Ăn nhầm bánh lạ, 3 người phụ nữ nhập viện, nghi ngộ độc ma tuý

3 người phụ nữ tại TP. Hồ Chí Minh làm nghề tạp vụ, trong quá trình dọn dẹp đã ăn nhầm loại bánh lạ, sau đó cả 3 phải nhập viện cấp cứu, nghi do ngộ độc ma tuý.
Nông sản OCOP bán chạy nhất tại Hội chợ Công Thương vùng Bắc Trung Bộ

Nông sản OCOP bán chạy nhất tại Hội chợ Công Thương vùng Bắc Trung Bộ

Trong 4 ngày được bày bán tại Hội chợ Công Thương vùng Bắc Trung Bộ, các nông sản OCOP được đông đảo người dân tham quan và chọn mua.
Điều kiện và mức hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần của người lao động năm 2024

Điều kiện và mức hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần của người lao động năm 2024

Bảo hiểm xã hội 1 lần là chế độ được rất nhiều người quan tâm. Bởi vậy, không ít người lao động thắc mắc về điều kiện và mức hưởng chế độ này trong năm 2024.
Quảng Nam: Đổi mới, đa dạng hoá tuyên truyền chính sách bảo hiểm xã hội

Quảng Nam: Đổi mới, đa dạng hoá tuyên truyền chính sách bảo hiểm xã hội

Nhằm bao phủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, tỉnh Quảng Nam xác định công tác tuyên truyền có vai trò quan trọng trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách.
Nỗi lo cháy chợ cũ

Nỗi lo cháy chợ cũ

Nguy cơ cháy chợ cũ luôn tiềm ẩn và trở thành nỗi lo thường trực không chỉ với những người kinh doanh mà cả chính quyền địa phương.
Trường hợp nào công chức, viên chức ngành tài chính được xét nâng bậc lương trước thời hạn?

Trường hợp nào công chức, viên chức ngành tài chính được xét nâng bậc lương trước thời hạn?

Bộ Tài chính vừa ban hành Quyết định số 2609/QĐ-BTC về sửa đổi, bổ sung Quy chế nâng bậc lương trước thời hạn đối với công chức, viên chức thuộc Bộ này.
Bà Rịa - Vũng Tàu đặt mục tiêu năm 2024 thu hút khoảng 2,9 tỷ USD vốn đầu tư

Bà Rịa - Vũng Tàu đặt mục tiêu năm 2024 thu hút khoảng 2,9 tỷ USD vốn đầu tư

Năm 2024, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đặt mục tiêu thu ngân sách trên địa bàn khoảng 88.600 tỷ đồng; phấn đấu thu hút 2,9 tỷ USD vốn đầu tư.
Hà Nội: Đề xuất xây dựng hệ thống tàu điện treo 1 ray

Hà Nội: Đề xuất xây dựng hệ thống tàu điện treo 1 ray

Thành phố Hà Nội vừa thông qua Nghị quyết về đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.
Thúc đẩy phát triển ngành dừa Việt Nam qua hợp tác với Belarus

Thúc đẩy phát triển ngành dừa Việt Nam qua hợp tác với Belarus

Hiệp hội Dừa Việt Nam hợp tác với đối tác Belarus để phát triển cây dừa toàn diện cũng như mở rộng thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm của ngành này.
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội

Với việc quản lý cơ sở dữ liệu khổng lồ và xử lý khối lượng công việc rất lớn, ngành bảo hiểm xã hội đã từng bước đưa vào ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI).
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động