Doanh nghiệp F&B: "Xoay trục" để thích ứng Doanh nghiệp F&B tìm lời giải cho bài toán mặt bằng |
Theo thông tin được công bố tại Triển lãm quốc tế chuyên ngành thực phẩm, đồ uống lần thứ 26 ở TP. Hồ Chí Minh tháng 8 vừa qua, tính đến hiện tại, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành chế biến thực phẩm và đồ uống bình quân tăng đều. Cụ thể, ngành đồ uống trong nửa đầu năm nay đã tăng trên 7% và ngành chế biến lương thực thực phẩm tăng gần 6%. Ở thời điểm từ năm 2019 trở về trước, tức trước khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát, mức tăng của doanh nghiệp trong ngành chỉ khoảng 4,3%.
Khi kinh doanh các sản phẩm thuộc vào nhóm thực phẩm và đồ uống, rõ ràng, các doanh nghiệp F&B tại Việt Nam có nhiều dư địa tăng trưởng sau thời gian phục hồi từ các ảnh hưởng của Covid-19. Tuy nhiên, đối mặt với tình hình bão giá có khả năng tác động đến hành vi người tiêu dùng như hiện tại, nhiều doanh nghiệp vẫn cẩn thận chuẩn bị phương án để kinh doanh phù hợp. Trong đó, số đông đều ưu tiên kênh trực tuyến, cụ thể là mở rộng sự hiện diện trên các ứng dụng giao đồ ăn, để giải quyết bài toán cắt giảm chi phí dành cho mặt bằng và tăng biên độ lợi nhuận.
Ở thời điểm “bão giá” như hiện nay, không chỉ riêng hệ thống Texas Chicken mà hầu hết các chuỗi nhà hàng, quán ăn khác đều đối diện với việc giá nguyên vật liệu đầu vào thay đổi liên tục. Với quy mô vận hành chuỗi nhà hàng, thương hiệu phải thường xuyên thương lượng và đàm phán với các đối tác, nhà cung cấp cũng như kiểm soát chặt chẽ chi phí tại nhà hàng, nhằm đưa ra giải pháp tối ưu nhất là giữ vững chất lượng sản phẩm, không thay đổi giá bán. Đó cũng là cách hỗ trợ và giữ khách hàng trong xu hướng tăng kiểm soát chi tiêu.
Đặc biệt, thương hiệu thức ăn nhanh này tập trung đẩy mạnh sự hiện diện trên các ứng dụng đặt món để mở rộng việc tiếp cận với các nhóm khách hàng tiềm năng vẫn đang bị bỏ ngỏ. Thống kê nội bộ cho thấy, mảng kinh doanh online trên các ứng dụng giao hàng của Texas Chicken ghi nhận mức tăng trưởng khả quan so với cùng kỳ năm ngoái, riêng nền tảng ShopeeFood tăng trưởng vượt bậc chỉ sau 9 tháng kinh doanh.
Tương tự là trường hợp của The Coffee House. Bằng việc “chiêu đãi” khách hàng các mã giảm giá và ưu đãi miễn phí vận chuyển có giá trị thông qua các chiến dịch lớn như: Ngày đôi, giảm giá giữa tháng hay mới nhất là sự kiện “9.9 Siêu tiệc thương hiệu” trên ShopeeFood, thương hiệu đạt mức tăng trưởng gấp 1.5 đến 2 lần so với ngày bình thường.
“Hoạt động kinh doanh trên ShopeeFood là cánh tay nối dài để sản phẩm The Coffee House có thể tiếp cận với nhiều khách hàng hơn, đồng thời góp phần vào việc tăng trưởng doanh thu” - đại diện The Coffee House chia sẻ.
Theo các doanh nghiệp F&B, giai đoạn cuối năm với nhiều dịp lễ lớn là cơ hội tăng trưởng doanh thu đối với nhiều ngành nghề và F&B cũng không ngoại lệ. Do đó, The Coffee House cho biết đã chuẩn bị kế hoạch ra mắt các sản phẩm mới, đặc biệt là các sản phẩm theo mùa. Đơn cử như bộ sưu tập “Trăng nhà kết nối” đầy đủ trà, cà phê và bánh, bộ sưu tập trà Hi-Tea Bling Bling “Khuấy để thấy trăng” độc đáo, bộ sưu tập CloudFee “Đoàn viên” hội tụ hương vị cà phê đặc trưng của 3 miền Bắc - Trung - Nam, được ra mắt trong mùa Trung thu vừa qua.
Về phía Texas Chicken, thương hiệu sẽ tập trung triển khai các combo món ăn theo chủ đề cũng như chương trình khuyến mãi hấp dẫn vào các chiến dịch lớn như 10.10, 11.11 hay 12.12 hay các ngày đặc biệt như: Phụ Nữ Việt Nam, Halloween, Giáng sinh... trong quý IV/2022.