Thứ tư 14/05/2025 22:40

Doanh nghiệp F&B: "Xoay trục" để thích ứng

Để phục hồi và tăng trưởng sau dịch với những cơ hội xen lẫn thách thức, các doanh nghiệp (DN) ngành thực phẩm và dịch vụ ăn uống (F&B) cần linh hoạt, chủ động trang bị những nền tảng đúng đắn để nắm bắt cơ hội tốt.

Bên cạnh những tác động tiêu cực, đại dịch Covid-19 cũng mang lại một số tác động tích cực như tạo ra cú huých đẩy mạnh công cuộc chuyển đổi số. Bằng chứng là một số DN lớn của ngành F&B đã nhanh chóng đẩy mạnh chuyển đổi số, xây dựng và ứng dụng quy trình công nghệ hiện đại trong hoạt động sản xuất nhằm vượt qua khủng khoảng. Đơn cử như Golden Gate - một trong những DN lớn trong lĩnh vực F&B, quản lý khoảng hơn 200 cửa hàng với 20 thương hiệu đã từng "nói không với các dịch vụ đặt hàng online". Thế nhưng, trước tình hình dịch bệnh kéo dài, DN này đã đẩy mạnh triển khai dịch vụ G-Delivery, giao hàng tận nhà với các combo nướng lẩu, các sản phẩm chế biến sẵn từ một số thương hiệu nổi tiếng. Điều này cho thấy, trong từng hoàn cảnh, DN phải tự tìm cách thích ứng, tạo ra cú "lội ngược dòng" ngay cả trong thời kỳ giãn cách xã hội, giúp các thương hiệu vẫn được thị trường tiêu dùng quan tâm.

Ảnh minh họa

Khi guồng máy của DN đang hoạt động buộc phải ngừng hoặc điều chỉnh tốc độ chậm lại bởi đại dịch, thay vì đóng cửa chờ dịch đi qua, nhiều nhà hàng ăn uống thương hiệu lớn, chất lượng cao cấp với mô hình phục vụ tại chỗ sang trọng cũng phải thay đổi chiến lược kinh doanh. Những DN này chuyển sự tập trung từ nhóm khách tiêu dùng du lịch, tiêu dùng cao sang phân khúc khách Việt Nam địa phương, người dân thu nhập trung bình – khá nhưng có nhu cầu ăn uống ổn định để đảm bảo tăng trưởng doanh thu bình ổn. Theo các chuyên gia, đây là giai đoạn rất lý tưởng cho việc hoàn thiện các công tác xác định chiến lược phát triển thận trọng, xây dựng nền tảng và các nguồn lực để tham gia vào thương mại điện tử sâu sát hơn trên các sàn thương mại tập trung lớn như: Lazada, Shopee,… Theo đó, các DN, các hộ kinh doanh ăn uống vừa và nhỏ hoặc các tiểu thương khởi nghiệp ngành F&B đều có thể tham gia vào "cuộc chiến" này để tận dụng lượng khách sẵn có, tìm đúng đối tượng khách hàng mục tiêu và định vị thương hiệu riêng.

Tuy nhiên, các DN F&B vẫn cần thận trọng hơn khi mở cửa hàng mới và xu hướng dịch chuyển mạnh giữa các kênh bán hàng; cần hoạch định các chiến lược mở rộng cửa hàng phù hợp; ưu tiên lựa chọn địa điểm kỹ càng để tối đa hóa sự tiếp cận đến khách hàng nhằm vừa bao phủ diện rộng cho mạng lưới vận chuyển và bán hàng mang đi (delivery).

Trang Anh

Tin cùng chuyên mục

Gamuda Land Việt Nam giành cú đúp giải thưởng doanh nghiệp FDI tiêu biểu và vì cộng đồng

THACO AUTO xuất khẩu xe bus thương hiệu Mercedes-Benz sang Thái Lan

Hạ ngưỡng thanh toán không tiền mặt: Doanh nghiệp gặp khó

Thủy điện Trung Sơn đảm bảo cấp nước và phát điện mùa cạn

Ống thép Hòa Phát không bị áp thuế chống bán phá giá tại Hoa Kỳ

Đảng bộ BSR: Dấu ấn bản lĩnh qua từng chặng đường phát triển

EVNHANOI đẩy mạnh số hóa, nâng trải nghiệm người dùng điện

Nghị quyết 68: Dấu mốc phát triển kinh tế tư nhân

Sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia góp phần tạo dựng uy tín vững chắc của doanh nghiệp

Tập đoàn TH chính thức vận hành Nhà máy chế biến sữa tươi sạch tại Nga

Opella chuyển mình mạnh mẽ, hướng tới tự chăm sóc sức khỏe chủ động

Vinpearl ký kết MoU với 4 hãng lữ hành lớn của Nga

TTC AgriS đồng hành cùng Quốc gia: Hợp tác chiến lược với Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Cộng đồng doanh nghiệp Hà Nội sẵn sàng cho kỷ nguyên mới

TTC Plaza Đà Nẵng cất nóc, bàn giao khối đế thương mại

Công nghệ số, cơ hội tạo cú nhảy vọt cho doanh nghiệp

VIMC - Ba thập kỷ vượt sóng vươn xa

Công ty Royal Distribution chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp

Nutifood chuẩn bị ra mắt thương hiệu sữa cao cấp toàn cầu

PC Đắk Nông: Nâng cao năng lực ứng phó thiên tai