UKVFTA giúp xuất khẩu gạo rộng cửa vào thị trường Anh
Xuất nhập khẩu 14/12/2020 14:19 Theo dõi Congthuong.vn trên
Anh hiện được đánh giá là thị trường lớn rất tiềm năng cho xuất khẩu gạo của Việt Nam. Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), năm 2019 quốc gia này đã nhập khẩu 617.000 tấn gạo, tăng 10% so với năm 2018. Dù vậy, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Anh hiện ở mức khiêm tốn khi chỉ chiếm 0,2% và đứng thứ 22 trong số các nhà xuất khẩu gạo lớn nhất nước Anh.
![]() |
Xuất khẩu gạo sẽ có nhiều thuận lợi hơn với Hiệp định UKVFTA |
Các thống kê từ Cục Xuất nhập khẩu cũng cho thấy, trong năm 2019, xuất khẩu gạo từ Việt Nam sang Anh đã có bước nhảy vọt với mức tăng trưởng kim ngạch lên đến 376%. Tuy nhiên mức thuế quan với mặt hàng này năm 2019 vẫn ở mức cao nên khó cạnh tranh với các nước khác như Ấn Độ, Pakistan, Thái Lan.
Lý giải việc gạo Việt xuất khẩu vào Anh còn ở mức thấp, ông Phan Văn Có - Giám đốc Marketing Công ty TNHH VRICE - cho biết, có hai mấu chốt khiến gạo Việt chưa thể cạnh tranh được gồm thuế suất vào Anh cao (khoảng 17%) và các yêu cầu của thị trường Anh cũng rất khắt khe. Cụ thể, để xuất khẩu vào Anh, doanh nghiệp ngoài đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn như đã xuất đi Mỹ, EU là Global GAP, HACCAP, ISO… thì cần phải đáp ứng thêm những tiêu chí riêng như đảm bảo nhân quyền cho người lao động.
“Vì những rào cản này nên 5 năm trước sau khi đưa lô hàng đầu tiên qua Anh chúng tôi đã tạm ngưng không tiếp tục xuất hàng nữa. Nay với việc kết thúc đàm phán Hiệp định UKVFTA thì rào cản lớn nhất về thuế sẽ được xóa bỏ, chúng tôi sẽ nghiên cứu để tiếp cận khách hàng Anh trong thời gian tới” - ông Có chia sẻ.
Cũng như VRICE, ông Phạm Thái Bình - Tổng giám đốc Công ty CP nông nghiệp công nghệ cao Trung An (TP. Cần Thơ) - nhận định: Nhu cầu nhập khẩu gạo của Anh lớn sẽ là cơ hội cho gạo Việt nói chung và Trung An nói riêng trong thời gian tới. Điều đặc biệt là Anh không giới hạn về hạn ngạch nhập khẩu nên doanh nghiệp có thể tùy theo năng lực để đẩy mạnh mở rộng thị phần tại đây.
Ông Bình cho hay, hiện điều kiện cần là gạo của Trung An đã được chứng nhận để vào châu Âu. Trong khi đó Vương quốc Anh là nước dùng gạo vào loại nhiều nhất ở châu Âu nên Trung An rất lạc quan và chắc chắn sẽ tiến hành tìm đối tác nhập khẩu để đưa gạo thơm ST20 mà doanh nghiệp vừa bán được vào Đức với giá lên tới 1.000 USD/tấn khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực vào đầu tháng 8/2020.
Bên cạnh những thuận lợi trên, các doanh nghiệp gạo cho biết, Anh là thị trường cao cấp nên những tiêu chuẩn về an toàn, môi trường và nhân quyền sẽ vô cùng khắt khe. Để tận dụng được lợi thế từ cam kết của Hiệp định UKVFTA, doanh nghiệp cho rằng ngoài sự cố gắng của họ trong việc đáp ứng những tiêu chuẩn quốc tế thì cơ quan chức năng cần đồng bộ chính sách để nâng cao hình ảnh về đảm bảo nhân quyền cho người lao động, để nước nhập khẩu thấy được, từ đó tạo thuận lợi hơn cho gạo Việt.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), từ đầu năm tới nay bất chấp những khó khăn của dịch bệnh, xuất khẩu gạo Việt vẫn đạt những kết quả khích lệ. Kết thúc tháng 11/2020, xuất khẩu gạo cả nước đạt 5,74 triệu tấn, với giá trị thu về 2,85 tỷ USD.
Theo VFA, dù khối lượng gạo xuất khẩu giảm 2,2% so với cùng kỳ nhưng giá trị gạo đã tăng 10,4%. Điều này cho thấy, gạo Việt đang ngày càng phát triển theo hướng bền vững hơn khi chú trọng vào những sản phẩm gạo có chất lượng cao, dẫn tới giá xuất khẩu luôn ở mức cao, thậm chí có thời điểm còn vượt Thái Lan tới 30 USD/tấn. Với những thuận lợi từ loạt FTA mà Việt Nam ký kết, có hiệu lực gần đây, gạo xuất khẩu trong năm 2021 được kỳ vọng sẽ có nhiều triển vọng bứt phá hơn.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Kim ngạch xuất khẩu thức ăn gia súc 8 tháng năm 2023 đạt 792 triệu USD

Thị trường xuất khẩu dệt may đang ấm dần

Sơn La: Giải "bài toán” phát triển hạ tầng thương mại khu vực biên giới

Quảng Ninh: Không còn tình trạng xuất khẩu tôm hùm ùn ứ ở Móng Cái

Việt Nam là nhà cung cấp chè lớn thứ 23 cho thị trường Anh
Tin cùng chuyên mục

Đề xuất phương thức phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu muối, trứng gia cầm năm 2024

Cơ hội, thách thức trong giai đoạn tới của xuất khẩu nông sản chủ lực

8 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu xơ sợi mang về 2,88 tỷ USD

Xuất nhập khẩu sôi động, Lạng Sơn nâng cao năng lực thông quan hàng hoá

Xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Ma Lù Thàng (Lai Châu) dần khởi sắc

Đàm phán FTA Việt Nam - Mercosur: Động lực khai thác thị trường xuất khẩu khu vực Mỹ Latinh

Giá cà phê xuất khẩu đạt 3.151 USD/tấn, tiếp tục lập kỷ lục

Lý do gì khiến xuất khẩu chè sụt giảm mạnh 8 tháng năm 2023?

Tỷ trọng xuất khẩu cà phê Robusta của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản tăng trưởng 2 con số

Hội chợ Thương mại quốc tế Việt-Trung (Lào Cai) lần thứ 23: Thúc đẩy xuất nhập khẩu qua cửa khẩu

Mặt hàng nào Việt Nam xuất khẩu đứng thứ 2 thế giới trong tháng 8?

Gỡ khó cho xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Ga đường sắt quốc tế Đồng Đăng

Điểm tên 10 thị trường xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất của Việt Nam

Xây dựng chuỗi sản xuất, xuất khẩu gạo bền vững

Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 8 cho Nhật Bản

Nguồn cung chưa cải thiện, xuất khẩu cà phê sẽ tiếp tục được lợi về giá

8 tháng đầu năm, Việt Nam đã nhập khẩu 880.664 tấn bông các loại

Giá gạo xuất khẩu tăng nhẹ, nhiều doanh nghiệp đàm phán hợp đồng lớn

Đến nửa đầu tháng 9, xuất nhập khẩu cả nước đạt 464,08 tỷ USD
