Thứ tư 14/05/2025 10:40

Tỷ lệ hủy bỏ và chấm dứt hợp đồng bảo hiểm bán qua ngân hàng lên tới 73%

Theo kết luận thanh tra của Bộ Tài chính, tỷ lệ hủy hợp đồng bảo hiểm bán qua ngân hàng sau thời gian cân nhắc (năm thứ nhất) tại một số hãng lên đến 73%.

Bộ Tài chính vừa có thông báo về kết luận thanh tra bán sản phẩm bảo hiểm qua tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại 4 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ.

Đó là Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ BIDV Metlife, Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Prudential, Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Sun Life Việt Nam và Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ MB Ageas ở thời kỳ năm 2021 và các thời kỳ có liên quan.

Trong thông báo kết luận, Bộ Tài chính chỉ ra từng doanh nghiệp có tỷ lệ hủy hợp đồng bảo hiểm bán qua ngân hàng sau năm thứ nhất. Cụ thể:

Đối với Sun Life Việt Nam, Bộ Tài chính thông báo năm 2021 công ty này bán bảo hiểm qua Ngân hàng ACB và Ngân hàng Tiên Phong (TPB). Theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán năm 2021 và số liệu báo cáo của công ty, tổng doanh thu phí bảo hiểm qua kênh ngân hàng đạt 2.038 tỷ đồng.

Doanh thu khai thác mới qua kênh ngân hàng đạt 1.907,7 tỷ đồng. Trong đó, tổng doanh thu phí bảo hiểm qua Ngân hàng ACB đạt 1.248,6 tỷ đồng và Ngân hàng Tiên Phong đạt 789,4 tỷ đồng.

Năm 2021, Sun Life phát hành mới 80.117 hợp đồng bảo hiểm qua hai ngân hàng này. Trong đó, tỷ lệ hủy bỏ và chấm dứt hợp đồng bảo hiểm sau thời gian cân nhắc (năm thứ nhất) của hợp đồng bán qua TPB là 73%, còn qua ACB là 39%.

Tỷ lệ hủy bỏ và chấm dứt hợp đồng bảo hiểm bán qua ngân hàng tới 73% (hình minh họa)

Theo Bộ Tài chính, năm 2021 Prudential bán bảo hiểm thông qua 8 ngân hàng gồm VIB, MSB, Seabank, Vietbank, Pvcombank… Báo cáo tài chính đã được kiểm toán năm 2021 của Prudential cho thấy, doanh thu phí bảo hiểm bán qua ngân hàng của doanh nghiệp này đạt hơn 6.184 tỷ đồng. Doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới qua kênh ngân hàng đạt 3.700 tỷ đồng.

Số hợp đồng mới mà Prudential phát hành qua các nhà băng này là 94.431. Tỷ lệ duy trì hợp đồng sau năm thứ nhất đối với các hợp đồng bán qua ngân hàng (tính theo phí bảo hiểm) là 59%, tương ứng với tỉ lệ hủy, mất hiệu lực năm thứ nhất là 41%.

Đối với BIDV Metlife, Bộ Tài chính cho biết, công ty này bán bảo hiểm qua BIDV. Trong năm 2021, công ty bảo hiểm này có doanh thu phí bảo hiểm bán qua BIDV đạt 1.553 tỷ đồng.

Doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới bán qua BIDV đạt 452,6 tỷ đồng với hơn 21.100 hợp đồng. Song tỉ lệ hủy hợp đồng sau năm thứ nhất lên tới hơn 39%.

Còn với MB Ageas, trong thông báo kết luận thanh tra, Bộ Tài chính cho hay, doanh nghiệp này bán bảo hiểm qua Ngân hàng MB và Công ty tài chính MB Shinsei (hay Công ty tài chính M.Credit). Theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán năm 2021 và số liệu báo cáo của công ty, tổng doanh thu phí bảo hiểm bán qua ngân hàng đạt 4.466 tỷ đồng.

Doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới qua kênh ngân hàng đạt 2.820,9 tỷ đồng, tương ứng 74% tổng doanh thu phí khai thác mới.

Năm 2021, MB Ageas phát hành mới 66.757 hợp đồng bảo hiểm qua ngân hàng. Tình hình hủy bỏ và chấm dứt hợp đồng bảo hiểm sau năm thứ nhất của các hợp đồng bảo hiểm phát hành qua ngân hàng là 32,4%.

Cũng thông tin về kết luận thanh tra 4 doanh nghiệp bảo hiểm nói trên, Bộ Tài chính nhấn mạnh việc bán bảo hiểm qua ngân hàng có nhiều sai phạm. Các vi phạm điển hình như: Không tư vấn trực tiếp cho khách hàng hoặc không hướng dẫn đầy đủ thủ tục, hồ sơ. Ngân hàng không đảm bảo chất lượng tư vấn bảo hiểm, dẫn đến khách hàng không hiểu rõ về sản phẩm. Nhân viên tư vấn cho người khác sử dụng máy tính bảng, mã số đại lý để hướng dẫn khách hàng nhập thông tin và không thực hiện đúng biểu phí bảo hiểm đã được Bộ Tài chính phê chuẩn.

Bộ Tài chính cho biết, sau thanh tra, cơ quan này yêu cầu 4 doanh nghiệp bảo hiểm tăng cường công tác quản lý, giám sát, chấn chỉnh toàn diện đối với hoạt động bán sản phẩm bảo hiểm thông qua tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng. Doanh nghiệp bảo hiểm xây dựng quy trình kiểm tra, giám sát chặt chẽ, chủ động phát hiện, xử lý thiếu sót, vi phạm trong quá trình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm.

Được biết, trong năm 2023, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục thanh tra, kiểm tra chuyên đề bán bảo hiểm qua tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với 10 doanh nghiệp bảo hiểm.

Ngân Thương
Bài viết cùng chủ đề: Bảo hiểm

Tin cùng chuyên mục

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Lợi nhuận hợp nhất Quý I/2025 tăng trưởng 14,6%

Ba trường hợp sẽ bị tạm dừng lương hưu từ 1/7/2025

Bảo hiểm PVI đặt mục tiêu doanh thu tỷ USD năm 2025

Chi tiết lịch chi trả lương hưu tháng 5 từ ngày 25/4

Sáp nhập tỉnh thành: Động lực mới cho ngành bảo hiểm nhân thọ

Lương hưu tháng 5 sẽ chi trả sau kỳ nghỉ lễ 30/4

Số người rút bảo hiểm xã hội một lần giảm sâu

23 tác phẩm đoạt Giải Báo chí về bảo hiểm năm 2024

Trục lợi bảo hiểm: Đừng để “con sâu làm rầu nồi canh”

Từ ngày 1/7/2025, nhóm đối tượng nào được tăng lương hưu?

Người không có lương hưu nhận trợ cấp hàng tháng từ 1/7

Prudential duy trì biên thanh khoản cao 193%

Manulife Việt Nam công bố báo cáo tài chính năm 2024

3 trường hợp được hoàn trả tiền đóng bảo hiểm y tế

Điều kiện đóng bảo hiểm xã hội của lao động nước ngoài

Prudential tổng kết 5 năm triển khai dự án “Đến trường an toàn” với Ngày hội An toàn giao thông cấp liên tỉnh

Manulife phát động cuộc thi “Đổi mới vì tương lai dân số Châu Á"

Các quỹ mở của Manulife IM Việt Nam đồng loạt báo lãi

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Lợi nhuận sau thuế hợp nhất năm 2024 vượt mốc 2.000 tỷ đồng

10 bảo hiểm xã hội khu vực hoạt động từ 1/4