Đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ các quy định về hợp đồng bảo hiểm Quy trình tham gia bảo hiểm và dịch vụ khách hàng Số hợp đồng bảo hiểm nhân thọ đang sụt giảm so với năm 2022 |
Thời gian qua, ngành bảo hiểm Việt Nam đã tăng trưởng nóng, có giai đoạn tăng trên 30% năm. Vì thế, đi cùng tốc độ gia tăng về số lượng hợp đồng bảo hiểm nhân thọ (khoảng 14 triệu hợp đồng còn hiệu lực), việc chăm sóc và hỗ trợ khách hàng duy trì hợp đồng bảo hiểm lâu dài đòi hỏi nhiều nỗ lực của doanh nghiệp.
Dừng hợp đồng càng sớm, thiệt hại càng lớn
Theo ông Ngô Trung Dũng, Phó Tổng thư ký phụ trách Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam: “Nếu huỷ hợp đồng bảo hiểm trong vòng 2-3 năm đầu tiên, khách hàng sẽ bị tổn thất lớn.Phải từ năm thứ 10 trở đi, giá trị hoàn lại mới tương đương hoặc cao hơn số phí mà khách hàng đã đóng”.
Duy trì đóng phí đúng hạn giúp bản thân và gia đình có sự bảo vệ liền mạch |
Bên cạnh thiệt hại tài chính, khi kết thúc hợp đồng bảo hiểm sớm, khách hàng sẽ không còn được bảo vệ liên tục, trong khi rủi ro là điều bất ngờ, có thể ập đến bất cứ lúc nào. Khách hàng cũng không thực hiện được mục tiêu tích lũy dài hạn cho những kế hoạch tương lai của mình.
Đặc biệt, một quyền lợi khác mà ít người để ý là tham gia bảo hiểm càng sớm, mức phí bảo hiểm càng thấp và duy trì qua các năm. Còn nếu chấm dứt hợp đồng bảo hiểm sớm, đến lớn tuổi hơn, hoặc có bệnh trong người, khách hàng có thể bị các công ty bảo hiểm từ chối bán bảo hiểm hoặc nếu có thì phí đóng bảo hiểm sẽ cao hơn, các khoản loại trừ cũng nhiều hơn.
Về phía doanh nghiệp bảo hiểm, tỉ lệ duy trì hợp đồng bảo hiểm cao là một trong những thước đo quan trọng để đánh giá chất lượng đội ngũ tư vấn, chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Nếu làm không tốt điều này, doanh nghiệp sẽ đối mặt với nhiều tổn thất lớn về uy tín cũng như tài chính.
Từ những phân tích này, rõ ràng duy trì hợp đồng bảo hiểm lâu dài là cần thiết và quan trọng. Nhưng làm cách nào để khách hàng duy trì hợp đồng bảo hiểm lâu dài lại là câu chuyện ở cả 2 phía: phía khách hàng chủ động và phía doanh nghiệp bảo hiểm đồng hành.
Doanh nghiệp đồng hành, bảo vệ khách hàng
Theo ông Ngô Trung Dũng, doanh nghiệp cần thể hiện vai trò đồng hành, bảo vệ khách hàng của mình bằng cách tư vấn kỹ cho khách hàng về lợi ích lâu dài của bảo hiểm, thẳng thắn đề cập đến những “được và mất” nếu khách hàng kê khai thông tin không chính xác hay huỷ hợp đồng vào những năm đầu tiên…
Thẳng thắn đề cập đến những “được và mất” chính là điều các doanh nghiệp cần làm để thể hiện sự đồng hành của mình |
Bên cạnh đó, cũng cần có các chương trình chăm sóc hậu mãi để đảm bảo khách hàng có những trải nghiệm về bảo hiểm tích cực trong suốt quá trình tham gia bảo hiểm.
Chẳng hạn mới đây, để giúp khách hàng của mình khôi phục lại những hợp đồng bảo hiểm bị mất hiệu lực, FWD đã giới thiệu một chương trình đặc biệt. Theo đó, những khách hàng FWD có hợp đồng bảo hiểm phát hành từ 1/11/2021-30/1/2022 đang bị mất hiệu lực, có thể tiếp tục đóng phí để khôi phục hợp đồng.
Thông qua chương trình này, khách hàng vừa khôi phục lại các quyền lợi theo hợp đồng vừa được tặng thêm số tiền bằng 20% phí bảo hiểm khôi phục hiệu lực hợp đồng (tối đa 30 triệu đồng) cho khách. Cùng đó, cứ mỗi 10 triệu tiền phí đóng khôi phục hợp đồng, khách hàng còn nhận được một mã dự thưởng để tham gia rút thăm trúng xe Mercedes C200 Advantgarde vào cuối chương trình.
Đội ngũ FWD cũng luôn chủ động cập nhật các thông tin, chính sách mới để khách hàng biết rõ các thay đổi, các sản phẩm, dịch vụ mới cũng như các quyền lợi, tiện ích mà khách hàng được hưởng…
Ngoài ra, nhờ ứng dụng công nghệ, các công ty bảo hiểm như FWD có thể nâng cao trải nghiệm khách hàng bằng cách cung cấp các dịch vụ thuận tiện, nhanh chóng hơn như dịch vụ 24h e-Claim với 1 phút gửi yêu cầu, 30 phút nhận được thông báo, và 24h nhận được quyền lợi bảo hiểm. Hay thông qua quy trình xử lý dữ liệu hoàn toàn tự động (STP - Straight-through processing), khách hàng có thể quản lý hợp đồng bảo hiểm và thực hiện các thay đổi địa chỉ, số điện thoại, định kỳ đóng phí bảo hiểm… hoàn toàn trực tuyến.