Tươi mới sức xuân Bảo Thắng

Mùa xuân mới đã về. Không khí xuân tươi vui len lỏi gõ cửa mọi nhà, hiện hữu trên từng đường quê, ngõ xóm.
Người trồng đào Bảo Thắng tất bật chuẩn bị phục vụ dịp Tết 2023 Lào Cai: Nông dân huyện Bảo Thắng được vụ gà Tết 2023

Trong hơi ấm của mùa xuân, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai như bừng lên sức sống mới với những con đường trải rộng tỏa đi muôn phương, những công trình đô thị mới đang dần mọc lên khang trang, hiện đại.

Tươi mới sức xuân Bảo Thắng

Những ngày này, huyện Bảo Thắng trở nên tươi thắm, rực rỡ hơn với những sắc màu mang không khí của mùa xuân, của ngày tết… Trên khắp những nẻo đường, ngõ xóm cũng dường như đang khoác lên mình một màu áo đa sắc để đón mừng năm mới 2023. Hương xuân, sắc xuân đã lan tỏa trên khắp nẻo đường các vùng thôn thôn của Bảo Thắng.

Trong không khí đón Xuân Quý Mão 2023, 93 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ và nhân dân Bảo Thắng càng tự hào với truyền thống lịch sử của quê hương cũng như những thành tựu đạt được trong thời kỳ đổi mới, nhất là trong lộ trình xây dựng NTM.

Đến nay, toàn huyện đã có 11/11 xã đạt chuẩn nông thôn mới, xã Sơn Hà và xã Xuân Quang đạt chuẩn NTM nâng cao. Huyện đạt chuẩn huyện nông thôn mới năm 2020.

Niềm vui của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Bảo Thắng khi bước vào xuân mới bởi những con số đầy ấn tượng. Những thành tựu nổi bật của huyện trong năm 2022 đó là kinh tế tiếp tục đạt mức tăng trưởng cao; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, hoàn thành và hoàn thành vượt mức 24 chỉ tiêu chủ yếu của năm 2022, trong đó có nhiều chỉ tiêu quan trọng đã đạt và vượt kế hoạch. Nổi bật như tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 14,28%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, giảm tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản từ 17,9% xuống 16,8%, tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng từ 37,5% lên 39,94%, tăng tỷ trọng thương mại - dịch vụ từ 43,2% lên 43,26%.

Tươi mới sức xuân Bảo Thắng

Trong lĩnh vực kinh tế, huyện đã gắn phát triển nông nghiệp tiểu thủ công nghiệp với liên kết vùng nguyên liệu, chế biến và tiêu thụ sản phẩm theo tinh thần Nghị quyết 10 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy có nhiều chuyển biến tích cực. Đã tập chung vào 03 nhiệm vụ trọng tâm của nông nghiệp huyện là: Thu hút đầu tư vào nông nghiệp; phát triển sản xuất, thâm canh các ngành hàng lợi thế của huyện; thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP.

Đến nay toàn huyện hiện có 30 sản phẩm OCOP cấp tỉnh, trong đó, có 1 sản phẩm 4 sao là bưởi Múc xã Thái Niên. Các sản phẩm OCOP phần lớn được tiêu thụ trực tiếp, trong đó có 14 sản phẩm OCOP đã lên sàn thương mại điện tử.

Đặc biệt đối với lĩnh vực thu ngân sách, đây là năm huyện Bảo Thắng có số thu cao nhất từ trước tới nay, đạt 1.057 tỷ đồng, tăng 200% so cùng kỳ năm trước.

Giá trị sản xuất công nghiệp đạt gần 28 nghìn tỷ đồng, đạt 106% KH. Giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp đạt 1.065 tỷ đồng, đạt trên 111% KH. Hoạt động thương mại- dịch vụ đã phục hồi, nguồn cung hàng hóa dồi dào, hoạt động mua bán hàng hóa trên thị trường được lưu thông thông suốt. Số cơ sở kinh doanh thương mại - dịch vụ trên địa bàn huyện là 4.248 cơ sở. Tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ cả năm, đạt 4.450 tỷ đồng, đạt trên 128 % mục tiêu Nghị quyết.

Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM được triển khai quyết liệt, hiệu quả. Đặc biệt nhiều khẩu hiệu dễ nhớ đã từng bước tác động vào hành vi của người dân như khẩu hiệu hành động: "Đường rộng, hè thoáng, văn minh/ Xóm thôn không rác, nhà nhà chung tay" đã nhận được sự đồng tình ủng hộ của cán bộ, đảng viên và Nhân dân, tạo phong trào thi đua sôi nổi, rộng khắp.

Kết quả trong năm toàn huyện đã làm được trên 426 km đường điện; trồng mới được 359 km đường hoa; làm mới được trên 213 km đường cờ theo mẫu. Kết cấu hạ tầng KT-XH được tập trung đầu tư ngày càng hoàn thiện đồng bộ. Nút giao Phố Lu được khánh thành, cùng với hệ thống đường quốc lộ, tỉnh lộ qua địa bàn huyện được nâng cấp, mở rộng đã đưa Bảo Thắng trở hành huyện có hệ thống giao thông huyết mạch tốt nhất trong các huyện, thị xã.

Tươi mới sức xuân Bảo Thắng

Ngoài ra, huyện tiếp tục phát động mở rộng đường GTNT, đến nay toàn huyện đã có 124 km đường GTNT được mở rộng từ 3m lên 6m. Đã mở ra cơ hội thoát nghèo cho người dân khắp các địa phương trong huyện.

Có thể thấy, nhờ xây dựng NTM, mà đến nay đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng nâng cao. Giá trị thu nhập trên một ha canh tác đạt 106 triệu đồng. Thu nhập bình quân đầu người toàn huyện đạt 64,6 triệu đồng, riêng khu vực nông thôn đạt 57,5 triệu đồng. Tỷ lệ hộ khá giàu đạt gần 44%.

Diện mạo của huyện từ thành thị đến nông thôn đều khởi sắc. Toàn huyện có 79 thôn được công nhận thôn kiểu mẫu, 2 xã được công nhận NTM nâng cao. Đây là cơ sở, động lực để huyện Bảo Thắng phấn đấu xây dựng “huyện đạt chuẩn NTM nâng cao” giai đoạn 2022 - 2025.

Mùa xuân này, chạy dọc quanh các xã, thị trấn trong huyện là những con đường bê tông rộng rãi, những ngôi nhà kiên cố, đường liên thôn, liên xã sạch đẹp, khang trang, rợp bóng cờ; nhà nhà, người người đón tết trong niềm hân hoan phấn khởi. Kinh tế phát triển, bà con ăn Tết cũng đủ đầy hơn.

Về xã Xuân Quang Mùa xuân này như càng thêm rộn rã, sắc xuân càng thêm vui Về Bảo Thắng mùa xuân này, có lẽ ai cũng cảm nhận được những đổi thay của huyện NTM anh hùng. Đường bê tông, đường nhựa rộng rãi nối từ huyện về xã và đến tận các thôn, bản. Nếu như trước đây, đèn nháy chỉ được các hộ gia đình trang trí trong nhà thì bây giờ các khu dân cư đã cùng nhau trang trí, “khoác lên” cho những tuyến đường lấp lánh, rực rỡ tô thêm sắc màu tết cho quê hương.

Tươi mới sức xuân Bảo Thắng

Nối tiếp niềm tự hào là một trong những huyện tiêu biểu của tỉnh về xây dựng NTM, khắp các địa phương trong huyện đang dấy lên phong trào xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, cùng nhau chung sức tạo nên diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, cơ sở hạ tầng điện, đường, trường, trạm từng bước hoàn thiện; phương thức sản xuất nông nghiệp, phát triển ngành nghề nông thôn theo hướng hàng hóa được hình thành..., nhân dân phấn khởi, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.

Phát huy những kết quả đã đạt được, thời gian tới, Bảo Thắng tiếp tục triển khai chương trình xây dựng NTM nâng cao theo chiều sâu, với các tiêu chí phù hợp hơn, ở mức cao hơn nhằm đạt được sự phát triển một cách hài hòa, bền vững, phấn đấu trở thành huyện NTM nâng cao trước năm 2025.

Dẫu còn đó với bao bộn bề, lo toan, chồng chất những khó khăn, vất vả nhưng với thành quả đạt được hôm nay sẽ là hành trang vững chắc để Bảo Thắng bước tiếp chặng đường dài. Con đường của sự ấm no, hạnh phúc đang rộng mở vẫy chào từ những chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng, nhà nước, từ sự nỗ lực quyết tâm của Đảng bộ và chung sức đồng lòng của nhân dân.

Xuân mới đã về trên khắp nẻo đường của quê hương Bảo Thắng anh hùng. Đó không chỉ là xuân của đất trời mà còn là mùa xuân của lòng người khi họ được sống trên chính quê hương giàu đẹp do công sức của mình xây dựng lên. Nông thôn mới - sắc xuân mới đang đến với mọi người, mọi nhà. Dưới cái nắng chiều vàng rực, cùng những cơn gió mùa xuân, không khí ở các khu dân cư nhộn nhịp, rộn ràng hẳn lên.

Tin rằng với sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền địa phương và nhân dân các dân tộc trong huyện, sẽ đưa Bảo Thắng mở ra triển vọng mới về sản xuất nông - lâm nghiệp; cuộc sống của người dân ngày càng ấm no, hạnh phúc, biến vùng đất anh hùng thành điểm sáng trong phát triển kinh tế, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, là huyện dẫn đầu trong các huyện, thị xã của tỉnh Lào Cai.

Duy Trinh - TTVHTT-TT Bảo Thắng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Lan tỏa ‘tiếng thơm’ cho sản phẩm miền núi

Lan tỏa ‘tiếng thơm’ cho sản phẩm miền núi

Việc tham gia các hội chợ xúc tiến thương mại không chỉ giúp hợp tác xã khu vực miền núi kết nối đối tác mà còn lan tỏa “tiếng thơm” cho sản phẩm.
Hoà Bình: Thổ cẩm, cam rừng và những phiên chợ

Hoà Bình: Thổ cẩm, cam rừng và những phiên chợ 'mở lối' xuống miền xuôi

Hòa Bình triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi, trong đó chú trọng đầu ra cho nông sản địa phương.
Nông sản miền núi: Bắt nhịp tiêu dùng xanh, tăng sức mua

Nông sản miền núi: Bắt nhịp tiêu dùng xanh, tăng sức mua

Trước xu hướng tiêu dùng xanh, nông sản miền núi cần khơi thông điểm nghẽn nhằm tăng sức tiêu thụ, đến gần hơn với người tiêu dùng.
Longform | Vụ vải thiều 2025: Đặc sản miền núi bứt phá thị trường toàn cầu

Longform | Vụ vải thiều 2025: Đặc sản miền núi bứt phá thị trường toàn cầu

Năm 2025, vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) tiếp tục khẳng định là một trong những đặc sản miền núi hàng đầu Việt Nam, chinh phục thị trường trong và ngoài nước.
Mở lối trên lưng núi - du lịch

Mở lối trên lưng núi - du lịch 'cõng' nông sản đi xa

Du lịch trải nghiệm không chỉ mở đường cho du khách đến với vùng cao, mà còn là “đôi chân” đưa nông sản miền núi vượt núi đèo, bước ra thị trường lớn.

Tin cùng chuyên mục

Khánh thành trường học cho học sinh miền núi Sơn La

Khánh thành trường học cho học sinh miền núi Sơn La

Nhà ở bán trú và công trình phụ trợ cho các em học sinh Trường Tiểu học và THCS Chiềng Ân, tỉnh Sơn La với tổng kinh phí 1 tỷ đồng chính thức đi vào hoạt động.
Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Chợ miền núi không chỉ là nơi giao thương buôn bán, mà là không gian sinh hoạt văn hóa, bản sắc của các cộng đồng dân tộc thiểu số.
Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Từ lợi thế có nhiều cảnh quan thiên nhiên tráng lệ, đa dạng văn hoá của đồng bào dân tộc thiểu số, Cao Bằng đang biến du lịch thành lực đẩy phát triển kinh tế.
Chợ miền núi Bắc Kạn:

Chợ miền núi Bắc Kạn: 'Khơi thông' dòng chảy hàng hoá

Không chỉ là nơi mua bán, chợ miền núi ở Bắc Kạn là không gian văn hóa cộng đồng, nhưng việc thiếu vốn và khó hút đầu tư đang khiến nhiều chợ xuống cấp.
Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Logistics nông sản tại khu vực miền núi là mắt xích then chốt nhưng cũng là "nút thắt cổ chai" trên hành trình đưa nông sản Việt vươn ra thị trường rộng lớn.
Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Những sản phẩm đặc trưng như miến đao, quế hữu cơ, mật ong bạc hà, sâm khoai... được bà con dân tộc thiểu số đưa lên “chợ mạng” thu về hàng tỷ đồng mỗi năm.
Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Tỉnh Đắk Lắk đang chủ động mở rộng đầu ra cho sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, tạo nền tảng vững chắc cho phát triển kinh tế bền vững.
Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Các địa phương trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã không ngừng nỗ lực thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc, từng bước đưa diện mạo nông thôn chuyển mình.
Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Giờ đây những món ăn đặc trưng của vùng nông thôn không chỉ gói gọn trong bếp lửa gia đình mà còn lan tỏa mạnh mẽ đến mọi miền nhờ ứng dụng công nghệ số.
Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Làng Canh Tiến, xã Canh Liên - xã "vùng lõm" cuối cùng đã được cấp điện, đánh dấu mốc 100% hộ dân toàn tỉnh Bình Định được sử dụng điện lưới quốc gia.
Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2025 không chỉ là dịp hội tụ văn hóa, mà còn là cơ hội quảng bá, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm đặc sản của đồng bào dân tộc thiểu số.
Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Nông sản sạch không chỉ nâng cao thu nhập mà còn thay đổi tư duy cũ, mở lối đi bền vững cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.
Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Từ áp dụng công nghệ vào sản xuất đến việc mở rộng kênh tiêu thụ sản phẩm, phụ nữ nông thôn dần khẳng định vai trò quan trọng của cuộc cách mạng chuyển đổi số.
Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Chính sách hỗ trợ thiết thực cùng quyết tâm của bà con dân tộc thiểu số ở miền núi đã và đang tạo nên những thương hiệu sản phẩm ngày một mạnh.
Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Tại HTX Chè Thịnh An không chỉ làm chè mà còn làm văn hóa. Không chỉ bán sản phẩm, mà xây dựng cả câu chuyện về vùng đất chè nổi tiếng của Việt Nam.
Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Bằng nhiều giải pháp xúc tiến thương mại, tỉnh Thái Nguyên đang từng bước tháo gỡ nút thắt “đầu ra” cho sản phẩm của đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Ở nông thôn, những tủ sách nhỏ đang mở ra thế giới diệu kỳ cho trẻ em, văn hóa đọc dần bén rễ, nuôi dưỡng ước mơ và gieo mầm tri thức từ trang sách đầu đời.
Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê

Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê

Lễ cúng về nhà mới của người Hrê là phong tục lâu đời, nhằm tạ ơn thần linh, cầu mong ngôi nhà được chở che, gia chủ bình an, khỏe mạnh, cuộc sống no đủ.
Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Từ chợ truyền thống đến thương mại hiện đại, Bình Định đang dồn lực tìm đầu ra ổn định cho các sản phẩm đặc trưng vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Người cao tuổi Kon Tum góp sức dựng xây nông thôn mới

Người cao tuổi Kon Tum góp sức dựng xây nông thôn mới

Xây dựng nông thôn mới vùng đồng bào thiểu số không thể thiếu vai trò của người cao tuổi - người hiểu đất, quý làng, canh cánh với chuyện phát triển kinh tế.
Mobile VerionPhiên bản di động