Thứ tư 14/05/2025 22:42

Người trồng đào Bảo Thắng tất bật chuẩn bị phục vụ dịp Tết 2023

Tong tiết trời lạnh giá, nhiều chủ vườn đào ở X.Xuân Quang, H.Bảo Thắng đang chú trọng các biện pháp chăm sóc thích hợp để hoa đào bung nở dịp Tết đến Xuân về.

Thời điểm này, trong tiết trời lạnh giá, nhiều chủ vườn đào ở xã Xuân Quang, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Caiđang chú trọng các biện pháp chăm sóc thích hợp để hoa đào bung nở đúng dịp Tết đến Xuân về, đảm bảo nguồn hoa cung cấp ra thị trường.

Gia đình chị Trần Thị Loan ở thôn Thái Vô, xã Xuân Quang có gần 1.000 gốc đào. Thời điểm này, thương lái và khách chơi đào đã đặt hàng tới 80%. Với kinh nghiệm trồng đào cảnh từ năm 1997, chị Loan tính toán từng thời điểm bón phân, tỉa lá cành và cả cách "hãm đào". Đợt rét này khiến người trồng đào vất vả hơn nhưng lại giúp cho đào bật nụ, lộc to, đẹp hơn. Dự tính, gia đình chị sẽ thu về khoảng 700 triệu đồng trong vụ đào tết này. Chị Loan chia sẻ: "Thời tiết cuối năm không rét lắm. Năm nay các nhà vườn phải đến cuối tháng 11 mới tuốt lá, tuốt sớm sợ đào nở sớm. Nếu từ nay đến Tết không mưa thì đào sẽ đẹp".

Cũng tại vùng đào Thái Vô, gia đình anh Trần Đình Công đang dồn sức chăm sóc vườn đào khoảng 1.200 gốc. Trong đó, số lượng đào đã được bán là hơn 500 gốc, thương lái đã đặt mua 300 gốc. Những ngày thời tiết chuyển lạnh, đêm sương, ngày nắng, anh Công cẩn thận theo dõi độ ẩm của từng cây để có biện pháp chăm sóc thích hợp, giữ cho đào không bung hoa trước vụ. Anh Công chia sẻ: "Tôi bón phân tầm 3, 4 lần theo chu kỳ phát triển của cây đào. Thời tiết thay đổi đột ngột lên sẽ ảnh hưởng đến cây đào do đó chúng tôi thường xem thời tiết để điều chỉnh chăm sóc".

Mặc dù còn hơn 1 tháng nữa mới đến tết, tuy nhiên thời điểm này, nhiều thương lái đã về Xuân Quang để xem và đặt mua đào. Nhiều chủ vườn cho biết, giá đào năm nay dao động từ 300 nghìn đồng đến 7 triệu đồng/cây. Những gốc cổ thụ lâu năm, dáng đẹp, thế uốn lượn có giá từ 10 - 12 triệu đồng/cây. Toàn xã Xuân Quang hiện có hơn 30 ha đào, dự ước năm nay sẽ mang về nguồn thu khoảng 20 tỷ đồng.

Chị Nguyễn Huyền Trang, người mua đào chia sẻ: "Cứ vào cuối tháng 11 âm lịch là gia đình tôi vào xã Xuân Quang để chọn đào. Vườn có những cây đào có thế rất đẹp, giá bán hợp lý".

Ông Trần Đức Khải, Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Quang, huyện Bảo Thắng chia sẻ: "Những năm qua, chúng tôi thấy mô hình trồng cây đào cảnh rất hiệu quả, mang lại thu nhập cao cho người dân. Đồng thời giải quyết việc làm tại chỗ cho người lao động, đem lại hiệu quả cao, xoá đói giảm nghèo cho người dân trong việc phát triển kinh tế ở địa phương".

Cùng với vùng đào Xuân Quang, các địa phương trồng đào khác ở huyện Bảo Thắng như Thái Niên, Sơn Hải... bà con nông dân cũng đang dồn sức cho mùa chăm sóc đào tết, với kỳ vọng sẽ thu về thành quả sau bao ngày chăm bẵm, vất vả.

Thanh Nga

Tin cùng chuyên mục

Lan tỏa ‘tiếng thơm’ cho sản phẩm miền núi

Hoà Bình: Thổ cẩm, cam rừng và những phiên chợ 'mở lối' xuống miền xuôi

Nông sản miền núi: Bắt nhịp tiêu dùng xanh, tăng sức mua

Longform | Vụ vải thiều 2025: Đặc sản miền núi bứt phá thị trường toàn cầu

Mở lối trên lưng núi - du lịch 'cõng' nông sản đi xa

Khánh thành trường học cho học sinh miền núi Sơn La

Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Chợ miền núi Bắc Kạn: 'Khơi thông' dòng chảy hàng hoá

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao