Từ lời kêu gọi thi đua ái quốc đến khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc

Ngày 11/6/1948, giữa bộn bề công việc của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra “Lời kêu gọi thi đua ái quốc”.
75 năm Thi đua ái quốc: Khen đúng người, thưởng công minh Bác Hồ - tấm gương vĩ đại, cao đẹp nhất của phong trào thi đua yêu nước

Ngày 11/6/1948, giữa bộn bề công việc của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra “Lời kêu gọi thi đua ái quốc”, chính thức phát động phong trào thi đua ái quốc trên cả nước. 75 năm qua, những tư tưởng, quan điểm của Người về thi đua ái quốc vẫn vẹn nguyên giá trị và tinh thần thời đại, khởi nguồn và tạo động lực cho...

Sức lan tỏa trường tồn từ lời kêu gọi thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Sau chiến thắng Việt Bắc (Thu Đông 1947), Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra sáng kiến tổ chức, lãnh đạo phong trào thi đua ái quốc để giành thắng lợi to lớn hơn. Chấp thuận đề nghị của Người, ngày 27/3/1948, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra Chỉ thị phát động phong trào thi đua ái quốc. Chỉ thị xác định: "… mục đích thi đua ái quốc là làm sao cho kháng chiến mau thắng lợi, kiến thiết chóng thành công".

Sau khi Ban Chấp hành Trung ương ra Chỉ thị, nhân kỷ niệm 1000 ngày kháng chiến (Ngày Nam Bộ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 23/9/1945), ngày 11/6/1948 Chủ tịch Hồ Chí Minh ra “Lời kêu gọi thi đua ái quốc”, chính thức phát động phong trào thi đua ái quốc trên cả nước. Người chỉ rõ: Mỗi người dân Việt Nam, bất kỳ già, trẻ, gái, trai; bất kỳ giàu, nghèo, lớn, nhỏ, đều cần phải trở nên một chiến sĩ đấu tranh trên một mặt trận: quân sự, kinh tế, chính trị, văn hoá. Người kêu gọi: Với tinh thần quật cường và lực lượng vô tận của dân tộc ta, với lòng yêu nước và chí kiên quyết của nhân dân và quân đội ta, chúng ta có thể thắng lợi, chúng ta nhất định thắng lợi.

Từ lời kêu gọi thi đua ái quốc đến khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm và nói chuyện tại Đại hội Anh hùng, chiến sĩ thi đua chống Mỹ cứu nước lần thứ 4, ngày 30/12/1966 (Nguồn: Bảo tàng Hồ Chí Minh)

Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các phong trào thi đua yêu nước đã được các cấp, các ngành, các đoàn thể phát động với những phong trào thiết thực, thu hút được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Trên tiền tuyến, các chiến sĩ thi đua chiến đấu lập công; ở hậu phương, nhân dân thi đua tăng gia sản xuất giỏi để vừa diệt “giặc đói”, diệt “giặc dốt” và diệt “giặc ngoại xâm”. Các phong trào "Ba sẵn sàng", "Ba đảm đang", "Năm xung phong", "Sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì mà Tổ quốc cần", "Mỗi người làm việc bằng hai, vì miền Nam ruột thịt",... đã thực sự trở thành động lực mạnh mẽ và hành động cách mạng thiết thực, góp phần đưa các cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện chống xâm lược đến thắng lợi hoàn toàn, mà đỉnh cao là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954 và Đại thắng mùa xuân năm 1975.

Sau Đại thắng mùa xuân năm 1975, đất nước hoàn toàn thống nhất, cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nhằm hàn gắn vết thương chiến tranh, đẩy nhanh khôi phục sản xuất, kiến thiết lại nước nhà, nhiều phong trào thi đua đã được tổ chức với tinh thần “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua. Và, những người thi đua là những người yêu nước nhất”. Các phong trào thi đua tập trung vào thúc đẩy phát triển sản xuất, đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội và tình trạng kém phát triển, trở thành nước đang phát triển, có thu nhập trung bình; bảo đảm an sinh xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh, giữ vững chủ quyền quốc gia, tích cực, chủ động hội nhập quốc tế.

Bước vào thời kỳ đổi mới, bên cạnh những cơ hội, điều kiện thuận lợi là những khó khăn, thách thức đặt ra. Quá trình chuyển đổi mô hình quản lý, mô hình xã hội từ tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, hội nhập quốc tế, đã góp phần giải phóng sức sản xuất, sức lao động, tạo những xung lực mới để đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững. Bên cạnh quá trình đổi mới tư duy, nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật, nhiều phong trào thi đua trong lao động, sản xuất cũng đã được phát động, gắn liền với bối cảnh, tình hình và những yêu cầu mới của thời đại.

Trong những năm gần đây, chủ đề "Đoàn kết, sáng tạo, thi đua xây dựng và bảo vệ Tổ quốc" đã được các ngành, các cấp hưởng ứng tích cực, bằng nhiều phong trào thi đua cụ thể, liên tục, thiết thực, có tác động lan toả rộng khắp trên tất cả các lĩnh vực, góp phần huy động được nhiều nguồn lực xã hội cho xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tiêu biểu là các phong trào "Lao động giỏi, lao động sáng tạo"; "Thi đua quyết thắng", "Vì an ninh Tổ quốc"; "Dạy tốt, học tốt"; "Dân vận khéo"; “Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở”; “Cả nước đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch Covid-19", đặc biệt là 3 phong trào thi đua trọng tâm: "Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới", "Doanh nghiệp Việt Nam hội nhập và phát triển", "Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau",...

Cùng với các phong trào thi đua chung, được tổ chức rộng khắp trên phạm vi cả nước, các bộ ngành, địa phương, các đoàn thể chính trị - xã hội cũng đã tổ chức các phong trào thi đua với nhiều cách làm hay, sáng tạo, gắn liền với đặc trưng, tính chất công việc ngành nghề, như: Phong trào thi đua “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, “Đoàn kết sáng tạo, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, hội nhập quốc tế” và Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo, hiệu quả hoạt động công đoàn” của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Phong trào thi đua “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”, “Nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” và “Nông dân tham gia bảo đảm quốc phòng, an ninh” của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam; Phong trào thi đua “Phụ nữ vun đắp giá trị tốt đẹp gia đình” và “Xây dựng người phụ nữ Việt Nam thời đại mới” của Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Phong trào thi đua với chủ đề “Thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp”, của Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; phong trào thi đua “Cựu chiến binh gương mẫu” của Hội Cựu chiến binh Việt Nam…

Qua các phong trào thi đua đã góp phần khơi dậy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, xây dựng và lan tỏa những tấm gương điển hình tiên tiến, những con người mới xã hội chủ nghĩa. Đó là những em nhỏ, những người nông dân ở những vùng quê còn nhiều khó khăn nhưng không ngừng sáng tạo, vươn lên; là những cán bộ, công chức tận tụy, liêm chính, hết lòng hết sức vì công việc chung, vì lợi ích của nhân dân, đất nước; là những doanh nhân với khát vọng “sải cánh vươn cao”, vì một Việt Nam hùng cường... Qua những phong trào cụ thể, các cấp các ngành, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội đã thực hiện bình xét các danh hiệu thi đua, tặng nhiều bằng khen, giấy khen, cờ thi đua để kịp thời ghi nhận, động viên, cổ vũ phong trào thi đua yêu nước. Từ năm 2017 đến năm 2022, Đảng, Nhà nước ta đã tặng thưởng “07 Huân chương Sao Vàng; 30 Huân chương Hồ Chí Minh, 5930 Huân chương Độc lập các hạng, 13.862 Huân chương lao động các hạng, 295 Huân chương Quân công, 15.055 Huân chương Bảo vệ Tổ quốc, 24.939 Huân chương Chiến công, 48 Huân chương Đại đoàn kết dân tộc, 30 Huân chương Dũng cảm, 793 Huân chương Hữu nghị, 418 Huy chương Hữu nghị, 235.593 Huy chương Chiến sỹ vẻ vang, 75. 167 Huy chương Quân kỳ quyết thắng, 14.156 Huy chương Vì An ninh Tổ quốc, 56 Anh hùng Lao động, 310 Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, 19 Danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, 919 Danh hiệu Nhà giáo Ưu tú, 116 Danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân, 1698 Danh hiệu Thầy thuốc Ưu tú, 84 Danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, 307 Danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú, 136 Danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân, 1.205 Danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú, 71 Giải thưởng Hồ Chí Minh, 157 Giải thưởng Nhà nước, 38.261 Bằng khen Thủ tướng, 6.268 Cờ Thi đua của Chính phủ, 330 Danh hiệu Chiến sỹ thi đua toàn quốc. 4679 Bà mẹ Việt Nam anh hùng, 38.261, 8.412 Kỷ niệm chương tù đày 3699 Huân chương Kháng chiến chống Mỹ, 1901 Huy chương kháng chiến chống Mỹ, 34 Huân chương kháng chiến chống Pháp, 176 Huy chương kháng chiến chống Pháp”.

Thi đua vì một Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc trong kỷ nguyên mới

Kế thừa và phát huy tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước, trong suốt quá trình lãnh đạo đất nước thực hiện sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng đời sống mới, Đảng, Nhà nước ta đã vận dụng tư tưởng, quan điểm của Người một cách linh hoạt, sáng tạo vào trong những điều kiện, hoàn cảnh lịch sử cụ thể nhằm khơi dậy và phát huy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc và khát vọng sáng tạo, cống hiến của người dân Việt Nam.

Từ lời kêu gọi thi đua ái quốc đến khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc
Các phong trào thi đua yêu nước đã tạo động lực to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội
(ảnh minh họa, nguồn: tapchitaichinh.vn)

Nhận thức sâu sắc về vai trò của thi đua đối với công cuộc xây dựng, chấn hưng và phát triển đất nước, trong hơn 35 năm thực hiện đường lối đổi mới, nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật về công tác thi đua, khen thưởng, về tổ chức các phong trào thi đua yêu nước đã được ban hành và không ngừng được bổ sung, hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu đất nước trong tình hình mới, phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của các tầng lớp Nhân dân, như: Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 3/6/1998 của Bộ Chính trị (khóa VIII) Về đổi mới công tác thi đua, khen thưởng trong giai đoạn mới; Chỉ thị số 39-CT/TW ngày 21/5/2004 của Bộ Chính trị (khóa IX) Về tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến; Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 7/4/2014 của Bộ Chính trị (khóa XI) ban hành Về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng...

Cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng về công tác thi đua, khen thưởng, Nhà nước cũng đã xây dựng, ban hành nhiều chính sách, pháp luật quan trọng, tạo cơ sở, điều kiện thuận lợi cho các phong trào thi đua yêu nước, như: Luật Thi đua, khen thưởng (2003); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng (2013); Luật Thi đua khen thưởng (2022); Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng...

Qua thực tiễn các phong trào thi đua, đã xuất hiện ngày càng nhiều gương người tốt, việc tốt, gương điển hình tiên tiến trên mọi lĩnh vực và khắp mọi miền của Tổ quốc: Đó là, những tấm gương lao động điển hình trên các công trình xây dựng, trong các nhà máy, đơn vị sản xuất, kinh doanh cũng như trên các mặt trận văn hoá, khoa học, y tế, giáo dục,… Xuất hiện nhiều tập thể và cá nhân tài năng, sáng tạo, có đạo đức kinh doanh, chấp hành pháp luật, làm lợi cho đất nước… Trên mặt trận bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xuất hiện nhiều tấm gương cán bộ, chiến sĩ quân đội, công an, biên phòng, hải quan, kiểm lâm sẵn sàng hy sinh trên mặt trận phòng, chống tội phạm, lâm tặc, buôn lậu…

Trong bối cảnh hiện nay, để tạo động lực và sức đột phá mới đảm bảo quá trình phát triển nhanh và bền vững đất nước, cần phát huy mạnh mẽ hơn nữa tinh thần thi đua ái quốc trong các cơ quan, đơn vị và trong mỗi cá nhân.

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII đề ra định hướng phát triển đất nước với mục tiêu phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Gắn với chặng đường đó là những dấu mốc quan trọng như: Đến năm 2025, kỷ niệm 50 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước: Là nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp. Đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng: Là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao. Đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, nay là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

Để hiện thực mục tiêu đó, từ chủ đề Đại hội XIII đến các quan điểm, mục tiêu, định hướng lớn, nhiệm vụ trọng tâm, đột phá chiến lược, đều nhấn mạnh một trong những nhiệm vụ quan trọng là: Khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và của nền văn hoá, con người Việt Nam, bồi dưỡng sức dân, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, có cơ chế đột phá để thu hút, trọng dụng nhân tài, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, ứng dụng mạnh mẽ khoa học và công nghệ, nhất là những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tạo động lực mạnh mẽ cho phát triển nhanh và bền vững.

Phát triển trong bối cảnh mới, bên cạnh những cơ hội, điều kiện thuận lợi là những khó khăn, thách thức. Để vượt qua những trở ngại, tận dụng những lợi thế sẵn có và những vận hội mới trong quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng, việc khơi dậy tinh thần yêu nước, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc cần được đẩy mạnh, tăng cường thông qua các phong trào thi đua, các cuộc vận động cụ thể để mỗi người dân Việt Nam ý thức sâu sắc hơn về trách nhiệm của cá nhân, không ngừng sáng tạo, cống hiến, ra sức thi đua làm nhiều việc tốt, góp phần xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa./.

dangcongsan.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Chủ tịch Hồ Chí Minh

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Lật tẩy chiêu bài bịa đặt từ

Lật tẩy chiêu bài bịa đặt từ 'cờ vàng 3 sọc đỏ' của tổ chức khủng bố Việt Tân

Tìm đủ mọi cách để bịa đặt, xuyên tạc từ hình ảnh “cờ vàng 3 sọc đỏ”, Việt Tân ngày càng điên cuồng tìm cách chống phá Đảng, Nhà nước ta.
Việt Tân lại ‘ếch ngồi đáy giếng’ xuyên tạc về nhập khẩu điện

Việt Tân lại ‘ếch ngồi đáy giếng’ xuyên tạc về nhập khẩu điện

Mới đây, tổ chức khủng bố Việt Tân đã “ếch ngồi đáy giếng”, đưa ra thông tin xuyên tạc về nhập khẩu điện nhằm mục đích xấu, cố tình gây hiểu lầm trong dư luận.
Chuyển đổi số với công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Chuyển đổi số với công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay được đặt trong bối cảnh thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị và chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ.
Vùng 3 Hải quân bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo

Vùng 3 Hải quân bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo

Sáng 7/11, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tiến hành kiểm tra, nắm bắt tình hình hoạt động công tác đảng, công tác chính trị tại Vùng 3 Hải quân.
Tinh gọn bộ máy: Không chờ hoàn chỉnh rồi mới hoàn thiện

Tinh gọn bộ máy: Không chờ hoàn chỉnh rồi mới hoàn thiện

Để đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển, kỷ nguyên vươn mình, chúng ta phải khẩn trương thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn bộ máy hệ thống chính trị.

Tin cùng chuyên mục

Giá trị trường tồn của tư tưởng Hồ Chí Minh: Từ bình dân học vụ đến bình dân học vụ số

Giá trị trường tồn của tư tưởng Hồ Chí Minh: Từ bình dân học vụ đến bình dân học vụ số

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, việc trao cho người dân những cơ hội được học tập luôn cần được coi như ưu tiên cao nhất của mọi nền giáo dục.
Thắng

Thắng 'giặc nội xâm' để bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Đất nước 'chuyển mình', bước vào kỷ nguyên mới, cần chiến thắng được 'giặc nội xâm' – lãng phí là nhiệm vụ cấp bách được Tổng Bí thư Tô Lâm quan tâm sâu sắc.
Không thể phủ nhận giá trị vĩ đại của Cách mạng Tháng Mười Nga

Không thể phủ nhận giá trị vĩ đại của Cách mạng Tháng Mười Nga

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga cùng với sự ra đời của nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới được xem là sự kiện lịch sử vĩ đại nhất của thế kỷ XX.
Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc: Kỳ 3: Khát vọng hùng cường, thịnh vượng

Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc: Kỳ 3: Khát vọng hùng cường, thịnh vượng

Đổi mới sáng tạo được xem là con đường để nhanh chóng tận dụng được sức mạnh của khoa học – công nghệ 4.0 rút ngắn khoảng cách đi tới phồn vinh, hạnh phúc.
Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc: Kỳ 2: Khai mở dư địa tiềm năng

Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc: Kỳ 2: Khai mở dư địa tiềm năng

Những điển hình cách làm và hiệu quả đối với các doanh nghiệp chính là khai mở dư địa tiềm năng, hiện thực hóa khát vọng đi tới phồn vinh, hạnh phúc.
“Đúng - Trúng - Hay” trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 5: Diễn đàn dân chủ

“Đúng - Trúng - Hay” trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 5: Diễn đàn dân chủ

Không chi sinh hoạt nghiêm túc, các chi bộ trong Đảng bộ EVNICT còn có nhiều sáng kiến nâng cao chất lượng sinh hoạt thông qua các ý kiến dân chủ.
Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc

Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc

Đổi mới sáng tạo đi cùng các đột phá chiến lược là chủ trương lớn của Đảng ta, con đường ngắn nhất đưa Việt Nam tới phồn vinh, hạnh phúc.
“Đúng - Trúng - Hay” trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 4: Chi bộ tiên phong

“Đúng - Trúng - Hay” trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 4: Chi bộ tiên phong

Chi bộ Phòng Triển khai dịch vụ thuộc Đảng bộ EVNICT đã tổ chức nhiều buổi sinh hoạt chuyên đề thực tế ý nghĩa, thu hút 100% đảng viên tham dự.

''Đúng - Trúng - Hay'' trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 3: ''Thành quả'' thiết thực từ sinh hoạt chuyên đề

Với sự đổi mới, cách làm hay, sinh hoạt chuyên đề tại các chi bộ ở Đảng bộ EVNICT đã có những thành quả nhất định.
Bài 2: Tổ chức sinh hoạt chuyên đề “Đúng - Trúng - Hay”

Bài 2: Tổ chức sinh hoạt chuyên đề “Đúng - Trúng - Hay”

Việc tổ chức sinh hoạt chuyên đề “Đúng-Trúng -Hay” là một nhiệm vụ không dễ tuy nhiên ở Đảng bộ EVNICT đã nỗ lực thực hiện và có những thành công nhất định.
“Đúng - Trúng - Hay” trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 1: Nâng “chất” sinh hoạt chi bộ hàng tháng

“Đúng - Trúng - Hay” trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 1: Nâng “chất” sinh hoạt chi bộ hàng tháng

“Chi bộ là đồn lũy của Đảng chiến đấu ở trong quần chúng” và “là sợi dây chuyền để liên hệ Đảng với quần chúng”.
Đường Hồ Chí Minh trên biển: Kỳ tích làm nên huyền thoại

Đường Hồ Chí Minh trên biển: Kỳ tích làm nên huyền thoại

63 năm đã trôi qua, nhưng con đường huyền thoại - đường Hồ Chí Minh trên biển vẫn hiện hữu và trở thành một kỳ tích của dân tộc Việt Nam.
Cảnh giác trên ‘chiến trường thông tin’, tăng giá điện bị đẩy thành ‘vũ khí’ chống phá

Cảnh giác trên ‘chiến trường thông tin’, tăng giá điện bị đẩy thành ‘vũ khí’ chống phá

Những luận điệu xuyên tạc về việc thông báo tăng giá điện gần đây là một chiêu trò quá quen thuộc mà các thế lực thù địch và cơ hội chính trị luôn sử dụng.
Thường xuyên thực hành tiết kiệm, chống lãng phí như

Thường xuyên thực hành tiết kiệm, chống lãng phí như 'rửa mặt hàng ngày'

Vấn nạn lãng phí còn diễn ra khá phổ biến, dưới nhiều dạng thức khác nhau, đã và đang gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho phát triển xã hội.
Đào tạo, phát triển cán bộ trẻ - lực lượng nòng cốt trong công tác xây dựng Đảng

Đào tạo, phát triển cán bộ trẻ - lực lượng nòng cốt trong công tác xây dựng Đảng

Thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã chú trọng phát triển đội ngũ cán bộ trẻ, tạo điều kiện đào tạo bài bản cả trong và ngoài nước.
Bảo vệ nền tảng tư tưởng hướng tới mục tiêu 100 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng

Bảo vệ nền tảng tư tưởng hướng tới mục tiêu 100 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng

VietnamPlus trân trọng giới thiệu nội dung bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại Lễ trao giải Cuộc thi Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Tư, năm 2024.
Báo Công Thương đoạt giải Khuyến khích Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Báo Công Thương đoạt giải Khuyến khích Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Lần đầu tiên Báo Công Thương đoạt giải Khuyến khích “Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng”.
Đảng bộ Trường Đại học Điện lực chủ động đổi mới, thực hiện hiệu quả nhiệm vụ kép

Đảng bộ Trường Đại học Điện lực chủ động đổi mới, thực hiện hiệu quả nhiệm vụ kép

Thời gian qua Đảng bộ Trường Đại học Điện lực đã chủ động đổi mới trong thực hiện “nhiệm vụ kép” - chính trị và chuyên môn.
Kỳ 2: Nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp khắc phục căn bệnh “sợ trách nhiệm”

Kỳ 2: Nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp khắc phục căn bệnh “sợ trách nhiệm”

Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng: “Sợ trách nhiệm là một khuyết điểm thuộc về ý thức tư tưởng, phẩm chất cách mạng của cán bộ, đảng viên".
Kỳ 1: Nhận diện về những biểu hiện của căn bệnh “sợ trách nhiệm”

Kỳ 1: Nhận diện về những biểu hiện của căn bệnh “sợ trách nhiệm”

Gõ từ khóa “sợ trách nhiệm”, chúng ta sẽ nhận được hàng nghìn kết quả, trong đó có hàng trăm bài viết, phóng sự bàn luận dưới nhiều bàn luận, góc nhìn.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động