75 năm Thi đua ái quốc: Khen đúng người, thưởng công minh

Ngày 11/6/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi Thi đua ái quốc nhân kỷ niệm 1.000 ngày kháng chiến toàn quốc.
Giới thiệu 200 tài liệu, hiện vật về “Thi đua ái quốc - Ươm những mầm xanh” Học tập để Việt Nam không thua kém bất kỳ đất nước nào trên thế giới

Ngày 11/6/1948,Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi Thi đua ái quốc nhân kỷ niệm 1.000 ngày kháng chiến toàn quốc và cũng nhằm hiệu triệu nhân dân hưởng ứng phong trào thi đua ái quốc do Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương phát động ngày 27/3/1948.

75 nam Thi dua ai quoc: Khen dung nguoi, thuong cong minh hinh anh 1
Chủ tịch Hồ Chí Minh với đại biểu dự Đại hội Chiến sỹ thi đua và Cán bộ gương mẫu toàn quốc tại Việt Bắc (1-6/5/1952). (Ảnh: TTXVN)

Lời kêu gọi Thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành động lực để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân nỗ lực tham gia sự nghiệp cách mạng của dân tộc trước đây, công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa ngày nay.

Để tiếp tục phát huy ý nghĩa, giá trị lịch sử của Lời kêu gọi Thi đua ái quốc và sức mạnh của các phong trào Thi đua ái quốc, ngày 4/3/2008, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định lấy ngày 11/6 hằng năm là Ngày truyền thống Thi đua yêu nước.

"Thi đua là gieo trồng, khen thưởng là thu hoạch"

Lời kêu gọi Thi đua ái quốc của Bác Hồ đã cổ vũ, động viên đồng bào và chiến sỹ cả nước hăng say lao động, sản xuất để "chống giặc đói," xóa nạn mù chữ để "chống giặc dốt," dũng cảm chiến đấu để "diệt giặc ngoại xâm." Nhiều phong trào thi đua đã phát triển rộng khắp, góp phần vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp như "Tuần lễ vàng;" "Bình dân học vụ"....

Sau khi miền Bắc được giải phóng vào năm 1954, các phong trào thi đua tập trung thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.

Ở miền Nam là các phong trào "Một tấc không đi, một ly không rời," "Dũng sỹ diệt Mỹ." Ở miền Bắc là các phong trào "Mỗi người làm việc bằng hai người vì miền Nam ruột thịt," "Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược," "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người," "Gió Đại Phong," "Sóng Duyên Hải," "Thanh niên ba sẵn sàng," "Phụ nữ ba đảm đang"… Các phong trào thi đua đã góp phần to lớn vào thành công của công cuộc kháng chiến chống Mỹ, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

Từ tháng 4/1975, đất nước hòa bình, thống nhất và xây dựng chủ nghĩa xã hội, chúng ta đã có các phong trào thi đua "Tất cả vì chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân," "Tất cả vì hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc," "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa," "Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới," "Đền ơn đáp nghĩa," "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc," phong trào "Cả nước chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau." Các phong trào thi đua yêu nước đã góp phần đáng ghi nhận vào việc thực hiện thành công những mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

Thi đua và khen thưởng có mối quan hệ khăng khít với nhau. Thi đua là cơ sở của việc khen thưởng, khen thưởng là kết quả của công tác thi đua. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh: Thi đua là gieo trồng, khen thưởng là thu hoạch. Khen thưởng chính xác, kịp thời có tác dụng động viên, giáo dục và nêu gương, đồng thời cổ vũ thi đua phát triển lên tầm cao mới. Một tấm gương sống có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền.

Chỉ thị 34/CT-TW ngày 7/4/2014 của Bộ Chính trị (khóa XI) về "Tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng" đã chỉ rõ: "Các cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng; tăng cường kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện, ngăn ngừa tiêu cực trong công tác thi đua, khen thưởng, tránh tình trạng khen thưởng tràn lan, không thực chất."

Ngày 10/12/2020, phát biểu tại Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: Phải quan tâm và cụ thể bằng các quy định về khen thưởng qua việc phát hiện các điển hình, nhân tố mới, khen thưởng những người trực tiếp lao động, sản xuất, khen thưởng theo chuyên đề. Tăng cường phát hiện các điển hình tiên tiến, động viên, khen thưởng kịp thời.

Cũng tại Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh, Phó Chủ tịch thứ Nhất Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Trung ương, nêu rõ: Trong giai đoạn 2016-2020 phong trào Thi đua yêu nước và công tác khen thưởng đã có nhiều đổi mới, sáng tạo và hiệu quả, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Từ các phong trào thi đua yêu nước đã xuất hiện ngày càng nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu xuất sắc, điển hình tiến tiến. Công tác khen thưởng bảo đảm chính xác, kịp thời, công khai, minh bạch, hướng về cơ sở; quan tâm khen thưởng đối với tập thể nhỏ, tập thể, cá nhân ở vùng sâu, vùng xa, người trực tiếp lao động sản xuất, công tác, chiến đấu...

Trong số 2.020 đại biểu chính thức dự Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X có 118 đại biểu là cá nhân và đại diện tập thể Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân, Anh hùng Lao động qua các thời kỳ, có 1.212 đại biểu là những người trực tiếp lao động trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa-xã hội, quốc phòng-an ninh, chiếm 60%.

Khen thưởng sai triệt tiêu động lực thi đua

Trong phiên họp Hội đồng Chính phủ vào tháng 10/1948, tức hơn 4 tháng sau Lời kêu gọi thi đua ái quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: "Trong cuộc vận động thi đua phải tránh xu hướng "bàn giấy," "công chức hóa."

75 nam Thi dua ai quoc: Khen dung nguoi, thuong cong minh hinh anh 2
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X, tổ chức 10/12/2020. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)

Bác Hồ cũng chỉ rõ tác hại của việc khen thưởng không đúng, không kịp thời, đó là sự triệt tiêu động lực, gây hậu quả xấu đối với công tác thi đua. Vì vậy, việc đánh giá, bình chọn danh hiệu thi đua và xét khen thưởng phải đúng người, đúng việc, phải căn cứ vào tiêu chuẩn cụ thể, dựa trên nguyên tắc dân chủ, công khai, minh bạch. Người yêu cầu: "Trong một nước thưởng phạt phải nghiêm minh thì nhân dân mới yên ổn, kháng chiến mới thắng lợi, kiến quốc mới thành công."

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng từng nhắc nhở: Khen thưởng phải phù hợp với thành tích và kết quả đạt được. Thi đua là để đào tạo, rèn luyện và xây dựng con người mới, tránh hình thức.

Khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét dự án Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ lưu ý: "Sửa đổi lần này phải làm sao hướng nhiều hơn đến cơ sở, chú trọng khen thưởng công nhân, nông dân, người lao động trực tiếp sản xuất, kinh doanh; quan tâm khen thưởng ở cơ sở, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo và vùng dân tộc thiểu số. Mặt khác phải tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đơn giản hóa thủ tục hành chính, bảo đảm kịp thời, minh bạch, công khai, khả thi và hiệu quả trong việc thực hiện."

Nguyên tắc nền tảng của khen thưởng là khen đúng người, thưởng đúng việc. Tuy nhiên, thực tế những năm gần đây cho thấy nhiều mô hình, gương điển hình tiên tiến ở một số địa phương, cơ quan, đơn vị chưa được phát hiện, bồi dưỡng kịp thời và nhân rộng có hiệu quả. Việc tuyên truyền, tổ chức, học tập và áp dụng mô hình mới còn ít được quan tâm. Ở nhiều cơ quan, địa phương, phong trào thi đua mang tính hình thức, thiếu hiệu quả đích thực. Công tác khen thưởng chưa bám sát kết quả thi đua, vẫn còn tình trạng khen thưởng tràn lan.

Để khắc phục những tồn tại này, tiếp tục phát huy hiệu quả công tác thi đua khen thưởng, cần tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách về khen thưởng, hướng tới ưu tiên khen thưởng nhiều hơn đối với người lao động trực tiếp. Quy định chặt chẽ hơn về trách nhiệm của người đứng đầu đối với việc thi đua, khen thưởng, đảm bảo công tác khen thưởng được chính xác, công khai, minh bạch. Việc thi đua khen thưởng cần công khai minh bạch, kịp thời trên các phương tiện thông tin đại chúng để có thêm nhiều thông tin, nhất là khi xem xét phong tặng các danh hiệu lớn.

Cần khắc phục tình trạng cấp cơ sở trình lên cấp trên những hồ sơ tập thể, cá nhân được tô hồng để nhận khen thưởng, danh hiệu. Cấp trên để lọt những hồ sơ này khiến những "điển hình ảo" không có giá trị nêu gương, tác dụng nhân rộng phong trào thi đua, không lan tỏa năng lượng tích cực trong cơ quan, đơn vị.

Cơ quan chuyên trách công tác thi đua, khen thưởng các cấp cần tăng cường tính chuyên nghiệp, cần được chuyên môn hóa, phải tham mưu khách quan, chính xác với các cấp ủy, chính quyền về những điển hình tiên tiến./.

www.vietnamplus.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Chủ tịch Hồ Chí Minh

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thăm và tặng quà học sinh Trường THPT Dân tộc Nội trú tỉnh Lào Cai

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thăm và tặng quà học sinh Trường THPT Dân tộc Nội trú tỉnh Lào Cai

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tới thăm, tặng quà cho trường Dân tộc Nội trú Lào Cai và các em học sinh nghèo vượt khó, có thành tích học tập tiêu biểu.
Thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư Việt Nam - Bangladesh

Thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư Việt Nam - Bangladesh

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tham dự Diễn đàn Chính sách, pháp luật thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư Việt Nam - Bangladesh.
Bộ Công Thương ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 90 của Chính phủ

Bộ Công Thương ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 90 của Chính phủ

Kế hoạch hành động là căn cứ để các cơ quan, đơn vị tổ chức và thực hiện, kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết, đánh giá và rút kinh nghiệm.
Hà Nội: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ

Hà Nội: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ

Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong đã quán triệt về tiếp tục tăng cường công tác lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Tăng cường phối hợp về công tác đảng giữa Bộ Công Thương và Đảng uỷ Khối

Tăng cường phối hợp về công tác đảng giữa Bộ Công Thương và Đảng uỷ Khối

Đây là nội dung Quy chế phối hợp giữa Ban cán sự đảng Bộ Công Thương và Đảng uỷ Khối Các cơ quan Trung ương tại TP Hồ Chí Minh.

Tin cùng chuyên mục

Đề nghị Bộ Chính trị xem xét kỷ luật nguyên Bí thư, Chủ tịch tỉnh Quảng Ninh

Đề nghị Bộ Chính trị xem xét kỷ luật nguyên Bí thư, Chủ tịch tỉnh Quảng Ninh

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã đề nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét kỷ luật nguyên Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh và hàng loạt nguyên cán bộ.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm chính thức Bangladesh và Bulgaria

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm chính thức Bangladesh và Bulgaria

Sáng 21/9, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời Hà Nội lên đường thăm chính thức Bangladesh và Bulgaria.
"Dứt khoát không để hợp thức hóa chung cư mini trong Luật Nhà ở"

"Dứt khoát không để hợp thức hóa chung cư mini trong Luật Nhà ở"

Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ủy ban Pháp luật rà soát lại dự án Luật Nhà ở (sửa đổi), dứt khoát không để hợp thức hóa chung cư mini trong Luật Nhà ở.
Giảm số năm đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu để được hưởng lương hưu

Giảm số năm đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu để được hưởng lương hưu

Thường trực Ủy ban Xã hội tán thành đề xuất của Chính phủ việc giảm số năm đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu để được hưởng lương hưu từ 20 năm xuống 15 năm.
Đề xuất chi thu nhập tăng thêm cho công chức, viên chức Thủ đô

Đề xuất chi thu nhập tăng thêm cho công chức, viên chức Thủ đô

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) quy định chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc các cơ quan, đơn vị Thủ đô.
Nhiều dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2023 cao nhất chỉ ở mức 6%

Nhiều dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2023 cao nhất chỉ ở mức 6%

Chuyên gia kinh tế, các tổ chức quốc tế đều dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm nay cao nhất chỉ ở mức 6% - đồng nghĩa với việc sẽ khó để đạt mục tiêu 6,5%.
Doanh nghiệp kiến nghị gì tại Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2023?

Doanh nghiệp kiến nghị gì tại Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2023?

Các DN trong nước và FDI đã gửi gắm tâm tư tại Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2023 với mong muốn xây dựng chính sách, thúc đẩy phát triển nền kinh tế.
Chủ tịch Quốc hội: Cần phải “làm mới” các động lực tăng trưởng cũ

Chủ tịch Quốc hội: Cần phải “làm mới” các động lực tăng trưởng cũ

Cần phải “làm mới” các động lực tăng trưởng cũ, các động lực tăng trưởng truyền thống trên cơ sở ban hành, thực thi khuôn khổ chính sách, pháp luật.
Bổ nhiệm lại Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Phạm Thanh Hà

Bổ nhiệm lại Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Phạm Thanh Hà

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã ký Quyết định số 1059/QĐ-CTN bổ nhiệm lại ông Phạm Thanh Hà giữ chức vụ Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước.
Đề xuất tăng mức lợi nhuận khi đầu tư xây dựng nhà ở xã hội lên 15%

Đề xuất tăng mức lợi nhuận khi đầu tư xây dựng nhà ở xã hội lên 15%

Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội đề xuất, tăng lợi nhuận định mức của các nhà đầu tư tham gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội lên 15%, trước đây quy định là 10%.
An ninh hàng không là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng

An ninh hàng không là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang khẳng định, Việt Nam xác định bảo đảm an toàn, an ninh hàng không là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng.
Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH: “Rút bảo hiểm xã hội một lần là thực trạng rất day dứt”

Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH: “Rút bảo hiểm xã hội một lần là thực trạng rất day dứt”

Theo Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH, giai đoạn 2016 - 2022, số người rút bảo hiểm xã hội một lần lên đến 3,5 triệu người, thường rơi vào các trường hợp đóng dưới 5 năm.
Trưởng Ban Pháp chế VCCI chỉ rõ 6 rào cản của doanh nghiệp Việt Nam

Trưởng Ban Pháp chế VCCI chỉ rõ 6 rào cản của doanh nghiệp Việt Nam

Tại Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2023, Trưởng Ban Pháp chế VCCI đã đề cập đến 6 rào cản, khó khăn tiêu biểu của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.
"Doanh nghiệp Việt Nam giỏi chống chịu, sống dai nhưng chậm lớn"

"Doanh nghiệp Việt Nam giỏi chống chịu, sống dai nhưng chậm lớn"

Tại Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2023, PGS.TS Trần Đình Thiên cho rằng, doanh nghiệp Việt Nam giỏi chống chịu, sống dai nhưng chậm lớn.
Thực trạng “có tiền nhưng không tiêu được” vẫn phổ biến

Thực trạng “có tiền nhưng không tiêu được” vẫn phổ biến

Tình hình giải ngân vốn đầu tư công tuy được cải thiện ít nhiều nhưng còn rất chậm, thực trạng “có tiền nhưng không tiêu được” vẫn phổ biến.
Chủ tịch Quốc hội: Việt Nam vững vàng vượt qua thách thức trước “những cơn gió ngược”

Chủ tịch Quốc hội: Việt Nam vững vàng vượt qua thách thức trước “những cơn gió ngược”

Tại Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2023, Chủ tịch Quốc hội cho hay, Việt Nam cơ bản đã vững vàng vượt qua khó khăn, thách thức trước “những cơn gió ngược”.
Dự kiến lấy phiếu tín nhiệm 44 chức danh ngay đầu kỳ họp 6 của Quốc hội

Dự kiến lấy phiếu tín nhiệm 44 chức danh ngay đầu kỳ họp 6 của Quốc hội

Quốc hội dự kiến lấy phiếu tín nhiệm với 44 chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn tại kỳ họp 6, khai mạc vào ngày 23/10.
Thành viên của Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng

Thành viên của Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng

Hội đồng được thành lập nhằm đổi mới cơ chế điều phối vùng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của vùng đồng bằng sông Hồng phát triển nhanh, bền vững.
Cơ quan Trung ương nào dẫn đầu giải ngân vốn đầu tư công?

Cơ quan Trung ương nào dẫn đầu giải ngân vốn đầu tư công?

Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ Quốc phòng, Hội nông dân…là các đơn vị có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cao.
Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XV dự kiến khai mạc vào ngày 23/10/2023

Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XV dự kiến khai mạc vào ngày 23/10/2023

Chiều 18/9, tiếp tục phiên họp thứ 26, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 6 của Quốc hội.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động