TS. Võ Trí Thành: Tháo "ngòi nổ" trái phiếu để gỡ nghẽn dòng tiền
Tài chính 28/11/2022 15:56 Theo dõi Congthuong.vn trên
TS. Võ Trí Thành: Muốn phát triển kinh tế tư nhân phải “xây nhà từ móng”! Thị trường trái phiếu doanh nghiệp và câu chuyện về thể chế quản lý Tháo gỡ khó khăn cho thị trường tài chính |
TS. Võ Trí Thành, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia cho rằng, dòng tiền đang bị tắc nghẽn, do đó cần phải tháo gỡ các nút thắt để doanh nghiệp tiếp cận được vốn với chi phí hợp lý.
Theo TS. Võ Trí Thành, nguyên nhân chính khiến cho dòng tiền tắc nghẽn là do thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang bị tê liệt. Kênh cổ phiếu thì thị trường ảm đạm; room tín dụng rất eo hẹp...
Một trong những lý do khiến dòng tiền bị tắc nghẽn khan hiếm còn do đầu tư công và các gói hỗ trợ tài khóa giải ngân quá chậm. Vấn đề nữa là tâm lý phòng thủ của thị trường rất cao dẫn đến thanh khoản khan hiếm.
![]() |
TS Võ Trí Thành, Chuyên gia kinh tế |
Theo đánh giá của TS. Võ Trí Thành, khó khăn lớn nhất hiện nay là cùng lúc chúng ta phải xử lý ba bài toán. Thứ nhất là ổn định kinh tế vĩ mô. Thứ hai là câu chuyện tỷ giá và cán cân thanh toán quốc tế. Thứ ba là an toàn của hệ thống ngân hàng. “Đây là mục tiêu rất thách thức và bài toán đi tìm điểm cân bằng đó không đơn giản khi xét ở nhiều chiều” - TS. Võ Trí Thành nhấn mạnh
Vị chuyên gia cũng lý giải: “Mặc dù từ góc độ của doanh nghiệp thì khát vốn là nhu cầu rất chính đáng. Song từ góc độ người quản lý vĩ mô, an toàn hệ thống, ổn định vĩ mô cũng rất quan trọng. Vì vậy nhiệm vụ của chúng ta là phải tìm được điểm cân bằng”.
Theo ông Thành, cái giỏi, cái khéo của nhà điều hành để làm sao tìm được điểm cân bằng mà không gây ra sự đổ vỡ trên thị trường bất động sản, hệ thống ngân hàng hay cả niềm tin thị trường và xã hội.
“Ở đây phải thẳng thắn mà nói, dư địa chính sách tiền tệ đang khá hạn hẹp. Trong khi chúng ta có vị thế tài khóa tốt. Nhưng rất tiếc việc triển khai thực hiện lại chưa nhanh như mong muốn. Gói hỗ trợ nền kinh tế 350.000 tỷ đồng đến nay mới thực hiện được khoảng 60.000 tỷ đồng, còn gần 300.000 tỷ đồng chưa thực hiện được. Gói hỗ trợ thuê nhà cho người lao động cũng chưa được như kỳ vọng…” - TS. Võ Trí Thành nêu quan điểm.
Vị chuyên gia cho rằng, muốn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thời gian tới, Chính phủ cần tập trung đẩy nhanh giải ngân gói hỗ trợ này. Bên cạnh đẩy mạnh chi tiêu hàng trăm ngàn tỷ đồng đầu tư công đang ứ đọng thì có thể xem xét các gói hỗ trợ không còn “hợp thời” phải linh hoạt chuyển tiền đó sang các lĩnh vực khác. Ví dụ, có thể dùng thêm tiền nguồn khác để hỗ trợ gói cho người lao động vay thuê nhà nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp đang khó khăn đơn hàng để giữ chân người lao động.
![]() |
TS. Võ Trí Thành: “Mấu chốt tháo điểm nghẽn thị trường hiện nay vẫn là tháo "ngòi nổ" trái phiếu |
Tuy vậy, theo TS. Võ Trí Thành: “Mấu chốt tháo điểm nghẽn thị trường hiện nay vẫn là tháo "ngòi nổ" trái phiếu”. Ông nêu quan điểm: “Nếu muốn gỡ được điểm nghẽn này, cần phải lưu tâm đến một số vấn đề. Trước tiên là thông tin minh bạch và nhà hoạch định chính sách phải cam kết rất rõ ràng về trái phiếu. Bên cạnh đó, cách xử lý sai phạm trong giai đoạn khó khăn này phải hài hòa hơn, khéo léo hơn”.
Mặt khác, Việt Nam cũng có thể tham khảo cách giải cứu thị trường bất động sản của Trung Quốc gần đây để đưa ra giải pháp cho phù hợp. Ông cho biết, gói giải cứu thị trường bất động sản của Trung Quốc tập trung vào một số điểm cơ bản, trong đó tạo điều kiện cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp quay lại vận hành; linh hoạt điều kiện cho vay với bất động sản…
Còn về đề xuất nới room tín dụng, TS. Võ Trí Thành cho rằng, thời điểm này việc nới room không còn nhiều ý nghĩa. Dư địa tín dụng từ nay đến cuối năm vẫn còn khoảng 2%, tương đương còn hơn 230 nghìn tỷ đồng sẽ được bơm ra nền kinh tế. Vì vậy điều quan trọng là đưa dòng vốn này đến đúng địa chỉ.
Theo TS. Võ Trí Thành, con số tăng trưởng tín dụng 14% là hợp lý về cả ngắn hạn lẫn dài hạn. Ông lý giải, dư địa chính sách tiền tệ rất hạn hẹp khi mà phải xử lý cùng lúc nhiều vấn đề ổn định vĩ mô, an toàn hệ thống… Ngân hàng Nhà nước phải cân đối các yếu tố trên, nên việc thận trọng giữ room tín dụng ở mức 14% là phù hợp.
Đối với những khó khăn hiện tại của thị trường, TS. Võ Trí Thành cho rằng, các bộ, ngành liên quan sau khi tìm ra được gốc rễ của vấn đề nên cùng ngồi lại "xúm tay" vào để xử lý sẽ hiệu quả hơn.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Cổ phiếu HOT của Công ty CP Du lịch Dịch vụ Hội An có khả năng bị hủy niêm yết?

Chứng khoán hôm nay ngày 2/2: VN-Index sẽ kiểm tra vùng hỗ trợ gần 1.060 – 1.070 điểm?

Fed tăng lãi suất lần thứ 8

Thí điểm nộp thuế điện tử với hàng hóa xuất nhập khẩu qua trung gian thanh toán

VietinBank: Chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ, chuyển dịch kênh số
Tin cùng chuyên mục

Tỷ giá USD thị trường tự do: Nhu cầu mua cao, giá bán vẫn thấp hơn giá ngân hàng

Tháng 1/2023, thu ngân sách từ xuất nhập khẩu đạt 24.852 tỷ đồng

Hơn 638,6 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư công năm 2023 đã được phân bổ

Thị trường chứng khoán Việt Nam giảm mạnh trước thông tin Fed tăng lãi suất?

"Phát hành chui" cổ phiếu và không công bố thông tin, Công trình 134 bị xử phạt 350 triệu đồng

Quý IV thảm bại của KBC: Lần đầu tiên có doanh thu âm, lỗ trước thuế 532 tỷ

Chứng khoán hôm nay ngày 1/2: Chỉ số VN-Index có quán tính tăng điểm và thử thách ngưỡng cản 1.120 điểm

Tháng đầu năm 2023, thu ngân sách bằng 104,4% so với cùng kỳ năm 2022

Ông Nguyễn Thanh Tùng được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc Vietcombank

Giao dịch ngoại hối với VPBank, khách hàng doanh nghiệp nhận quà tặng lên đến 220 triệu đồng

Hà Nội: Các tổ chức tín dụng huy động được hơn 4.600 nghìn tỷ đồng tiền vốn

“Ông lớn” Vietcombank tăng vốn lên hơn 75.000 tỷ đồng, phát hành hơn 2,7 tỷ cổ phiếu

Cấp hơn 51 nghìn tỷ đồng chi trả chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp

Chứng khoán hôm nay ngày 31/1: Cơ hội mua thêm cổ phiếu trong những nhịp điều chỉnh

ABBANK có quyền Tổng giám đốc mới

Biên lãi ròng (NIM) của MSB tăng trưởng tốt trong năm 2022

HDBank đạt kết quả kinh doanh trên 10.200 tỷ đồng, hoàn thành 105% kế hoạch năm 2022

Rủi ro tiền điện tử ngày càng cao

Tỷ giá USD tự do tiếp tục lao dốc, thấp hơn giá USD ngân hàng
