TS. Võ Trí Thành: Thái độ của người tiêu dùng phản ánh thương hiệu doanh nghiệp

Theo TS. Võ Trí Thành, thái độ của người tiêu dùng phán ánh thương hiệu, uy tín của doanh nghiệp cùng câu chuyện sản xuất, kinh doanh có trách nhiệm.
Tăng cường quảng bá, kết nối nông sản đến người tiêu dùng thông qua nền tảng mạng xã hội Phát huy hiệu quả quản lý nhà nước về cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Chủ động kiểm soát thị trường để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Trao đổi với Báo Công Thương, TS. Võ Trí Thành - Chuyên gia kinh tế, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh đã chia sẻ quan điểm về câu chuyện xây dựng thương hiệu, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp và mối quan hệ hữu cơ với trách nhiệm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Doanh nghiệp bảo vệ người tiêu dùng cũng chính là nâng cao thương hiệu, uy tín của doanh nghiệp mình. Là một chuyên gia về thương hiệu, ông có nhận định như thế nào về mối quan hệ tương hỗ này?

Chúng ta đang đề cập đến hai tác nhân quan trọng nhất trên thị trường, đó là đơn vị sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng. Hai bên có mối quan hệ hữu cơ, cộng sinh với nhau.

Trước kia, thị trường ở thế “Trăm người bán, vạn người mua”, thị trường chịu sự chi phối của người bán, doanh nghiệp không bán cho người này thì bán cho người khác. Tuy nhiên, hiện nay doanh nghiệp và chính người tiêu dùng đã có ý thức về vai trò và quyền lợi của người tiêu dùng.

TS. Võ Trí Thành: Thái độ của người tiêu dùng phản ánh thương hiệu doanh nghiệp
TS. Võ Trí Thành - Chuyên gia kinh tế, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh

Người tiêu dùng là nhân tố quyết định sự phát triển bền vững, sự sống còn của doanh nghiệp. Nếu không được người tiêu dùng ủng hộ thì hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp rất khó tồn tại trên thị trường. Sản phẩm không đảm bảo tiêu chuẩn về chất lượng, doanh nghiệp không đảm bảo tiêu chí về trách nhiệm xã hội, ứng xử với người tiêu dùng… thì rất có thể bị quay lưng. Đặc biệt trong bối cảnh mới, người tiêu dùng có khả năng tiếp cận, phản ánh, chia sẻ thông tin và sử dụng các thiết chế để bảo vệ quyền lợi của mình.

Bảo vệ người tiêu dùng còn gắn với việc phát triển đất nước. Không phải ngẫu nhiên trong tất cả các cam kết quốc tế, khi đàm phán và đi đến ký kết đều có những điều khoản về bảo vệ sức khỏe, quyền lợi người tiêu dùng liên quan đến môi trường, y tế,… mà không một quốc gia, doanh nghiệp nào được phép vi phạm và gây thiệt hại cho người tiêu dùng.

Có ý kiến cho rằng một trong những nguyên nhân dẫn tới việc quyền lợi của người tiêu dùng bị xâm phạm nghiêm trọng là do người dân chưa chủ động tố giác sai phạm của các tổ chức, cá nhân kinh doanh hoặc nếu có tố giác thì chế tài xử lý của chúng ta chưa đủ mạnh. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?

Trong những câu chuyện sai phạm của tổ chức, cá nhân kinh doanh, nhiều người có tâm lý tặc lưỡi bỏ qua, cho rằng vai trò và tiếng nói của mình không quan trọng, hoặc chưa nắm rõ quy định pháp luật để phản ánh đến những cơ quan liên quan.

Tuy nhiên, bên cạnh những câu chuyện đó, ở đây tôi muốn nhấn mạnh một điều quan trọng, đó là chúng ta phải hiểu người tiêu dùng hiện nay, lối sống hiện nay và có cách sản xuất, kinh doanh bắt nhịp.

Ví dụ như chúng ta nói đến sản xuất, kinh doanh “xanh”, “bền vững”, nói đến trách nhiệm xã hội, đó không chỉ là khẩu hiệu mà là trò chơi thị trường thật sự. Bởi vì doanh nghiệp phải làm đúng, sản phẩm phải chất lượng thì người tiêu dùng mới bỏ tiền ra mua hàng hóa, dịch vụ.

Như vậy là người tiêu dùng có vai trò thúc đẩy tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, quá trình cạnh tranh. Và quan trọng là chúng ta làm sao để dần dần người Việt Nam thực sự tự hào dùng hàng Việt Nam.

Như vậy, cả doanh nghiệp và người tiêu dùng cần có ý thức trong việc đảm bảo hoạt động sản xuất, kinh doanh minh bạch, bảo vệ người tiêu dùng, bởi đằng sau đó là lợi ích lâu dài của người tiêu dùng và sự thúc đẩy phát triển cho doanh nghiệp Việt.

Trong bối cảnh nước ta đang hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay, để thương hiệu của doanh nghiệp phát triển một cách bền vững, ông có những khuyến nghị gì đối với các doanh nghiệp?

Hiện nay chúng ta đang ở giai đoạn cần phát triển các doanh nghiệp tầm cỡ, có tính dẫn dắt, lan tỏa, và hình ảnh trên trường quốc tế là rất quan trọng.

Xây dựng thương hiệu là khiến người tiêu dùng chấp nhận, biến thành hành động mua hàng và lan tỏa ra cộng đồng. Đó là thước đo rất quan trọng cho thương hiệu và giá trị của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có thể xuất khẩu sang các nước phát triển, những thị trường khó tính, xuất khẩu được bền vững thì đó cũng là thước đo chứng tỏ được năng lực, chất lượng, tên tuổi của doanh nghiệp.

Về việc xây dựng thương hiệu, năng lực cạnh tranh, logo, khẩu hiệu, hoạt động quảng bá… chưa phải những yếu tố quyết định. Thương hiệu là quá khứ, là hiện tại, là tương lai; thương hiệu phải thể hiện được tầm nhìn, sứ mệnh của doanh nghiệp, phải có câu chuyện về doanh nghiệp, câu chuyện về công nghệ, quá trình sản xuất kinh doanh, trách nhiệm môi trường, trách nhiệm xã hội, được kể bằng sự chân thành, trung thực, gắn với xu thế.

TS. Võ Trí Thành: Thái độ của người tiêu dùng phản ánh thương hiệu doanh nghiệp
Xây dựng thương hiệu là khiến người tiêu dùng chấp nhận, biến thành hành động mua hàng và lan tỏa ra cộng đồng

Bên cạnh đó, cần nhận thức rằng, xây dựng thương hiệu không chỉ mang tính cá nhân mà cần gắn với ý thức với ngành nghề. Nếu mình sai thì sẽ dẫn đến hệ lụy cho cả các doanh nghiệp khác. Một doanh nghiệp bán lẻ không đảm bảo tiêu chuẩn thì người tiêu dùng có quyền nghi ngờ tất cả doanh nghiệp bán lẻ khác. Vì vậy, các doanh nghiệp cũng phải có ý thức cộng đồng.

Mở rộng hơn, cả Nhà nước, cả người tiêu dùng và nhà sản xuất kinh doanh cần hiểu vai trò của mình, vai trò đó phải gắn với 2 câu: Có trách nhiệm - bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nhưng bảo vệ một cách có trách nhiệm; Lòng tin - niềm tin có từ chất lượng sản phẩm, cách ứng xử của doanh nghiệp, sự minh bạch thông tin…

Năm 2024, trên cơ sở Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 mới được ban hành và yêu cầu của người tiêu dùng đối với việc được cung cấp thông tin chính xác, an toàn, Bộ Công Thương tiếp tục lựa chọn chủ đề cho các hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam là: “Thông tin minh bạch - Tiêu dùng an toàn” giống như năm 2023, ý kiến của ông về việc tiếp tục chọn chủ đề này?

Đối với chủ để hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2024 “Thông tin minh bạch - Tiêu dùng an toàn”, tôi nghĩ là cần thiết. Đặc biệt, vế “thông tin minh bạch” là vô cùng quan trọng. “Tiêu dùng an toàn” cũng là vấn đề rất cấp thiết hiện nay, từ câu chuyện hàng giả, hàng nhái đến an toàn thực phẩm…

Tuy nhiên, theo tôi, đã đến lúc chúng ta phải nghĩ lớn hơn về “tiêu dùng”. Tôi nghĩ từ bao quát nhất là “bền vững”, gắn với những đòi hỏi về an toàn nhưng cũng gắn với xu thế của cuộc cách mạng tiêu dùng hiện nay: An toàn, xanh, nhân văn, thậm chí là cá tính, cá thể hóa. Khi chúng ta triển khai hành động theo mục tiêu và định hướng như vậy không chỉ đem lại lợi ích cho người tiêu dùng mà cũng chính là phục vụ cho việc phát triển sản xuất, kinh doanh lâu bền.

Việc chúng ta tuân thủ, thực thi tốt Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng là cơ sở để trong quá trình phát triển, chúng ta tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý cũng như các thiết chế để xử lý các vấn đề có thể phát sinh trong tương tác giữa hoạt động sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng.

Chúng ta rất chú trọng câu chuyện quyền và lợi ích của người tiêu dùng. Nói như vậy không có nghĩa chúng ta chỉ nhìn vế “người tiêu dùng” mà cần nhìn vào nhiều vai trò khác trong thị trường, như vai trò của đơn vị sản xuất, kinh doanh, vai trò của Nhà nước… Tổng thể hài hòa của tất cả các bên liên quan sẽ tạo nên một hiệu ứng tốt: Tiêu dùng tốt, sản xuất kinh doanh tốt, đất nước phát triển tốt.

Xin cảm ơn ông!

Lê Na (thực hiện)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Người tiêu dùng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Xuất khẩu gạo và bài toán nâng cao chuỗi giá trị

Xuất khẩu gạo và bài toán nâng cao chuỗi giá trị

Việc xây dựng một nền sản xuất lớn, ứng dụng công nghệ tốt hơn và quản lý phù hợp, kết hợp chế biến sâu sẽ giúp nâng cao chuỗi giá trị cho xuất khẩu gạo.
6 tháng đầu năm xuất khẩu gạo có thể đạt khoảng 4,5 triệu tấn

6 tháng đầu năm xuất khẩu gạo có thể đạt khoảng 4,5 triệu tấn

Nhu cầu gạo ở các thị trường trên thế giới rất lớn song để tận dụng và đẩy mạnh xuất khẩu gạo các doanh nghiệp phải tăng cường thông tin.
Vì sao cơ quan soạn thảo đề xuất điện dư phát lên lưới giá 0 đồng?

Vì sao cơ quan soạn thảo đề xuất điện dư phát lên lưới giá 0 đồng?

Cơ chế điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu, nếu dư phát lên lưới với giá 0 đồng, được cho là nhằm bảo đảm an ninh, an toàn hệ thống điện, hỗ trợ nhà đầu tư.
Báo Công Thương tổ chức Tọa đàm

Báo Công Thương tổ chức Tọa đàm ''Đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm ngành năng lượng''

Lúc 9h30 ngày 26/4, Báo Công Thương tổ chức Tọa đàm ''Đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm ngành năng lượng''.
Xuất khẩu gạo kỳ vọng tiếp tục bứt phá trong năm 2024

Xuất khẩu gạo kỳ vọng tiếp tục bứt phá trong năm 2024

Dần khẳng định thương hiệu và uy tín trên thị trường quốc tế, xuất khẩu gạo được kỳ vọng sẽ tiếp tục bứt phá trong năm 2024 này.

Tin cùng chuyên mục

Báo Công Thương đoạt giải Cuộc thi

Báo Công Thương đoạt giải Cuộc thi ''Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới''

Tối ngày 24/4, Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới” lần thứ ba (2023-2024) diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội.
Xử lý thông tin xấu độc trên TikTok, phải làm nghiêm từ gốc!

Xử lý thông tin xấu độc trên TikTok, phải làm nghiêm từ gốc!

TikTok phải ủy quyền cho pháp nhân ở Việt Nam quản lý nội dung, có như vậy mới xử lý triệt để các tồn tại, mối nguy cho an ninh quốc gia.
Bộ Công Thương triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo

Bộ Công Thương triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo

Triển khai nhiều giải pháp, Bộ Công Thương đã, đang và sẽ tiếp tục đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu gạo nói riêng và ngành lúa gạo Việt Nam nói chung.
Ngày 26/4 sẽ diễn ra Hội nghị triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo

Ngày 26/4 sẽ diễn ra Hội nghị triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo

Ngày 26/4, sẽ diễn ra Hội nghị đánh giá kết quả xuất khẩu gạo năm 2023, quý I/2024 và triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo trong thời gian tới.
Bộ Công Thương đẩy mạnh công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

Bộ Công Thương đẩy mạnh công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

Theo Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân, năm 2023 công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của ngành Công Thương đạt được những kết quả rất tích cực.
Vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại Yên Bái: Bài học đắt giá về kỷ luật an toàn lao động

Vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại Yên Bái: Bài học đắt giá về kỷ luật an toàn lao động

Vụ tai nạn lao động đau lòng khiến 7 công nhân tử vong tại Công ty CP Xi măng và Khoáng sản Yên Bái thực sự là bài học đắt giá về kỷ luật an toàn lao động.
Cần nghiêm khắc hơn nữa đối với các hành vi lợi dụng mạng xã hội tung tin bịa đặt về lãnh đạo Đảng, Nhà nước

Cần nghiêm khắc hơn nữa đối với các hành vi lợi dụng mạng xã hội tung tin bịa đặt về lãnh đạo Đảng, Nhà nước

Những hành vi phát tán tin giả, sai sự thật, vu khống, nói xấu, kích động, gieo rắc hoài nghi về lãnh đạo Đảng, Nhà nước... cần phải xử lý nghiêm khắc hơn nữa.
Ai vén màn sự thật về cái chết của 3 cây Sao đen trên phố Lò Đúc?

Ai vén màn sự thật về cái chết của 3 cây Sao đen trên phố Lò Đúc?

Ba cây Sao đen trên phố Lò Đúc, Hà Nội bỗng chốc "chết đứng" vào cuối năm 2023, để lại những nghi vấn, day dứt trong lòng dư luận.
Xung đột chính trị căng thẳng và nỗi lo đơn hàng của doanh nghiệp Việt

Xung đột chính trị căng thẳng và nỗi lo đơn hàng của doanh nghiệp Việt

Trong bối cảnh căng thẳng chính trị tiếp tục leo thang, các doanh nghiệp xuất khẩu lại một lần nữa đứng trước nguy cơ đứt gãy đơn hàng.
Bộ Chính trị khiển trách Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH; đề nghị khai trừ Đảng cựu Bí thư Quảng Ngãi Lê Viết Chữ

Bộ Chính trị khiển trách Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH; đề nghị khai trừ Đảng cựu Bí thư Quảng Ngãi Lê Viết Chữ

Ngày 19/4/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm.
Cơ hội tham gia chuỗi cung ứng: Cái khó bó cái khôn

Cơ hội tham gia chuỗi cung ứng: Cái khó bó cái khôn

Thiếu vốn đầu tư dây chuyền công nghệ đáp ứng nhu cầu sản xuất là một trong những rào cản khiến doanh nghiệp đang bỏ lỡ cơ hội tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.
Quyết liệt các giải pháp để sớm bình ổn thị trường vàng

Quyết liệt các giải pháp để sớm bình ổn thị trường vàng

Chưa đầy một năm, Chính phủ đã liên tiếp ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, đôn đốc quản lý thị trường vàng, nhằm ổn định thị trường, bảo vệ quyền lợi người mua.
Thưa chủ các tiệm vàng, cứ uy tín như PNJ thì sợ gì!

Thưa chủ các tiệm vàng, cứ uy tín như PNJ thì sợ gì!

Kinh doanh vàng có nguồn gốc rõ ràng, không nhái thương hiệu như PNJ thì không phải đóng cửa, không phải lo việc bị lực lượng chức năng kiểm tra.
Bộ Công Thương cụ thể hóa Nghị quyết về phát triển ngành đường sắt

Bộ Công Thương cụ thể hóa Nghị quyết về phát triển ngành đường sắt

Bộ Công Thương vừa ban hành chương trình hành động nhằm cụ thể hóa Nghị quyết của Chính phủ về định hướng phát triển ngành đường sắt đến năm 2030.
Sữa sản xuất trong nước mới đáp ứng 40% nhu cầu

Sữa sản xuất trong nước mới đáp ứng 40% nhu cầu

Sữa nguyên liệu tại Việt Nam hiện chỉ đáp ứng khoảng 40% nhu cầu tiêu thụ trong nước nên đây vẫn là ngành có nhiều tiềm năng phát triển.
Nông sản Việt sẽ đi xa hơn nhờ chuỗi giá trị

Nông sản Việt sẽ đi xa hơn nhờ chuỗi giá trị

Nông sản Việt sẽ đi xa hơn nhờ chuỗi giá trị, nhưng để chuỗi này vận hành “trơn tru” thì cần hội tụ nhiều yếu tố, trong đó, cần thái độ và quy mô hợp tác đủ lớn
Ai sẽ giải oan cho thịt gà?

Ai sẽ giải oan cho thịt gà?

Sau khi liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm, nhiều người dân ở TP. Nha Trang lo ngại, hạn chế sử dụng các món ăn chế biến từ thịt gà.
Hiệu trưởng trường tiểu học bị tố “ăn bớt” tiền học sinh bán trú: Đừng để "con sâu làm rầu nồi canh"

Hiệu trưởng trường tiểu học bị tố “ăn bớt” tiền học sinh bán trú: Đừng để "con sâu làm rầu nồi canh"

Câu chuyện nữ hiệu trưởng Trường Tiểu học Đông Thọ (tỉnh Thanh Hóa) bị tố “ăn bớt” tiền học sinh bán trú, dư luận mong sớm có kết luận từ cơ quan Công an.
Lãnh đạo Tập đoàn TKV làm việc với tỉnh ủy Lâm Đồng

Lãnh đạo Tập đoàn TKV làm việc với tỉnh ủy Lâm Đồng

Tập đoàn TKV luôn xác định tỉnh Lâm Đồng là địa bàn chiến lược để tiếp tục đầu tư thăm dò phát triển tài nguyên và đầu tư các dự án bô xít - alumin mới.
Giảm thiểu rủi ro khi giá cà phê tăng bất thường

Giảm thiểu rủi ro khi giá cà phê tăng bất thường

Giữa bối cảnh giá cà phê tăng cao, doanh nghiệp nên hạn chế "mua xa, bán xa" còn ngân hàng nên tăng hạn mức cho doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu cà phê.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động