TS. Võ Trí Thành: Làm sao để người Việt Nam ưu tiên dùng tiền Việt Nam?

TS. Võ Trí Thành cho rằng, bằng mọi cách phải để người Việt Nam ưu tiên dùng tiền Việt Nam, tức làm thế nào để tiền Việt Nam hấp dẫn hơn USD trong nền kinh tế.
TS. Võ Trí Thành: Tháo "ngòi nổ" trái phiếu để gỡ nghẽn dòng tiền TS.Võ Trí Thành: Không thể duy trì tăng trưởng xuất khẩu 2 con số mà phải nhìn vào giá trị gia tăng!

Đối mặt với hai “cơn gió ngược” từ bên ngoài và hai “vòng gió xoáy” ở bên trong

Ngày 26/7, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tiếp tục tăng lãi suất cơ bản thêm 0,25 điểm %, đưa lãi suất lên mức cao nhất 22 năm, thế nhưng phản ứng thị trường trong nước dường như không còn quá quan tâm đến động thái này. Trên thực tế, từ đầu năm đến nay, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có tới 4 lần hạ lãi suất điều hành, đi ngược với xu hướng của đa số các nước lớn.

Theo TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển thương hiệu và cạnh tranh, có 2 “cơn gió ngược” cùng những bất định, rủi ro từ bên ngoài đã ảnh hưởng tới kinh tế Việt Nam. “Cơn gió ngược” thứ nhất đến từ sự suy giảm kinh tế thế giới, nhất là các đối tác thương mại, đầu tư chính của Việt Nam và mức độ phục hồi của nền kinh tế Trung Quốc.

“Cơn gió ngược” thứ 2 là các điều kiện tài chính tiền tệ ngặt nghèo. Song tin tốt lành, theo vị chuyên gia, là "cơn gió ngược" này có thể sẽ dịu đi do lạm phát đã qua đỉnh từ tháng 10/2022 và giảm nhanh hơn rất nhiều so với kỳ vọng (như lạm phát ở Mỹ). Chính sách tiền tệ ở nhiều nước phát triển dần sẽ nhẹ nhàng hơn. Đặc biệt, ngày 26/7 có thể là lần tăng lãi suất cuối cùng trước khi giữ nguyên hoặc giảm của Fed. "Cơn gió này đang từ cấp 7 cấp 8 sẽ giảm xuống cấp 3 cấp 4", ông nhận định.

Ngoài ra, đằng sau 2 "cơn gió ngược" này, chúng ta sẽ còn phải sống với một giai đoạn còn dài những rủi ro, bất định như xung đột địa - chính trị, cạnh tranh giữa các nước lớn, nợ tài chính, và biến đỏi khí hậu…

TS. Võ Trí Thành: Làm sao để người Việt Nam ưu tiên dùng tiền Việt Nam?
TS. Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển thương hiệu và cạnh tranh

Bên ngoài có 2 cơn gió ngược thì bên trong nền kinh tế Việt Nam còn có 2 “vòng gió xoáy”. “Vòng gió xoáy” nặng nhất là từ cuối năm ngoái, chúng ta phải đối mặt với áp lực lớn về tỷ giá, lãi suất, lạm phát và cả vấn đề thanh khoản, vấn đề liên quan đến bảng cân đối tài sản của không ít ngân hàng. Ngoài ra còn là sự rung lắc thị trường chứng khoán và trái phiếu doanh nghiệp, thị trường bất động sản. Bên cạnh đó cũng có một số vấn đề liên quan đến cách xử lý càng dẫn đến niềm tin thị trường sụt giảm.

Bằng nỗ lực, sự quyết liệt chính sách và còn có sự “may mắn” khi áp lực từ bên ngoài giảm, hiện nhiều vấn đề tài chính tiền tệ đươc xử lý khá hiệu quả, thanh khoản cơ bản được cải thiện và khá dồi dào, thậm chí lãi suất qua đêm trên thị trường liên ngân hàng có những lúc giảm đến mức không thể giảm được nữa, gần như bằng 0. Áp lực lãi suất, tỷ giá, lạm phát cũng đã giảm đi rất nhiều.

“Vòng gió xoáy” thứ 2 là kinh tế thực; từ quý IV/2022, kinh tế thực giảm sút rõ rệt, nhất là qua xuất khẩu. Trong suốt quá trình cải cách đổi mới từ những năm 1990 trở lại đây, chưa bao giờ ghi nhận mức giảm về xuất khẩu, thương mại như nửa đầu năm 2023. Đây là hiện tượng rất đáng suy nghĩ, đặc biệt là nhìn nhận trong trung và dài hạn, khi quy mô xuất khấu, thương mại trên GDP hiện đã rất lớn.

Theo vị chuyên gia, thực hiện được mục tiêu GDP cả năm đạt 6%, không nói đến mục tiêu Quốc hội đề ra 6,5%, là không đơn giản, rất thách thức. Song chúng ta vẫn có thể kỳ vọng vào tình hình thế giới ít nhiều bớt khó hơn và nhất là nỗ lực khắc phục từ bên trong. Những điều kiện thuận lợi hơn đã cho phép Việt Nam chuyển sang chính sách tiền tệ nới lỏng nhằm hỗ trợ phục hồi, tăng trưởng kinh tế.

Làm sao để đồng Việt Nam hấp dẫn hơn USD trong nền kinh tế?

Có một biến số rất quan trọng, ảnh hưởng rất nhiều tới chính sách tiền tệ thời gian qua là tỷ giá. Đây cũng vẫn là vấn đề còn nhiều điểm phải lưu ý, tính tới trong thời gian tới. Câu chuyện tỷ giá trước hết gắn liền với một tam giác - cái được gọi là “Bộ tam không thể đồng thời”: Tỷ giá cố định, dòng vốn chu chuyển tự do và chính sách tiền tệ độc lập. Sự độc lập chính sách tiền tệ có thể hiểu là khả năng kiểm soát được cung tiền theo ý muốn của ngân hàng trung ương.

Về lý thuyết, chúng ta chỉ có thể đạt được 2/3, chứ không thể đồng thời đạt được cả 3 điều này. Có thể hiểu, không thể vừa có khả năng kiểm soát cung tiền một cách hiệụ quả, lại vừa cho dòng vốn chảy ra chảy vào nền kinh tế thoải mái, đồng thời có tỷ giá ổn định. Nếu muốn để cho ngân hàng trung ương kiểm soát được cung tiền, cho dòng vốn luân chuyển tự do, thì phải để tỷ giá hoàn toàn linh hoạt.

TS. Võ Trí Thành: Làm sao để người Việt Nam ưu tiên dùng tiền Việt Nam?
TS. Võ Trí Thành: Làm sao để người Việt Nam ưu tiên dùng tiền Việt Nam?

Trên thực tế, ở nhiều nước và cả Việt Nam, tỷ giá không hoàn toàn linh hoạt nhưng cũng không cố định, dòng vốn ra - vào được thả ít nhiều cùng những hạn chế nhất định. Vì vậy, điều hành chính sách tiền tệ cần sự khéo léo và cả nghệ thuật; có những du di (và cả sự phối hợp với chính sách tài khóa) để đạt được mục tiêu trong từng giai đoạn.

Sự dịch chuyển dòng vốn này còn liên quan đến kỳ vọng lãi suất, tỷ giá, thể hiện rõ nhất theo nguyên tắc cân bằng lãi suất. Nếu lãi suất đồng USD cộng với kỳ vọng mất giá đồng tiền nội tệ lớn hơn lãi suất đồng nội tệ thì dòng vốn sẽ chảy ra, nhất là trong điều kiện dòng vốn luân chuyển tự do. Nhưng kể cả khi vốn không được luân chuyển tự do thì thị trường cũng có “đường lách”. Bài toán phức tạp hơn nếu có sự dịch chuyển trong nền kinh tế, giữa đồng USD và đồng nội tệ, tức vấn đề đô la hóa.

Vì vậy mà từ năm 2011 đến nay, chúng ta luôn kiên trì với chính sách để đồng VND luôn hấp dẫn hơn đồng USD. Lãi suất tiền gửi VND vì vậy luôn cao hơn nhiều so với USD, dù mức độ mất giá của VND hàng năm trong nhiều năm lại đây chỉ khoảng 1-2%. Kết quả là, mức độ đôla hóa đã giảm mạnh, người dân Việt Nam ưu tiên tiền đồng hơn. Dù vậy vẫn phải luôn đề phòng, chẳng hạn như tháng 10/2022 đã có hiện tượng hơi đảo chiều khi người ta có xu hướng chuyển sang găm giữ đồng USD, với kỳ vọng VND sẽ mất giá mạnh, chưa kể dòng vốn còn chạy ra ngoài do lãi suất của Mỹ tăng cao.

Đầu tháng 7/2023, tỷ giá đã “nổi sóng” do các doanh nghiệp FDI chuyển lợi nhuận về nước và lãi suất đồng VND thấp hơn rất nhiều so với USD trên thị trường liên ngân hàng. Bằng mọi cách, chúng ta phải để người Việt Nam ưu tiên dùng tiền Việt Nam, tức làm thế nào để đồng VND hấp dẫn hơn USD trong nền kinh tế.

Đến nay, tỷ giá đã khá ổn định, ngoài những nỗ lực trong nước thì cũng một phần may mắn khi lạm phát một số nước lớn hạ nhiệt, đồng USD trên thị trường quốc tế đi xuống. Trong năm nay, Việt Nam sẽ không phải quá lo về tỷ giá; nếu có mất giá thì cũng khó quá 1-1,5%.

Vấn đề Overshooting của tỷ giá (tỷ giá biến động quá mức) cũng dễ gặp phải trong nền kinh tế mở, tức khi có một cú sốc, thị trường thường sẽ phản ứng quá mức. Ví dụ như cuối năm 2022, trước biến động tài chính - tiền tệ từ bên ngoài, tỷ giá VND/USD vọt lên đến 24.800 đồng (VND mất giá hơn 9%); tâm lý thị trường bất an, tăng mạnh bán VND và mua USD.

Cộng với “bộ tam”, cân bằng lãi suất, lòng tin thị trường phụ thuộc vào độ minh bạch của chính sách, sự kiên định thực thi và hiệu lực của chính sách. Ví dụ khi tăng lãi suất để bảo vệ giá trị đồng tiền, nhưng vấn đề là thị trường có tin là đủ nguồn lực, làm đủ liều lượng để tác động hay không. Nếu thị trường không tin, thì tỷ giá có thể chỉ hạ nhiệt trong thời gian ngắn, nhưng sau đó lại bật lên.

Biến đông thị trường tài chính, về bản chất nằm ở lòng tin. Nếu không có lòng tin, thị trường dễ hoảng loạn, thậm chí đổ vỡ. May mắn là vừa qua chúng ta chỉ bị Overshooting 1 lần cuối năm 2022. Tỷ giá sau đó đã hạ nhiệt nhờ thực thi quyết liệt chính sách tiền tệ chặt chẽ, sự kiên định với ổn định kinh tế vĩ mô cộng thêm điều kiện bên ngoài thuận lợi hơn.

Ngân Thương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tỷ giá USD/VND

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Ngành Công Thương nỗ lực bứt phá, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế

Ngành Công Thương nỗ lực bứt phá, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế

Ngành Công Thương tiếp tục khẳng định vai trò của một Bộ quản lý nhà nước, góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó
PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng: Dự báo, xuất nhập khẩu năm 2025 sẽ vượt con số 1.000 tỷ USD

PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng: Dự báo, xuất nhập khẩu năm 2025 sẽ vượt con số 1.000 tỷ USD

Đà tăng trưởng xuất nhập khẩu 2024 rất lớn, dự báo sang năm 2025, ‘mưa thuận, gió hòa’, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam có thể vượt con số 1.000 tỷ USD.
Tinh gọn bộ máy là cơ hội để cán bộ, công chức, viên chức tìm kiếm việc làm phù hợp năng lực

Tinh gọn bộ máy là cơ hội để cán bộ, công chức, viên chức tìm kiếm việc làm phù hợp năng lực

Theo Luật sư Nguyễn Thanh Hà, quá trình tinh gọn bộ máy sẽ là cơ hội để cán bộ, công chức, viên chức tìm kiếm vị trí việc làm mới phù hợp hơn với năng lực.
Bức tranh sáng cho hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025

Bức tranh sáng cho hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025

Xuất nhập khẩu năm 2025 được dự báo sẽ tiếp tục đạt được những thành tích nổi bật khi nhu cầu thị trường tiếp tục gia tăng, lạm phát ở nhiều thị trường giảm...
Bộ Công Thương đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới

Bộ Công Thương đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới

Bộ Công Thương đã tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ có phẩm chất, năng lực đáp ứng chiến lược phát triển ngành Công Thương.

Tin cùng chuyên mục

Bệ phóng chuyển đổi số: Đột phá đào tạo nhân lực ngành Công Thương

Bệ phóng chuyển đổi số: Đột phá đào tạo nhân lực ngành Công Thương

Nhận thức được tầm quan trọng của chuyển đổi số, Bộ Công Thương không ngừng nỗ lực, triển khai nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế số.
Ngành phân bón tích cực ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất

Ngành phân bón tích cực ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất

Phân bón là một trong những ngành tích cực ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất và đã mang lại những kết quả nhất định.
Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Luật Điện lực (sửa đổi) sẽ khuyến khích đầu tư vào năng lượng tái tạo

Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Luật Điện lực (sửa đổi) sẽ khuyến khích đầu tư vào năng lượng tái tạo

Theo Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Luật Điện lực (sửa đổi) mở đường cho các cơ chế pháp lý rõ ràng, minh bạch hơn; khuyến khích đầu tư vào nguồn năng lượng tái tạo.
Xuất khẩu hàng hóa sang EU, doanh nghiệp đừng quên thực hiện trách nhiệm xã hội

Xuất khẩu hàng hóa sang EU, doanh nghiệp đừng quên thực hiện trách nhiệm xã hội

Một trong những tiêu chí để được xuất hàng sang châu Âu mà doanh nghiệp cần ghi nhớ đó là thực hiện trách nhiệm xã hội, trong đó có thúc đẩy bình đẳng giới.
Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam: Khẳng định sự vươn mình của hàng Việt

Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam: Khẳng định sự vươn mình của hàng Việt

Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam đã được triển khai 15 năm, mang lại hiệu quả tích cực trong việc khẳng định sự vươn mình của hàng Việt.
Tái khởi động điện hạt nhân Ninh Thuận: Công nghệ nào cho Việt Nam?

Tái khởi động điện hạt nhân Ninh Thuận: Công nghệ nào cho Việt Nam?

Công nghệ nhà máy điện hạt nhân hiện nay rất đa dạng, tuy nhiên theo ông Lê Đại Diễn, Việt Nam nên sử dụng công nghệ đã được kiểm chứng.
Bước tiến mới trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ngành Công Thương

Bước tiến mới trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ngành Công Thương

Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công Thương Trung ương đã tổ chức nhiều khóa đào tạo, bồi dưỡng, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ ngành Công Thương.
TS. Hà Đăng Sơn: Luật Điện lực (sửa đổi) khơi thông các điểm nghẽn để phát triển bền vững

TS. Hà Đăng Sơn: Luật Điện lực (sửa đổi) khơi thông các điểm nghẽn để phát triển bền vững

Theo chuyên gia năng lượng, TS Hà Đăng Sơn, Luật Điện lực (sửa đổi) sẽ giúp khơi thông các điểm nghẽn pháp lý trong phát triển điện lực ở Việt Nam.
Nâng cao năng lực chuyển đổi số đáp ứng yêu cầu của thời đại 4.0

Nâng cao năng lực chuyển đổi số đáp ứng yêu cầu của thời đại 4.0

Chuyển đổi số ngành Công Thương đang được đẩy mạnh với mục tiêu nâng cao năng lực cho cán bộ, công chức nhưng công tác đào tạo vẫn gặp nhiều thách thức.
Bộ Công Thương phát triển nhân lực số để chuyển đổi số hiệu quả

Bộ Công Thương phát triển nhân lực số để chuyển đổi số hiệu quả

Trong quá trình chuyển đổi số, Bộ Công Thương đặc biệt quan tâm đến nguồn nhân lực số và thay đổi nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức để bắt kịp xu thế.
Để văn hóa không chỉ là nguồn cảm hứng mà còn là nguồn lực kinh tế vô tận

Để văn hóa không chỉ là nguồn cảm hứng mà còn là nguồn lực kinh tế vô tận

Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa phải tạo nên những đột phá, để văn hóa không chỉ là nguồn cảm hứng mà còn là nguồn lực kinh tế vô tận.
Từ vận động đến tự hào sản xuất, tiêu dùng hàng Việt Nam

Từ vận động đến tự hào sản xuất, tiêu dùng hàng Việt Nam

15 năm triển khai Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, loạt giải pháp của Bộ Công Thương giúp người tiêu dùng ưa thích hàng Việt Nam.
Cổng FTAP: Cung cấp thông tin FTA hữu ích tới cộng đồng doanh nghiệp

Cổng FTAP: Cung cấp thông tin FTA hữu ích tới cộng đồng doanh nghiệp

Sau gần 4 năm đi vào hoạt động, Cổng FTAP đã trở thành một địa chỉ cung cấp thông tin FTA hữu ích tới cộng đồng doanh nghiệp, người dân.
Tái khởi động điện hạt nhân: Quyết sách chiến lược vì tương lai năng lượng Việt Nam

Tái khởi động điện hạt nhân: Quyết sách chiến lược vì tương lai năng lượng Việt Nam

Việc nghiên cứu và triển khai điện hạt nhân tại Việt Nam, tái khởi động các dự án được xem là chiến lược hết sức quan trọng.
Vượt qua rào cản để thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững tại Việt Nam

Vượt qua rào cản để thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững tại Việt Nam

TS. Nguyễn Quốc Hùng chia sẻ về thách thức và cơ hội, đồng thời đề xuất các giải pháp cụ thể trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững.
Thúc đẩy tài chính xanh: Việt Nam trên hành trình phát triển bền vững

Thúc đẩy tài chính xanh: Việt Nam trên hành trình phát triển bền vững

Tài chính xanh đang trở thành yếu tố then chốt thúc đẩy tăng trưởng bền vững tại Việt Nam, với những cam kết mạnh mẽ và giải pháp thiết thực cho tương lai.
Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để 'khơi dòng' tài chính xanh

Khung pháp lý về tài chính xanh vẫn còn nhiều hạn chế, gây khó khăn cho các tổ chức tín dụng trong việc triển khai các sản phẩm và dịch vụ liên quan...

'Bệ phóng' tài chính xanh: Đưa Việt Nam đến tăng trưởng bền vững

Tài chính xanh có vai trò then chốt trong quá trình phát triển bền vững của Việt Nam, hỗ trợ mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Hà Nội: Đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng, tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa

Hà Nội: Đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng, tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa

Với mức giảm giá đến 100%, Tháng khuyến mại Hà Nội năm 2024 sẽ tạo đột phá kích cầu tiêu dùng nội địa, tăng tổng mức bán lẻ dịp cuối năm và Tết 2025.
Di sản văn hoá: Định hình bản sắc, thúc đẩy phát triển của Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Di sản văn hoá: Định hình bản sắc, thúc đẩy phát triển của Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Di sản văn hóa không chỉ là ký ức, mà là sức mạnh sống động giúp định hình bản sắc, truyền cảm hứng và thúc đẩy sự phát triển của Việt Nam trong kỷ nguyên mới.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động