Truy xuất nguồn gốc thực phẩm - Cần sức ép từ hai phía

Tại Việt Nam, Luật An toàn thực phẩm được xây dựng theo nguyên tắc quản lý toàn bộ chuỗi sản xuất, kinh doanh thực phẩm “từ trang trại đến bàn ăn”. Tuy nhiên, vấn đề truy xuất nguồn gốc sản phẩm đang gặp nhiều khó khăn, nhất là các cơ sở sản xuất nhỏ, lẻ.

Truy xuất nguồn gốc sản phẩm là giải pháp hiệu quả bảo đảm ATTP

Cơ sở nhỏ, lẻ gặp khó khăn

Trong một cuộc thăm dò dư luận do ngành thực phẩm châu Á (FIA) tổ chức vào tháng 4/2015, an toàn thực phẩm (ATTP) là vấn đề có ảnh hưởng lớn nhất đối với tiêu dùng tại châu Á. ATTP không chỉ ảnh hưởng đến xuất khẩu mà người dân trong nước cũng lo ngại về vấn đề này. Theo các chuyên gia kinh tế, muốn nâng cao hiệu quả về ATTP thì truy xuất nguồn gốc sản phẩm là một giải pháp cần thiết.

Tại Việt Nam, Luật ATTP được xây dựng theo nguyên tắc quản lý toàn bộ chuỗi sản xuất, kinh doanh thực phẩm “từ trang trại đến bàn ăn”: tổ chức, cá nhân phải chịu trách nhiệm về an toàn đối với thực phẩm do mình sản xuất, kinh doanh; cơ sở sản xuất, kinh doanh cần nắm toàn bộ chuỗi sản xuất thực phẩm mới có thể bảo đảm thực phẩm an toàn; doanh nghiệp (DN), người tiêu dùng và cơ quan quản lý phải nắm được xuất xứ sản phẩm, giúp tìm nguyên nhân khi có sự cố về ATTP xảy ra.

Theo ông Nguyễn Hùng Long - Phó Cục trưởng Cục ATTP (Bộ Y tế), việc truy xuất nguồn gốc các DN lớn hầu như không gặp khó khăn, bởi họ thường có hệ thống quản lý và sổ sách ghi chép, lưu giữ nguồn gốc nguyên liệu, sản phẩm và quá trình sản xuất, phân phối lưu thông; bản thân các DN cũng được các cơ quan chức năng kiểm tra trong quá trình cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện và công bố sản phẩm. Tuy nhiên, ở các cơ sở nhỏ, lẻ, nhiều mặt hàng, nhất là nông, lâm thủy sản được mua từ nhiều nguồn khác nhau, không có hệ thống quản lý, sổ sách. Bên cạnh đó, việc kinh doanh thực phẩm nhập khẩu chủ yếu dựa vào hồ sơ DN, hầu như chỉ truy xuất được tới đơn vị xuất khẩu, khó có điều kiện kiểm tra thực tế tại cơ sở sản xuất.

Cần áp lực từ người tiêu dùng và cơ quan quản lý

Bà Võ Ngân Giang - Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên hợp quốc (FAO)- cho rằng, người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến ATTP và sẵn sàng trả giá cao hơn cho các sản phẩm được truy xuất nguồn gốc. Tuy nhiên, việc truy xuất nguồn gốc cũng gặp nhiều khó khăn do không có cơ sở dữ liệu để quản lý và chia sẻ thông tin về vận chuyển, kiểm dịch gia cầm giữa các tỉnh, không có mã số thống nhất cho cơ sở giết mổ và nhà phân phối…

Theo đại diện Bộ Công Thương, tại những trang trại thực hiện VietGap, Global Gap thì việc thực hiện truy xuất nguồn gốc không khó nhưng với các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ, lẻ thì không đơn giản. Hơn nữa, việc thực hiện truy xuất nguồn gốc cần đề cao trách nhiệm của chính quyền cấp cơ sở, chừng nào họ đứng ngoài cuộc thì vấn đề này khó có thể thực hiện hiệu quả.

Ông Alexander Kliegl- Chủ tịch Tiểu ban kinh doanh thực phẩm, nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản- Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (Euro Cham) - nhấn mạnh, muốn bảo đảm khả năng truy xuất nguồn gốc, điều quan trọng là phải có sự vào cuộc của cơ quan quản lý bằng các chế tài buộc các cơ sở sản xuất, kinh doanh phải thực hành sản xuất tốt. Việt Nam cần tiến hành làm từng ngành một, ví dụ, sản phẩm gia cầm là quan trọng nhất và dễ làm nhất thì nên bắt đầu từ ngành này và làm trọn vẹn, từ kinh nghiệm thành công mà ngành hàng đã làm có thể áp dụng cách tiếp cận này sang các ngành hàng khác.

Ông Nguyễn Xuân Dương- Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN & PTNT): Khó khăn hiện nay trong truy xuất nguồn gốc là do tập quán canh tác, chăn nuôi, giết mổ nhỏ, lẻ. Muốn truy xuất nguồn gốc hiệu quả, cần áp lực cả từ người tiêu dùng và cơ quan quản lý.
Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: An toàn thực phẩm

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Honda Việt Nam triệu hồi hơn 220 xe Gold Wing và CBR1000RR để khắc phục lỗi chết máy, khó khởi động

Honda Việt Nam triệu hồi hơn 220 xe Gold Wing và CBR1000RR để khắc phục lỗi chết máy, khó khởi động

Honda Việt Nam công bố chiến dịch triệu hồi 221 xe Gold Wing và CBR1000RR để kiểm tra hiện tượng phồng cánh bơm xăng gây lỗi chết máy và khó khởi động.
Bị tố “chiếm dụng vốn” của nhà bán hàng, Shopee nói gì?

Bị tố “chiếm dụng vốn” của nhà bán hàng, Shopee nói gì?

Chính sách áp dụng đổi, trả mới của Shopee được người tiêu dùng đồng tình tuy nhiên lại đang gây bức xúc với nhà bán hàng bởi họ cho rằng bị "giam" tiền lâu…
Xử phạt 4 đơn vị kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu Ống nhựa Hoa Sen

Xử phạt 4 đơn vị kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu Ống nhựa Hoa Sen

Giải pháp bảo vệ thương hiệu và công tác chống hàng giả với ngành nhựa và công bố kết quả điều tra về sản phẩm nhái thương hiệu Ống nhựa Hoa Sen trên thị trường
Toyota Việt Nam triệu hồi hơn 1.300 xe Land Cruiser và Lexus LX600

Toyota Việt Nam triệu hồi hơn 1.300 xe Land Cruiser và Lexus LX600

Toyota Việt Nam cho biết, hơn 1.300 xe Land Cruiser 300 và Lexus LX600 sẽ được triệu hồi để cập nhật phần mềm điều khiển hộp số tự động.
Đề xuất bổ sung quy định xử phạt hành vi buôn bán hàng giả, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Đề xuất bổ sung quy định xử phạt hành vi buôn bán hàng giả, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Bộ Công Thương đề xuất quy định xử phạt mới đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Tin cùng chuyên mục

‘Thông tin minh bạch - Tiêu dùng an toàn’ để bảo vệ quyền của người tiêu dùng

‘Thông tin minh bạch - Tiêu dùng an toàn’ để bảo vệ quyền của người tiêu dùng

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là trách nhiệm và nghĩa vụ của không chỉ của cơ quan chức năng, doanh nghiệp mà còn ở chính người tiêu dùng.
Truyền cảm hứng và niềm tin cho người tiêu dùng

Truyền cảm hứng và niềm tin cho người tiêu dùng

Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam được tổ chức thường niên sẽ gắn kết cộng đồng trong và ngoài nước, truyền cảm hứng và niềm tin cho người tiêu dùng.
Nhiều dấu ấn tích cực trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Nhiều dấu ấn tích cực trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Trên cơ sở nền tảng pháp luật vững chắc, trong gần 12 năm qua, công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã đạt được nhiều dấu ấn tích cực.
Quảng Ninh phát động Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam 2024

Quảng Ninh phát động Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam 2024

Công tác bảo vệ người tiêu dùng đã được các cấp, ngành, tổ chức xã hội, tầng lớp nhân dân Quảng Ninh nhiệt liệt hưởng ứng.
Lễ phát động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2024

Lễ phát động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2024

Sáng 15/3, Bộ Công Thương tổ chức lễ phát động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2024 với chủ đề “Thông tin minh bạch - Tiêu dùng an toàn”.
Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam trong tình hình mới

Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam trong tình hình mới

Để đảm bảo cuộc sống cho hàng chục triệu gia đình thì hoạt động mua bán trên thị trường vô cùng sôi động, lượng hàng hóa giao dịch khổng lồ diễn ra hàng ngày.
Khẳng định tầm quan trọng của thông tin đối với sự an toàn của người tiêu dùng

Khẳng định tầm quan trọng của thông tin đối với sự an toàn của người tiêu dùng

Ngày Quyền của người tiêu dùng 2024 với chủ đề “Thông tin minh bạch - Tiêu dùng an toàn” - khẳng định tầm quan trọng của thông tin đối với sự an toàn của NTD.
Hà Nội: Phát động “Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam" năm 2024

Hà Nội: Phát động “Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam" năm 2024

Chiều 14/3, Sở Công Thương Hà Nội tổ chức lễ phát động hưởng ứng “Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam” năm 2024 trên địa bàn thành phố.
Đắk Lắk: Nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2024

Đắk Lắk: Nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2024

Sở Công Thương Đắk Lắk đã lên kế hoạch tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2024 vào ngày 15/3.
Dừng làm thủ tục hải quan với Công ty đa cấp Seacret do nợ thuế

Dừng làm thủ tục hải quan với Công ty đa cấp Seacret do nợ thuế

Công ty đa cấp Seacret bị cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại TP. Hồ Chí Minh do nợ thuế gần 200 triệu đồng.
Ninh Thuận tổ chức nhiều hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Ninh Thuận tổ chức nhiều hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Ninh Thuận tổ chức nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam, góp phần xây dựng môi trường kinh doanh, tiêu dùng lành mạnh.
Một sàn thương mại điện tử kéo dài thời gian đổi - trả hàng cho người tiêu dùng

Một sàn thương mại điện tử kéo dài thời gian đổi - trả hàng cho người tiêu dùng

Để bảo vệ người tiêu dùng, sàn thương mại điện tử Shopee vừa thực hiện chính sác kéo dài thời gian đổi/trả hàng tròng vòng 15 ngày, thay vì 3 ngày như trước.
Bộ Công Thương tổ chức 5 đợt kiểm tra kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp

Bộ Công Thương tổ chức 5 đợt kiểm tra kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp

Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia cho biết, năm 2024, đơn vị dự kiến tổ chức 5 đợt kiểm tra kiến thức pháp luật bán hàng đa cấp, kiến thức cho đầu mối tại địa phương.
Mức phí mới cho việc cấp giấy chứng nhận đăng ký bán hàng đa cấp là 5 triệu đồng/lần

Mức phí mới cho việc cấp giấy chứng nhận đăng ký bán hàng đa cấp là 5 triệu đồng/lần

Thông tư số 09 của Bộ Tài chính có hiệu lực từ 21/3, quy định mức thu thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5 triệu đồng/lần.
Bước đột phá trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Bước đột phá trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2024 với nhiều quy định đã được hoàn thiện, bổ sung, điều chỉnh.
Bộ Công Thương: Siết chặt quản lý, đưa bán hàng đa cấp vào quỹ đạo

Bộ Công Thương: Siết chặt quản lý, đưa bán hàng đa cấp vào quỹ đạo

Theo Bộ Công Thương, nhờ siết chặt quản lý, ngành bán hàng đa cấp ở Việt Nam đang từng bước hoạt động ổn định, doanh thu tăng đều.
Mức xử phạt cao nhất 60 triệu đồng đối với hành vi tăng giá hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý

Mức xử phạt cao nhất 60 triệu đồng đối với hành vi tăng giá hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý

Mức xử phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 60 triệu đồng tùy vào hành vi tăng giá hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý và tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ bán tăng giá.
TP. Hồ Chí Minh: Mua sắm Tết vô tình phát hiện hàng giả, phản ánh ở đâu?

TP. Hồ Chí Minh: Mua sắm Tết vô tình phát hiện hàng giả, phản ánh ở đâu?

Để tránh mua phải hàng giả, người tiêu dùng nên mua tại các điểm bán uy tín. Trường hợp lỡ mua phải hàng giả cần liên hệ cơ quan chức năng phản ánh.
Cẩn trọng "hàng không rõ nguồn gốc” trong Giỏ quà Tết

Cẩn trọng "hàng không rõ nguồn gốc” trong Giỏ quà Tết

Giỏ quà tết luôn được nhiều người lựa chọn tuy nhiên, nhiều sản phẩm không rõ nguồn gốc được người bán đưa vào nhằm kiếm lời.
Bộ Công Thương cảnh báo Công ty Trí tuệ tự nhiên kinh doanh đa cấp không phép

Bộ Công Thương cảnh báo Công ty Trí tuệ tự nhiên kinh doanh đa cấp không phép

Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia cảnh báo dấu hiệu kinh doanh đa cấp không phép liên quan đến Công ty Thương mại Trí tuệ tự nhiên/Trung tâm Khoa học trí tuệ tự nhiên.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động