Trưởng Ban Kinh tế Trung ương: Xác định vai trò của doanh nghiệp dẫn dắt trong phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Trưởng Ban Kinh tế Trung ương đã làm việc với Tập đoàn Viettel về Đề án: Chủ trương, chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến 2030, tầm nhìn đến 2045.
Ban Kinh tế Trung ương: Quyết tâm cao để thực hiện và hoàn thành có chất lượng các đề án Trưởng Ban Kinh tế Trung ương: Khơi dậy và phát huy tối đa tiềm năng, giá trị nguồn lực đất đai Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Tập đoàn Viettel: Định hướng hợp tác chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ trong thương mại và năng lượng

Chính sách nào để phát triển doanh nghiệp dân tộc?

Chiều ngày 3/8, đoàn công tác của Ban chỉ đạo xây dựng Đề án "Chủ trương, chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” đã có buổi làm việc với Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội Viettel.

Trưởng Ban Kinh tế Trung ương: Kỳ vọng vai trò dẫn dắt của Tập đoàn Viettel
Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh làm việc với Tập đoàn Viettel

Phát biểu chào mừng tại buổi làm việc, ông Tào Đức Thắng - Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel bày tỏ vui mừng được đón Đoàn công tác đến làm việc. Đồng chí cho rằng, đây là cơ hội để Tập đoàn được báo cáo về tình hình sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là những khó khăn, tồn tại hiện nay của Tập đoàn.

Đồng thời, cũng đề xuất một số cơ chế, chính sách mới cho phát triển công nghệ cao, chuyển đổi số, đầu tư ra nước ngoài để Thường trực Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án có thêm những thông tin trong quá trình nghiên cứu, xây dựng Đề án, tham mưu những chủ trương, chính sách về công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thời gian tới.

Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh nêu rõ, Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII, Bộ Chính trị giao Ban Kinh tế Trung ương chủ trì, phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương, địa phương xây dựng Đề án "Chủ trương, chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” trình Hội nghị Trung ương 6 khóa XIII.

Đây là một đề án quan trọng, có tầm ảnh hưởng lớn và quyết định đến tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước, trong đó có sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp nói chung, các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghiệp nói riêng.

Để hoàn thiện Đề án, cũng như để sau này Nghị quyết ban hành có tính thực thi và hiệu quả cao, cơ quan thường trực xây dựng Đề án hiểu rằng vai trò, đóng góp và những đề xuất của các doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình nghiên cứu, đề xuất các chủ trương, chính sách thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa cho giai đoạn tới.

Tại buổi làm việc, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương mong muốn được lắng nghe báo cáo trực tiếp của các thành viên Ban Chỉ đạo, nhất là của Tập đoàn Viettel về những bài học kinh nghiệm trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thời gian qua; những kiến nghị, đề xuất về chủ trương, chính sách phù hợp trong bối cảnh mới.

Thứ hai, quan điểm của Tập đoàn Viettel về xác định các ngành công nghiệp ưu tiên, mũi nhọn trong thời gian tới; cũng như đề xuất các cơ chế, chính sách xác định các doanh nghiệp dẫn dắt nhất là đối với doanh nghiệp nhà nước để thực hiện vai trò dẫn dắt công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong các lĩnh vực.

Các đề xuất để cụ thể hóa chủ trương về tăng cường liên kết giữa công nghiệp dân sinh và công nghiệp quốc phòng; cần những cơ chế, chính sách, tiếp cận và hỗ trợ thế nào để phát huy hiệu quả thực chất và nhân rộng những mô hình mới, cách làm hay; những vấn đề cần quyết sách chính trị của Ban Chấp hành Trung ương để tháo gỡ hoặc định hướng phát triển trong thời gian tới…

Trưởng Ban Kinh tế Trung ương: Kỳ vọng vai trò dẫn dắt của Tập đoàn Viettel
Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh phát biểu tại buổi làm việc

Thứ ba, vai trò dẫn dắt của Tập đoàn Viettel đối với nhiệm vụ: Phát triển công nghệ thông tin và viễn thông, công nghiệp điện tử của Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tới đây như thế nào? Chính sách nào để phát triển doanh nghiệp dân tộc?”.

Thứ tư, Nếu mô hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thời gian tới của nước ta là Mô hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi với sáng tạo gắn với yêu cầu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững, bao trùm” thì cần thêm, bớt thành tố gì hoặc cần thay đổi thế nào?

Luận cứ cho những đề xuất là gì? Nội dung cốt lõi của mô hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa mới như thế nào? Các thành tố chính trong mục tiêu tổng quát của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030 là gì? Tầm nhìn đến năm 2045 ra sao? Các mục tiêu/chỉ tiêu cụ thể cần nêu trong Nghị quyết tới sẽ thế nào?

Gỡ vướng mắc, thúc đẩy phát triển công nghiệp công nghệ cao

Tại buổi làm việc, các đại biểu đã thảo luận, đề cập tới những vấn đề cần quyết sách chính trị của Ban Chấp hành Trung ương để tháo gỡ hoặc định hướng phát triển trong thời gian tới; đề xuất góp ý vào nội dung Đề án và những điểm cần làm rõ; những điểm mới đề án như: Cần nghiên cứu, xem xét về khái niệm và nội hàm của khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Bên cạnh đó, xác định các lĩnh vực chú trọng như công nghiệp nền tảng, công nghệ lõi để đề xuất nhiệm vụ và giải pháp công nghiệp hóa, hiện đại hóa phù hợp; xác định các doanh nghiệp dẫn dắt và có cơ chế, chính sách đột phá, nhất là đối với doanh nghiệp Nhà nước để thực hiện vai trò dẫn dắt công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong các lĩnh vực…

Đáng chú ý, còn một số tồn tại, vướng mắc làm cản trở quá trình phát triển công nghiệp công nghệ cao như chưa có cơ chế giao những nhiệm vụ cho các doanh nghiệp Nhà nước thực hiện một số dự án/nhiệm vụ quan trọng, thuộc các lĩnh vực mới, lĩnh vực khó, mang tính chất mở đường, dẫn dắt; cơ chế, hỗ trợ điều phối để tạo ra sự hợp lực giữa các doanh nghiệp lớn, tập đoàn kinh tế trong nước để phát triển một số công nghệ/sản phẩm nền tảng, tạo ra sự thay đổi mang tính đột phá cho các ngành công nghiệp.

Ngoài ra, còn chậm triển khai xây dựng cơ chế, chính sách theo mô hình sandbox để tạo thuận lợi cho việc triển khai các công nghệ, dịch vụ mới nhất đặc biệt là các công nghệ số, công nghệ của cách mạng công nghiệp 4.0; thể chế hóa chủ trương về Quỹ đầu tư mạo hiểm đối với các doanh nghiệp Nhà nước… Đây cũng chính là những tồn tại, vướng mắc đã được nhận diện trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nói chung.

Trưởng Ban Kinh tế Trung ương: Kỳ vọng vai trò dẫn dắt của Tập đoàn Viettel
Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel Tào Đức Thắng phát biểu

Phát biểu kết luận tại hội nghị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương đánh giá cao những kết quả, thành tựu tích cực mà Tập đoàn Viettel đã đạt được trong những năm qua cũng như những kết quả đạt được của Viettel trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

"Viettel là một minh chứng điển hình cho vai trò quan trọng của doanh nghiệp Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, một doanh nghiệp có khát vọng lớn, mở rộng không ngừng, bắt nhịp cùng cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, để vươn lên mạnh mẽ" - ông Trần Tuấn Anh nhấn mạnh.

Tập đoàn Viettel cũng là doanh nghiệp đầu tiên Ban Chỉ đạo Trung ương xây dựng Đề án tới làm việc trực tiếp, điều này cho thấy vai trò đặc biệt quan trọng của Tập đoàn trong quá trình thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhất là trong phát triển công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông; xây dựng hạ tầng số; phát triển công nghiệp quốc phòng theo hướng lưỡng dụng, liên kết chặt chẽ, hiệu quả với công nghiệp dân sinh; phát triển các ngành nghề mới như ngành công nghiệp vũ khí công nghệ cao, ngành công nghiệp an ninh mạng…

"Với tinh thần dám nghĩ, dám làm, Viettel sẽ là đơn vị tiên phong đi đầu trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, từ đó, lan toả ra các lĩnh vực; đóng vai trò là doanh nghiệp dẫn dắt trong ngành viễn thông - công nghệ thông tin ở Việt Nam, đóng góp vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" - Trưởng ban Kinh tế Trung ương nói.

Theo Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, các ý kiến tại buổi làm việc đều khẳng định rằng, trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế ngày càng mạnh mẽ cùng với việc thực thi các Hiệp định thương mại tự do (FTA), nhất là các FTA thế hệ mới (RCEP, CPTPP, EVFTA) và sự tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, quan điểm công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong thời gian tới cần phải thay đổi để phù hợp với bối cảnh mới; xác định nội dung cốt lõi của mô hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa mới, đặc biệt là giải quyết được vấn đề thể chế để thực hiện thành công mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn 2045...

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Khoa học và công nghệ

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hé lộ hình ảnh Toyota Land Cruiser 300 đời mới

Hé lộ hình ảnh Toyota Land Cruiser 300 đời mới

Gần đây, một tài khoản mạng xã hội tại Trung Đông đã chia sẻ hình ảnh nội thất của mẫu xe Toyota Land Cruiser 300 đời mới nhất.
Việt Nam sở hữu nhiều điều kiện thuận lợi thúc đẩy trí tuệ nhân tạo

Việt Nam sở hữu nhiều điều kiện thuận lợi thúc đẩy trí tuệ nhân tạo

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, Việt Nam đang sở hữu nhiều điều kiện thuận lợi để thúc đẩy trí tuệ nhân tạo (AI).
Jaecoo J7 PHEV: Lựa chọn xanh cho tương lai bền vững

Jaecoo J7 PHEV: Lựa chọn xanh cho tương lai bền vững

Jaecoo J7 PHEV được kỳ vọng là một mẫu xe tối ưu trong quá trình chuyển đổi công nghệ xanh thân thiện môi trường.
Subaru

Subaru 'bắt tay' Toyota sản xuất SUV Forester Hybrid

Subaru đã hợp tác cùng Toyota, một "ông lớn" trong lĩnh vực ô tô hybrid, để phát triển công nghệ sản xuất mẫu SUV Forester sắp ra mắt.
Sản lượng toàn cầu của Toyota giảm trong 10 tháng liên tiếp

Sản lượng toàn cầu của Toyota giảm trong 10 tháng liên tiếp

Vào tháng 11/2024, ghi nhận sản lượng toàn cầu của Toyota giảm lần thứ 10 liên tiếp khi xuất xưởng 869.230 xe.

Tin cùng chuyên mục

Hướng tới công nghệ xanh, giảm phát thải khí nhà kính

Hướng tới công nghệ xanh, giảm phát thải khí nhà kính

Chương trình khoa học và công nghệ Net Zero kỳ vọng tạo ra các giải pháp đột phá về công nghệ thu giữ và lưu trữ các-bon, công nghệ giảm phát thải khí nhà kính.
Thương mại hóa 5G, ứng dụng vào ngành công nghiệp thông minh

Thương mại hóa 5G, ứng dụng vào ngành công nghiệp thông minh

Sự hội tụ của công nghệ 5G và sản xuất thông minh đang định hình lại bức tranh công nghiệp, mở ra một kỷ nguyên mới được gọi là công nghiệp 4.0.
10 sự kiện công nghệ thông tin và truyền thông tiêu biểu nhất năm 2024

10 sự kiện công nghệ thông tin và truyền thông tiêu biểu nhất năm 2024

Tắt sóng 2G đưa 18 triệu thuê bao lên 4G; chính thức thương mại hoá 5G... nằm trong 10 sự kiện công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) tiêu biểu năm 2024.
Thiết lập hành lang pháp lý, tạo đột phá phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

Thiết lập hành lang pháp lý, tạo đột phá phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

Dự án Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo sẽ thiết lập các hành lang pháp lý đầy đủ để thúc đẩy sự phát triển của hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia.
Chương trình bình chọn Xe của năm 2025 chính thức

Chương trình bình chọn Xe của năm 2025 chính thức 'mở cổng'

Ngày 25/12, cộng đồng người dùng Otofun chính thức mở bình chọn chương trình Xe của năm 2025 khi các mẫu xe chia theo phân khúc về giá của từng phiên bản.
Giám sát chương trình triệu hồi gần 4.150 xe Ford Explorer lỗi ốp trụ

Giám sát chương trình triệu hồi gần 4.150 xe Ford Explorer lỗi ốp trụ

Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia cho biết, đơn vị đang thực hiện giám sát chương trình triệu hồi gần 4.150 xe Ford Explorer do lỗi ốp bên ngoài trụ A.
Hơn 200 trường học trên cả nước áp dụng hệ thống lớp học thông minh Nexta

Hơn 200 trường học trên cả nước áp dụng hệ thống lớp học thông minh Nexta

Nexta (thuộc Masscom) khẳng định vai trò trong giáo dục số cho trẻ em qua 2 giải pháp: Hệ thống lớp học thông minh, máy tính bảng học tập cá nhân hóa eTeacher.
Honda Việt Nam triệu hồi 31 ‘xế phượt’ Africa Twin CRF1100

Honda Việt Nam triệu hồi 31 ‘xế phượt’ Africa Twin CRF1100

Honda Việt Nam vừa có thông báo về chương trình triệu hồi 31 xe mô tô Africa Twin CRF1100 do công ty nhập khẩu và phân phối bị lỗi hệ thống tay ga.
Ba

Ba 'ông lớn' trong làng ô tô Nhật Bản: Nissan, Honda, và Mitsubishi Motors để ngỏ khả năng 'về chung nhà'

Honda, Nissan và Mitsubishi Motors đã ký biên bản ghi nhớ để xem xét việc hợp nhất kinh doanh giữa ba công ty thông qua việc thành lập công ty cổ phần chung.
Embraer tham dự Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Embraer tham dự Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Embraer, tập đoàn hàng không vũ trụ toàn cầu, trưng bày danh mục máy bay và các giải pháp quốc phòng tại Triển lãm Quốc phòng Việt Nam từ 19/12 đến 22/12/2024.
Đại hội Honda Biker Rally 2025: Sự kiện quy tụ hơn 1.000 bikers trên khắp cả nước

Đại hội Honda Biker Rally 2025: Sự kiện quy tụ hơn 1.000 bikers trên khắp cả nước

Trong hai ngày 4 và 5/1/2025, đại hội mô tô Honda Biker Rally 2025 do Honda Việt Nam (HVN) tổ chức, sẽ chính thức diễn ra tại Công Viên Tam Giác, TP. Vũng Tàu.
Công bố 10 sự kiện khoa học và công nghệ nổi bật năm 2024

Công bố 10 sự kiện khoa học và công nghệ nổi bật năm 2024

Chiều 23/12/2024, Câu lạc bộ Nhà báo Khoa học và Công nghệ Việt Nam công bố kết quả bình chọn 10 sự kiện khoa học và công nghệ nổi bật năm 2024.
Tập đoàn ô tô đầu tư 168 triệu USD tại Việt Nam vượt mốc doanh số 3 triệu xe toàn cầu

Tập đoàn ô tô đầu tư 168 triệu USD tại Việt Nam vượt mốc doanh số 3 triệu xe toàn cầu

Tập đoàn Geely với dự án đầu tư 168 triệu USD tại Việt Nam vừa công bố đã vượt mốc doanh số 3 triệu xe ô tô toàn cầu trong năm 2024.
Doanh nghiệp ‘bắt tay’ nâng cao hiệu quả hợp tác trong lĩnh vực công nghệ dữ liệu

Doanh nghiệp ‘bắt tay’ nâng cao hiệu quả hợp tác trong lĩnh vực công nghệ dữ liệu

Sự hợp tác giữa DataStreams và Vietnam Post được kỳ vọng sẽ giúp khai thác sức mạnh dữ liệu để mang lại giá trị gia tăng cho khách hàng.
Đấu tranh quyết liệt ngăn chặn tin giả, thông tin xấu độc trên mạng xã hội

Đấu tranh quyết liệt ngăn chặn tin giả, thông tin xấu độc trên mạng xã hội

Trong thời gian qua, công tác đấu tranh, ngăn chặn tin giả, thông tin xấu độc trên mạng xã hội đã được thực hiện quyết liệt, cứng rắn, linh hoạt.
Trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội: Giải quyết các vấn đề thực tiễn qua nghiên cứu khoa học

Trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội: Giải quyết các vấn đề thực tiễn qua nghiên cứu khoa học

Để giải quyết vấn đề thực tiễn của doanh nghiệp, những năm qua Trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội đã đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học.
30 chiếc Suzuki Jimny tham gia cuộc đua địa hình từ TP. Hồ Chí Minh đến Đồng Nai

30 chiếc Suzuki Jimny tham gia cuộc đua địa hình từ TP. Hồ Chí Minh đến Đồng Nai

Ngày 14 - 15/12/2024, gần 30 chiếc Suzuki Jimny đã hội tụ tại sự kiện “Jimny Festival: Phiêu chất chơi, khơi trải nghiệm” do Việt Nam Suzuki tổ chức.
Các xu hướng đe dọa mạng mới cần theo dõi trong năm 2025 và sau đó

Các xu hướng đe dọa mạng mới cần theo dõi trong năm 2025 và sau đó

Theo Fortinet, năm 2025, hoạt động tội phạm mạng liên tục phát triển và từ năm 2025, xuất hiện một số xu hướng đặc biệt.
HPT D-DAY 2024: Chia sẻ công nghệ tiên tiến và chuyển đổi số cho doanh nghiệp

HPT D-DAY 2024: Chia sẻ công nghệ tiên tiến và chuyển đổi số cho doanh nghiệp

Sự kiện HPT D-Day góp phần thúc đẩy áp dụng công nghệ tiên tiến và chuyển đổi số, đem lại hiệu quả thiết thực cho các tổ chức, doanh nghiệp.
Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam đang bước sang giai đoạn mở rộng quy mô, chiều sâu

Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam đang bước sang giai đoạn mở rộng quy mô, chiều sâu

Tại Techfest Vĩnh Phúc 2024, Thứ trưởng Hoàng Minh cho hay, hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam đang bước sang giai đoạn mở rộng về quy mô và chiều sâu.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động